“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bốn câu thơ rất ngắn của “Bà chúa thơ Nôm” cũng đã tạo nên một bài thơ hoàn chỉnh về cả bố cục và nội dung. Bài thơ “Bánh trôi nước” đâu phải là để quảng cáo, truyền bá trong nhân dân ta một món ăn truyền thống dân tộc mà đây lại là những lợi tự bạch của nhà thơ trên danh nghĩa một người phụ nữ, muốn mượn “bánh trôi nước” để nói lên cuộc sống gian khổ, lận đận của bao người phụ nữ khác.
“Thân em” là từ ngữ chúng ta hay bắt gặp ở những bài ca dao, bài thơ, thường chỉ thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người. “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” đang nói lên số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, luôn có các thành kiến “trọng nam khinh nữ”, cuộc sống của người phụ nữ không để họ quyết đinh mà lại là sự định đoạt của một người đàn ông. Ở câu thơ cuối đã khẳng định được một điều rằng “người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình”. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình. Thật đáng xót thương cho thân phận éo le của người phụ nữ thời xưa.