Qua bài thơ “Qua đèo Ngang”, Bà Huyện Thanh Quan đã sử dụng nghệ thuật đối cùng nghệ thuật đảo ngữ để gợi lên cảnh thiên nhiên đèo Ngang đồng thời bộc lộ được nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của mình. Bốn câu thơ đầu, tác giả gợi lên cảnh thiên nhiên đèo Ngang hiện lên hoang sơ heo hút, cuộc sống vắng vẻ, không gợi được cảm giác vui cho con người trong tâm trạng cô đơn. Đầu tiên, ở hai câu đề, khi tác giả mới bước tới Ngang lúc vào buổi chiều tà, đứng dưới đèo thấy cảnh vật hoang sơ, heo hút, cây cối phải chen chúc nhau mới có thể tồn tại. Sau đó, ở hai câu thực, khi điểm nhìn thay đổi, đứng trên cao ngắm xuống dưới và ra xa, tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ để gợi lên sự ấn tượng, thấy những người tiều phu vất vả phải còng lưng gánh củi, xa xa bên sông chỉ thưa thớt vài căn nhà. Bốn câu thơ cuối, tâm trạng của tác giả được bộc lộ gợi lên niềm hoài cổ và nỗi buồn cô đơn. Ở hai câu luận, khi tác giả nghe tiếng chim quốc và tiếng chim đa đa kêu, lòng lại xao xuyến nhớ nhà, nhó chồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc mà không thể nào xiết! Cuối cùng, ở hai câu kết, tác giả sử dụng hình ảnh đối, lấy cái bao la, mênh mông tương phản với cái nhỏ bé gợi lên nỗi buồn cô đơn, hướng vào nội tâm con người. Qua đó, thấy được cảnh thiên nhiên đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan.
Qua bài thơ “Qua đèo Ngang”, Bà Huyện Thanh Quan đã sử dụng nghệ thuật đối cùng nghệ thuật đảo ngữ để gợi lên cảnh thiên nhiên đèo Ngang đồng thời bộc lộ được nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của mình. Bốn câu thơ đầu, tác giả gợi lên cảnh thiên nhiên đèo Ngang hiện lên hoang sơ heo hút, cuộc sống vắng vẻ, không gợi được cảm giác vui cho con người trong tâm trạng cô đơn. Đầu tiên, ở hai câu đề, khi tác giả mới bước tới Ngang lúc vào buổi chiều tà, đứng dưới đèo thấy cảnh vật hoang sơ, heo hút, cây cối phải chen chúc nhau mới có thể tồn tại. Sau đó, ở hai câu thực, khi điểm nhìn thay đổi, đứng trên cao ngắm xuống dưới và ra xa, tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ để gợi lên sự ấn tượng, thấy những người tiều phu vất vả phải còng lưng gánh củi, xa xa bên sông chỉ thưa thớt vài căn nhà. Bốn câu thơ cuối, tâm trạng của tác giả được bộc lộ gợi lên niềm hoài cổ và nỗi buồn cô đơn. Ở hai câu luận, khi tác giả nghe tiếng chim quốc và tiếng chim đa đa kêu, lòng lại xao xuyến nhớ nhà, nhó chồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc mà không thể nào xiết! Cuối cùng, ở hai câu kết, tác giả sử dụng hình ảnh đối, lấy cái bao la, mênh mông tương phản với cái nhỏ bé gợi lên nỗi buồn cô đơn, hướng vào nội tâm con người. Qua đó, thấy được cảnh thiên nhiên đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan.