Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Biểu cảm 2 khổ thơ cuối bài Tiếng gà trưa: “Tiếng gà trưa/ Mang bao nhiêu hạnh phúc/ … /Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam vào những năm chống Mỹ. Các tác phẩm của bà thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và tình yêu quê hương, đất nước. Tình cảm quê hương thường rất sâu kín trong mỗi con người mà nhiều khi chỉ cần một sự việc bất ngờ, tình cảm ấy sẽ trỗi dậy quyết liệt. “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có lẽ được ra đời trong trường hợp như thế. Bài thơ đã để lại trong em nhiều ấn tượng mạnh mẽ.

Tiếng gà trưa đã gợi lên trong lòng người chiến sĩ bao nỗi nhớ cồn cào, da diết về tuổi thơ hạnh phúc bên người bà thân thương. Bởi vậy, tiếng gà trong chiến tranh khốc liệt có sức lay động lớn đối với tâm hồn những người cầm súng. Nó như một đòn bẩy tiếp sức cho từng bước chân người chiến sĩ như về với mái ấm gia đình, với người bà ở quê hương:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

Những điệp từ, những yếu tố màu sắc, những hình ảnh liệt kê, ví von đã miêu tả một cách sống động vẻ đẹp của đàn gà trong tâm tưởng. Hình ảnh đàn gà đối với chúng ta rất đỗi tầm thường nhưng với người lính trẻ thì đó là cả một tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ và cao quý. Dưới ánh nắng chói chang của buổi trưa, những cô gà mái mơ, mái vàng càng rực rỡ hơn tạo nên bức tranh đồng quê với những gam màu tươi sáng, vui vẻ. Trong bức tranh đó, dường như nổi bật nhất là hình ảnh đứa cháu nhỏ đang say sưa chỉ đếm đàn gà quấn quýt bên người bà trong niềm hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà vô cùng thiêng liêng. Đoạn 2 của bài thơ đã giúp em cảm nhận được hơi ấm của tình cảm giữa người với người, đặc biệt là tình bà cháu. Âm thanh giản dị của đồng quê cùng với hình ảnh người bà đã hòa cùng từng nhịp tim, từng dòng chảy cảm xúc khiến người chiến sĩ quên đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc đời:

“Có tiếng bà vẫn mắng:

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng.”

Nhớ bà, cháu nhớ từng cử chỉ, lời nói bà thế mẹ thay cha dạy dỗ, bảo ban cháu. Làm sao cháu quên được, bà ơi! Tiếng mắng yêu của bà vì tội “ nhìn gà đẻ”. Làm sao có thể quên được! Lời mắng ấy mới âu yếm, đáng yêu biết mấy, bởi lúc nào bà cũng muốn cháu mình được xinh đẹp. Đứa cháu thơ dại vì tò mò nên cứ đứng nhìn mãi cảnh cô gà cục tác đẻ trứng. Nhưng thỉnh thoảng, cháu lại rón rén vào trong lấy gương soi, lo lắng không biết có đốm trắng nào thình lình xuất hiện trên gương mặt mình không. Giờ đây, nhớ lại kỉ niệm ấy, lòng càng da diết nhớ bà hơn.

“ Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp.”

Thương lắm hình ảnh bà chắt chiu từng quả trứng, bà nhẹ nhàng cẩn trọng và nâng niu. Tình cảm của người bà đôn hậu dành hết cho con, cho cháu. Bà trong “Tiếng gà trưa” là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam dịu hiền, đảm đang, tần tảo vì người khác. Bao nhiêu hi vọng bà gửi trong bàn tay chịu thương chịu khó. Bởi vì một ngày nào đó, ổ trứng sẽ nở thành đàn gà đáng yêu.

“Cứ hàng năm hằng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới”

Đoạn thơ sử dụng nhiểu động từ đã thể hiện thật rõ nét nỗi lo lắng đến mất ăn mất ngủ của bà, sợ đàn gà bị mắc toi mỗi khi trời sương muối. “Để cuối năm bán gà, cháu được quần áo mới”, dường như cái giá lạnh của mùa đông càng làm nỗi ưu tư của bà thêm nặng trĩu. Bà không lo cho sức khỏe của bà mà lo cho cháu yêu, sợ phải nhìn thấy vẻ thất vọng của cháu nếu cuối năm không may được một bộ đồ tết mới. Bà dành dụm, chăm sóc cho đàn gà luôn khỏe mạnh để có thể thực hiện được ước mơ của đứa cháu nhỏ.

“Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt”

Thế là niềm mong mỏi của bà đã được thực hiện: cuối năm, bà được ngắm cháu xúng xính trong bộ quần áo mới. Những câu cảm thán và lối liệt kê đã miêu tả bộ quần áo thật tỉ mỉ. Từ màu sắc đến âm thanh, từ kích thước đến kiểu dáng, tất cả đã diễn tả một cách đầy đủ niềm vui rộn ràng trong lòng cháu. Nhìn thấy cháu hạnh phúc, tung tăng như một chú hươu con, làm lòng bà cũng thấy náo nức theo. Ôi! Món quà tuổi thơ “cái áo cánh trúc bâu”, “cái quần chéo go” là những món quà không quá đẹp, quá đắt tiền nhưng với cháu, đó là món quà đẹp nhất vì nó chứa đựng cả một biển trời yêu thương của bà. Những kỉ niệm bà cháu của tác giả bài thơ làm em bồi hồi nhớ về những kỉ niệm với bà của mình. Nhớ mỗi lần bị sốt, bà thức đêm vì em. Nhớ mỗi sáng đi học, bà dắt em tới trường…Bây giờ, em mới thực sự cảm thấy thấm thía tình bà cháu. Thơ của Xuân Quỳnh thật kì diệu, những chi tiết tuy hết sức đời thường nhưng lại làm cho người đọc phải suy ngẫm.

