Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Em hãy viết bài văn chứng minh rằng Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Thiếu niên nhi đồng Việt Nam và cả những bạn thiếu niên nhi đồng thế giới luôn dành cho Bác Hồ một tình yêu thương bao la rộng lớn. Ngược lại Người cũng rất yêu thương thiếu niên nhi đồng, không chỉ những con người sống trên đất nước Việt Nam chung một nguồn gốc con Rồng cháu Tiên mà cả những em nhỏ thiếu niên nhi đồng quốc tế.

Tuy phải gánh vác rất nhiều công việc cùng một lúc nhưng lúc nào Bác cùng dành tình ywwu thương cho các em nhỏ, quan tâm đến đời sống, điều kiện học tập của thiếu niên nhi đồng cả nước. Trong những năm tháng còn hoạt động bí mật hoặc khi phải lập căn cứ cách mạng ở chiến khu Việt Bắc, Bác rất chú ý đến việc nhắc nhở các cô chú cùng làm việc chăm lo cho con cháu của họ. Có lần, thấy các cháu chơi đùa mà người lấm đất cát, mồ hôi Người đã tự tay múc nước tắm cho từng cháu một. Kháng chiến thành công, Bác càng quan tâm đến thiếu nhi hơn nữa. Chỉ vài ngày sau Cách mạng tháng Tám, Bác đã kí sắc lệnh thành lập cơ quan phụ trách việc học tập của thiếu niên nhi đồng cả nước. Trong ngày khai trường đầu tiên Bác đã gửi thư chúc mừng tới các em. Trong bức thư ấy có những dòng thật cảm động: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang được hay không chính là một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Những câu nói ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho hàng triệu người cháu nhỏ, động viên thiếu niên Việt Nam học tập, thi đua. Vào ngày Tết Trung thu, Người cũng viết những dòng thơ cảm động gửi tặng các cháu:

“Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu tỏ lòng mến thương”.

Cách quan tâm tận tình, tỉ mỉ ấy thật lớn lao như tình cảm người cha đối với con, như người ông dành cho những đứa cháu ruột thịt của mình. Chuyện còn kể rằng, một lần trên đường đi công tác, Bác đang ngồi trên xe ô tô đi qua một cổng trường. Lúc ấy đúng giờ tan học, các bạn học sinh ùa ra, Bác đã yêu cầu chú lái xe đỗ xe lại để nhường đường cho các cháu học sinh đi trước. Chuyện lại kể rằng một lần Bác đến thăm trại thiếu niên, Bác muốn tặng kẹo cho các cháu. Đến lượt bạn Tộ, bạn rụt rè không dám nhận vì “Thưa Bác cháu vẫn chưa ngoan ạ”. Bác cười xòa nói rằng như vậy Tộ vẫn xứng đáng được nhận kẹo vì biết nhận ra lỗi của mình… Lòng bao dung của Bác đối với các cháu thật vĩ đại nhường nào…

Đến khi sắp hoàn thành sứ mệnh cao cả của Người, đến lúc sắp nhắm mắt xuôi tay, trong di chúc thiêng liêng của mình, Người cũng để lại muôn vàn lời yêu thương, quý mến cho thiếu niên. Nhà thơ Tố Hữu khi về “Thăm cõi Bác xưa” từng nghẹ ngào thốt lên:

“Ô vẫn còn đây của các em

Chồng thư mới mở Bác đang xem

Chắc Người thương lắm lòng con trẻ

Nên để bâng khuâng gió động rèm”.

