Đêm nay, em không ngủ được. Nhìn ánh trăng lung linh, huyền ảo, em nhớ lại bài thơ Nguyên tiêu của Bác Hồ. Tác phẩm đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi em ngâm bài thơ, một cảnh trăng tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí, nhưng đẹp nhất vẫn là hình ảnh của một vị Cha già kính yêu, luôn lo cho “con”, luôn lo cho vận mệnh của đất nước. Bài mở đầu bằng hình ảnh “Kim dạ” có nghĩa là nửa đêm khiến độc giả cũng không mấy ngạc nhiên: phải khi việc nước đã tạm ngưng, Bác mới có những giây phút nghĩ ngơi quí báu mà thư thái cùng cảnh sông nước thiên nhiên thơ mộng khi màn đêm buông xuống.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt được viết tại chiến khu Việt Bắc như sau:
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”
Bài thơ được nhà thơ Xuân Thuỷ dịch là:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân.
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp giữa dòng sông ở chiến khu Việt Bắc:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Hai từ “lồng lộng” để nhấn mạnh cái rộng lớn và trong lành của trăng, một vầng trăng tròn, nổi bật lên giữ màu đên của đêm tối. Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khí thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Xuân, là mùa của của hi vọng, ước mơ và của sự hạnh phúc. Một không gian bao la, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân, một không gian bát ngát không giới hạn đâu là đâu, chỉ là màu của mùa xuân, chỉ là vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân tràn ngập đất trời.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân nhưng tấm lòng với thiên nhiên thơ mộng vẫn vậy:
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Trong bản gốc, Bác đã dùng từ “thâm xứ” nghĩa là nơi sâu thẳm, chứng tỏ đây là một cuộc họp hết sức quan trọng. Nhưng trong tình cảnh này mà Bác vẫn có thể quan tâm đến thiên nhiên chứng tỏ Bác có một tình cảm sâu nặng đối với thiên nhiên. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng sông. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya. Và Bác vẫn có thể sáng tác ra những thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng sông, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Con thuyền cách mạng đã trở thành con thuyền chở trăng. .Và trên con thuyền cũng chở một mặt trăng, một mặt trăng của đất nước Việt Nam, một đứa con của đất mẹ Việt Nam, Hồ Chí Minh. Một con thuyền chở hai mặt trăng, một mặt trăng của thiên nhiên và một mặt trăng của nhân loại.
Nhưng, Bác vẫn chưa thể ngắm hết được tinh hoa của đất trời Việt Nam, được vầng trăng của cảnh thanh bình, vì Bác vẫn còn một nhiệm vụ cao cả, là bảo vệ những tinh hoa quý báu ấy.
Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã dược hòa bình và tự do. Chúng ta có thể thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng ánh trăng và bài thơ Cảnh khuya sẽ luôn mang theo hình ảnh đẹp nhất của Bác đang thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng. “Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc.”Và “Cảnh khuya” cũng không chỉ là một bài thơ tả cảnh trăng, mà còn ẩn chứa một tâm hồn của Bác, một tâm hồn của thi sĩ ẩn trong một chiến sĩ cách mạng.