Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Em hãy phân tích bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Bài thơ tả cảnh buổi chiều trên Đèo Ngang. Đèo Ngang trước con mắt lữ khách khi vừa đặt chân tới:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Thiên nhiên như ùa đến trong tầm mắt tác giả, cảnh sắc tươi tắn, ưa nhìn, những sinh vật và đất đá nương tựa, xen lẫn nhau cũng có vẻ đông đúc:

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Nhưng sau sự cảm nhận đầu tiên ấy, tác giả đã có thì giờ buông tầm mắt ra xa, tìm đến thế giới con người.

Lẽ ra thiên nhiên có thêm con người phải sinh động, đẹp đẽ hơn nhưng ở đây sự điểm xuyết của mấy người hái củi thưa thớt, mấy quán chợ lơ thơ chỉ khiến cho cảnh vật thêm hiu hắt.

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Bà Huyện Thanh Quan đã nhìn bao quát toàn cảnh, bà còn cảm nhận về Đèo Ngang qua thính giác: tiếng chim quốc, tiếng chim đa đa vọng đến, rơi vào cái vắng vẻ tĩnh mịch của buổi chiều trên đèo.

Khung cảnh thiên nhiên ấy, hoàn cảnh lữ thứ ấy khiến cho tiếng chim gợi liên tưởng đến những từ đồng âm biểu hiện những ý nghĩa, những vấn đề hết sức sâu sắc và lớn lao: nhớ nước và thương nhà.

Thương nhà thì đã rõ, bà Huyện Thanh Quan có một thời được triệu về Huế làm chức Cung trung giáo tập.

Bà vốn người Nghi Tàm, Hà Nội (Bài thơ này có thể làm trong dịp vào cung đó). Một người phụ nữ phải rời nhà đi xa như thế, dù là đi làm quan, cũng ngổn ngang biết bao nỗi niềm.

Cái tiếng chim đa đa tha thiết khêu gợi biết bao. Nhưng còn cái tiếng khắc khoải của những con chim quốc. Điều đó không lấy gì làm chắc, bởi lẽ thời bà sống và làm quan, đất nước đã chuyển sang nhà Nguyễn đến thập kỉ thứ ba, thứ tư rồi.

Có điều, như các triều đại phong kiến khác, nhà Nguyễn bấy giờ đã bộc lộ những mặt tiêu cực, những chỗ yếu kém và cả những tội ác. Là một nhà thơ nhạy cảm, bà Huyện Thanh Quan hẳn có những điều buồn phiền, bất như ý về hiện thực xã hội. Cái nỗi đau lòng khi nhớ nước có lẽ chính là như thế, chính là sự nghĩ về hiện tình đất nước đương thời.

Và khi thiên nhiên đã đánh thức dậy trong lòng tác giả những mối suy tư lớn lao thì thiên nhiên bỗng như lùi xa, trả tác giả trở lại với chính tâm tư mình và chỉ có một mình:

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Qua Đèo Ngang trước tiên là bài thơ tả cảnh. Cảnh vật hiện ra phong phú dần theo bước chân người đi. Có cảnh sắc: cỏ cây, hoa lá, đá, tiều phu bên sườn núi, chợ bên sông, nhà; có âm thanh: tiếng quốc quốc, gia gia khắc khoải, dồn dập.

Và khi lên đến đỉnh đèo thì nhà thơ đã nhìn được một cách tổng quát, toàn thể: trời, non, nước. Cái mênh mông vô cùng và hùng vĩ ấy của thiên nhiên đã làm nhà thơ sững lại: dừng chân đứng lại.

Nhưng tả cảnh chỉ là một phần nhỏ ý nghĩa của bài thơ. Chính là bài thơ đã miêu tả rất rõ diễn biến tình cảm của tác giả khi qua con Đèo Ngang này.

Từ cảm nhận ban đầu, tình cảm của tác giả sâu lắng dần; qua sự tiếp nhận của mắt, của tai, những nỗi niềm tâm sự mỗi lúc một dồn nén để rồi chất chứa, cô đọng thành một nỗi buồn, nỗi cô đơn không thể cùng ai chia sẻ.

Hình ảnh một con người, lại là một người phụ nữ, đứng sừng sững giữa cảnh trời, nước, non cao, trong ánh chiều tà đơn độc biết bao!

Ở đây có sự tương phản: tương phản giữa thời gian khoảnh khắc (chiều sắp hết) và vũ trụ vô cùng; tương phản giữa không gian mênh mông hùng vĩ và con người lẻ loi đơn độc.

Sự tương phản ấy đã tạc vào cái vô cùng vô tận của không gian và thời gian: tâm trạng cô đơn, nỗi buồn vô hạn, và cả bóng hình nữ sĩ.

Qua Đèo Ngang là một bài thơ hay và sẽ bất tử với thời gian.

Có lẽ cho đến khi nào con đường Nam Bắc, còn Đèo Ngang thì những người qua đây nhiều người còn nhớ đến nữ sĩ và như còn mường tượng ra bức tượng bà đứng trên cao trội lên bóng chiếu trên đỉnh đèo.