Điều đáng trân trọng là tấm lòng yêu thương thiếu nhi của Bác đã vượt không gian để chia sẻ cho thiếu nhi thế giới. Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người luôn dành những tình cảm nồng ấm nhất cho những cháu nhỏ Người gặp. Trong những câu chuyện về Bác, ta còn nhớ lá thư mà cậu bé Pôn – con một đồng chí người Pháp – đã gửi cho Bác gọi Bác là “chú Nguyễn” đầy trìu mến kèm theo đó là “một cái hôn thật kêu” vô cùng thân thiết. Pôn cũng kể lại bao kỉ niệm thân thương giữa hai chú cháu: cùng ngồi tâm sự, cùng ngồi chơi, cùng vui đùa với con chó Ma-ri-uýt… Đáng kinh ngạc là có những giây phút, tình thương thiếu nhi của Bác vượt qua cả nỗi thương mình. Trong những năm 1940, khi Bác bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, được chứng kiến cảnh một em bé phải cùng mẹ vào nhà lao ngồi tù thay bố, Người đã vô cùng xúc động viết nên thơ:

“Oa… oa… oa,

cha trốn không đi lính nước nhà

Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi

Phải theo mẹ đến ở nhà pha”

Lại có lần Bác đến một thành phố của Pháp, rời khỏi bàn tiệc, Người có cầm theo một quả táo. Điều đó khiến không ít người ngạc nhiên. Nhưng ngay khi gặp các cháu thiếu niên ùa ra đón, Bác đã bế lên tay cháu bé nhỏ nhất và tặng cháu trái táo. Mọi người cảm thấy vô cùng thú vị và vỗ tay tán thưởng. Cậu bé này sau đó về nhà đã giữ trái táo rất lâu, ai giục ăn cũng không ăn: em ấy muốn giữ “trái táo Bác Hồ” để làm kỉ niệm!

Tình thương của Bác đối với thiếu niên nhi đồng thật cao cả, mênh mông. Nhớ đến tình Bác, chúng cháu không chỉ yêu quý Người hơn mà còn biết chăm chỉ học hành xây dựng đất nước để đưa đất nước đi lên “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như điều mà Người hằng mong mỏi.

Người đã đi xa, rất xa so với chúng ta nhưng tình yêu thương dành cho thiếu niên nhi đồng vẫn còn nguyên vẹn. Tình cảm của Bác thể hiện từ những cử chỉ nhỏ nhất nhưng ấm áp, thiêng liêng đến vô cùng. Mỗi khi nhớ đến Bác không chỉ có các em thiếu nhi mà cả người lớn cũng trào dâng một nỗi nhớ thương đến nghẹn ngào, khôn xiết.

Thiếu niên nhi đồng Việt Nam và cả những bạn thiếu niên nhi đồng thế giới luôn dành cho Bác Hồ một tình yêu thương bao la rộng lớn. Ngược lại Người cũng rất yêu thương thiếu niên nhi đồng, không chỉ những con người sống trên đất nước Việt Nam chung một nguồn gốc con Rồng cháu Tiên mà cả những em nhỏ thiếu niên nhi đồng quốc tế.

Tuy phải gánh vác rất nhiều công việc cùng một lúc nhưng lúc nào Bác cùng dành tình ywwu thương cho các em nhỏ, quan tâm đến đời sống, điều kiện học tập của thiếu niên nhi đồng cả nước. Trong những năm tháng còn hoạt động bí mật hoặc khi phải lập căn cứ cách mạng ở chiến khu Việt Bắc, Bác rất chú ý đến việc nhắc nhở các cô chú cùng làm việc chăm lo cho con cháu của họ. Có lần, thấy các cháu chơi đùa mà người lấm đất cát, mồ hôi Người đã tự tay múc nước tắm cho từng cháu một. Kháng chiến thành công, Bác càng quan tâm đến thiếu nhi hơn nữa. Chỉ vài ngày sau Cách mạng tháng Tám, Bác đã kí sắc lệnh thành lập cơ quan phụ trách việc học tập của thiếu niên nhi đồng cả nước. Trong ngày khai trường đầu tiên Bác đã gửi thư chúc mừng tới các em. Trong bức thư ấy có những dòng thật cảm động: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang được hay không chính là một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Những câu nói ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho hàng triệu người cháu nhỏ, động viên thiếu niên Việt Nam học tập, thi đua. Vào ngày Tết Trung thu, Người cũng viết những dòng thơ cảm động gửi tặng các cháu:

“Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu tỏ lòng mến thương”.

Cách quan tâm tận tình, tỉ mỉ ấy thật lớn lao như tình cảm người cha đối với con, như người ông dành cho những đứa cháu ruột thịt của mình. Chuyện còn kể rằng, một lần trên đường đi công tác, Bác đang ngồi trên xe ô tô đi qua một cổng trường. Lúc ấy đúng giờ tan học, các bạn học sinh ùa ra, Bác đã yêu cầu chú lái xe đỗ xe lại để nhường đường cho các cháu học sinh đi trước. Chuyện lại kể rằng một lần Bác đến thăm trại thiếu niên, Bác muốn tặng kẹo cho các cháu. Đến lượt bạn Tộ, bạn rụt rè không dám nhận vì “Thưa Bác cháu vẫn chưa ngoan ạ”. Bác cười xòa nói rằng như vậy Tộ vẫn xứng đáng được nhận kẹo vì biết nhận ra lỗi của mình… Lòng bao dung của Bác đối với các cháu thật vĩ đại nhường nào…

Đến khi sắp hoàn thành sứ mệnh cao cả của Người, đến lúc sắp nhắm mắt xuôi tay, trong di chúc thiêng liêng của mình, Người cũng để lại muôn vàn lời yêu thương, quý mến cho thiếu niên. Nhà thơ Tố Hữu khi về “Thăm cõi Bác xưa” từng nghẹ ngào thốt lên:

“Ô vẫn còn đây của các em

Chồng thư mới mở Bác đang xem

Chắc Người thương lắm lòng con trẻ

Nên để bâng khuâng gió động rèm”.

Điều đáng trân trọng là tấm lòng yêu thương thiếu nhi của Bác đã vượt không gian để chia sẻ cho thiếu nhi thế giới. Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người luôn dành những tình cảm nồng ấm nhất cho những cháu nhỏ Người gặp. Trong những câu chuyện về Bác, ta còn nhớ lá thư mà cậu bé Pôn – con một đồng chí người Pháp – đã gửi cho Bác gọi Bác là “chú Nguyễn” đầy trìu mến kèm theo đó là “một cái hôn thật kêu” vô cùng thân thiết. Pôn cũng kể lại bao kỉ niệm thân thương giữa hai chú cháu: cùng ngồi tâm sự, cùng ngồi chơi, cùng vui đùa với con chó Ma-ri-uýt… Đáng kinh ngạc là có những giây phút, tình thương thiếu nhi của Bác vượt qua cả nỗi thương mình. Trong những năm 1940, khi Bác bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, được chứng kiến cảnh một em bé phải cùng mẹ vào nhà lao ngồi tù thay bố, Người đã vô cùng xúc động viết nên thơ:

“Oa… oa… oa,

cha trốn không đi lính nước nhà

Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi

Phải theo mẹ đến ở nhà pha”

Lại có lần Bác đến một thành phố của Pháp, rời khỏi bàn tiệc, Người có cầm theo một quả táo. Điều đó khiến không ít người ngạc nhiên. Nhưng ngay khi gặp các cháu thiếu niên ùa ra đón, Bác đã bế lên tay cháu bé nhỏ nhất và tặng cháu trái táo. Mọi người cảm thấy vô cùng thú vị và vỗ tay tán thưởng. Cậu bé này sau đó về nhà đã giữ trái táo rất lâu, ai giục ăn cũng không ăn: em ấy muốn giữ “trái táo Bác Hồ” để làm kỉ niệm!

Tình thương của Bác đối với thiếu niên nhi đồng thật cao cả, mênh mông. Nhớ đến tình Bác, chúng cháu không chỉ yêu quý Người hơn mà còn biết chăm chỉ học hành xây dựng đất nước để đưa đất nước đi lên “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như điều mà Người hằng mong mỏi.

Người đã đi xa, rất xa so với chúng ta nhưng tình yêu thương dành cho thiếu niên nhi đồng vẫn còn nguyên vẹn. Tình cảm của Bác thể hiện từ những cử chỉ nhỏ nhất nhưng ấm áp, thiêng liêng đến vô cùng. Mỗi khi nhớ đến Bác không chỉ có các em thiếu nhi mà cả người lớn cũng trào dâng một nỗi nhớ thương đến nghẹn ngào, khôn xiết.

Chọn tập
Bình luận