Bài thơ tả cảnh buổi chiều trên Đèo Ngang. Đèo Ngang trước con mắt lữ khách khi vừa đặt chân tới:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Thiên nhiên như ùa đến trong tầm mắt tác giả, cảnh sắc tươi tắn, ưa nhìn, những sinh vật và đất đá nương tựa, xen lẫn nhau cũng có vẻ đông đúc:

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Nhưng sau sự cảm nhận đầu tiên ấy, tác giả đã có thì giờ buông tầm mắt ra xa, tìm đến thế giới con người.

Lẽ ra thiên nhiên có thêm con người phải sinh động, đẹp đẽ hơn nhưng ở đây sự điểm xuyết của mấy người hái củi thưa thớt, mấy quán chợ lơ thơ chỉ khiến cho cảnh vật thêm hiu hắt.

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Bà Huyện Thanh Quan đã nhìn bao quát toàn cảnh, bà còn cảm nhận về Đèo Ngang qua thính giác: tiếng chim quốc, tiếng chim đa đa vọng đến, rơi vào cái vắng vẻ tĩnh mịch của buổi chiều trên đèo.

Khung cảnh thiên nhiên ấy, hoàn cảnh lữ thứ ấy khiến cho tiếng chim gợi liên tưởng đến những từ đồng âm biểu hiện những ý nghĩa, những vấn đề hết sức sâu sắc và lớn lao: nhớ nước và thương nhà.

Thương nhà thì đã rõ, bà Huyện Thanh Quan có một thời được triệu về Huế làm chức Cung trung giáo tập.

Bà vốn người Nghi Tàm, Hà Nội (Bài thơ này có thể làm trong dịp vào cung đó). Một người phụ nữ phải rời nhà đi xa như thế, dù là đi làm quan, cũng ngổn ngang biết bao nỗi niềm.

Cái tiếng chim đa đa tha thiết khêu gợi biết bao. Nhưng còn cái tiếng khắc khoải của những con chim quốc. Điều đó không lấy gì làm chắc, bởi lẽ thời bà sống và làm quan, đất nước đã chuyển sang nhà Nguyễn đến thập kỉ thứ ba, thứ tư rồi.

Có điều, như các triều đại phong kiến khác, nhà Nguyễn bấy giờ đã bộc lộ những mặt tiêu cực, những chỗ yếu kém và cả những tội ác. Là một nhà thơ nhạy cảm, bà Huyện Thanh Quan hẳn có những điều buồn phiền, bất như ý về hiện thực xã hội. Cái nỗi đau lòng khi nhớ nước có lẽ chính là như thế, chính là sự nghĩ về hiện tình đất nước đương thời.

Và khi thiên nhiên đã đánh thức dậy trong lòng tác giả những mối suy tư lớn lao thì thiên nhiên bỗng như lùi xa, trả tác giả trở lại với chính tâm tư mình và chỉ có một mình:

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Qua Đèo Ngang trước tiên là bài thơ tả cảnh. Cảnh vật hiện ra phong phú dần theo bước chân người đi. Có cảnh sắc: cỏ cây, hoa lá, đá, tiều phu bên sườn núi, chợ bên sông, nhà; có âm thanh: tiếng quốc quốc, gia gia khắc khoải, dồn dập.

Và khi lên đến đỉnh đèo thì nhà thơ đã nhìn được một cách tổng quát, toàn thể: trời, non, nước. Cái mênh mông vô cùng và hùng vĩ ấy của thiên nhiên đã làm nhà thơ sững lại: dừng chân đứng lại.

Nhưng tả cảnh chỉ là một phần nhỏ ý nghĩa của bài thơ. Chính là bài thơ đã miêu tả rất rõ diễn biến tình cảm của tác giả khi qua con Đèo Ngang này.

Từ cảm nhận ban đầu, tình cảm của tác giả sâu lắng dần; qua sự tiếp nhận của mắt, của tai, những nỗi niềm tâm sự mỗi lúc một dồn nén để rồi chất chứa, cô đọng thành một nỗi buồn, nỗi cô đơn không thể cùng ai chia sẻ.

Hình ảnh một con người, lại là một người phụ nữ, đứng sừng sững giữa cảnh trời, nước, non cao, trong ánh chiều tà đơn độc biết bao!

Ở đây có sự tương phản: tương phản giữa thời gian khoảnh khắc (chiều sắp hết) và vũ trụ vô cùng; tương phản giữa không gian mênh mông hùng vĩ và con người lẻ loi đơn độc.

Sự tương phản ấy đã tạc vào cái vô cùng vô tận của không gian và thời gian: tâm trạng cô đơn, nỗi buồn vô hạn, và cả bóng hình nữ sĩ.

Qua Đèo Ngang là một bài thơ hay và sẽ bất tử với thời gian.

Có lẽ cho đến khi nào con đường Nam Bắc, còn Đèo Ngang thì những người qua đây nhiều người còn nhớ đến nữ sĩ và như còn mường tượng ra bức tượng bà đứng trên cao trội lên bóng chiếu trên đỉnh đèo.

Chọn tập
Bình luận