Hình ảnh bà và tiếng gà trưa mang thật nhiều ý nghĩa. Tiếng gà từng mang đến hạnh phúc và giấc mơ hồng của trẻ thơ:

“Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng”

Đoạn thơ còn thể hiện niềm khát khao về một cuộc sống hòa bình, không có chiến tranh trên quê hương người lính trẻ. Cứ tưởng rằng tiếng gà trưa chỉ đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ. Nhưng thật bất ngờ và thú vị khi những hồi ức ấy đã khẳng định, làm sâu sắc thêm những tình cảm trong hiện tại. Từ tình yêu bà nảy nở thành tình yêu quê hương, yêu tổ quốc. Đó là một chuỗi tình cảm liền mạch khiến bài thơ càng cảm động, có sức gợi thắm thía:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

Điệp từ “vì” đã nhấn mạnh mục đích cao đẹp, lớn lao của cuộc chiến đấu, giải phóng nửa phần đất nước, là động lực thúc giục người lính trẻ cầm chắc cây súng, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Tiếng gà trưa làm sáng lên trong tâm hồn tình yêu xóm làng, quê hương, yêu bà, yêu gia đình. Trái tim người lính trẻ luôn vững vàng niềm tin về một ngày mai có cuộc sống yên vui, hạnh phúc. Đoạn thơ giúp em cảm thấy biết ơn thế hệ đi trước, những giải phóng quân thời chống Mỹ đã đấu tranh vì hòa bình cho chúng em được sống trong niềm vui, hạnh phúc ngày hôm nay và mai sau.

Tiếng gà trưa là một bài thơ hay, tha thiết, ngọt ngào. Tiếng gà chính là tiếng gọi của quê hương, là tình hậu phương của anh bộ đội trong kháng chiến. Cảm ơn nhà thơ đã cho chúng em hiểu được những tình cảm tuy giản dị mà rất đỗi thiêng liêng. Những tình cảm mà trong cuộc sống hiện đại rất dễ bị quên lãng. Qua đó, em còn hiểu được ý chí quyết tâm chiến đấu vì quê hương của các bậc cha anh, từ đó cố gắng học tập và sống cho xứng đáng.

Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam vào những năm chống Mỹ. Các tác phẩm của bà thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và tình yêu quê hương, đất nước. Tình cảm quê hương thường rất sâu kín trong mỗi con người mà nhiều khi chỉ cần một sự việc bất ngờ, tình cảm ấy sẽ trỗi dậy quyết liệt. “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có lẽ được ra đời trong trường hợp như thế. Bài thơ đã để lại trong em nhiều ấn tượng mạnh mẽ.

Tiếng gà trưa đã gợi lên trong lòng người chiến sĩ bao nỗi nhớ cồn cào, da diết về tuổi thơ hạnh phúc bên người bà thân thương. Bởi vậy, tiếng gà trong chiến tranh khốc liệt có sức lay động lớn đối với tâm hồn những người cầm súng. Nó như một đòn bẩy tiếp sức cho từng bước chân người chiến sĩ như về với mái ấm gia đình, với người bà ở quê hương:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

Những điệp từ, những yếu tố màu sắc, những hình ảnh liệt kê, ví von đã miêu tả một cách sống động vẻ đẹp của đàn gà trong tâm tưởng. Hình ảnh đàn gà đối với chúng ta rất đỗi tầm thường nhưng với người lính trẻ thì đó là cả một tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ và cao quý. Dưới ánh nắng chói chang của buổi trưa, những cô gà mái mơ, mái vàng càng rực rỡ hơn tạo nên bức tranh đồng quê với những gam màu tươi sáng, vui vẻ. Trong bức tranh đó, dường như nổi bật nhất là hình ảnh đứa cháu nhỏ đang say sưa chỉ đếm đàn gà quấn quýt bên người bà trong niềm hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà vô cùng thiêng liêng. Đoạn 2 của bài thơ đã giúp em cảm nhận được hơi ấm của tình cảm giữa người với người, đặc biệt là tình bà cháu. Âm thanh giản dị của đồng quê cùng với hình ảnh người bà đã hòa cùng từng nhịp tim, từng dòng chảy cảm xúc khiến người chiến sĩ quên đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc đời:

“Có tiếng bà vẫn mắng:

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng.”

Nhớ bà, cháu nhớ từng cử chỉ, lời nói bà thế mẹ thay cha dạy dỗ, bảo ban cháu. Làm sao cháu quên được, bà ơi! Tiếng mắng yêu của bà vì tội “ nhìn gà đẻ”. Làm sao có thể quên được! Lời mắng ấy mới âu yếm, đáng yêu biết mấy, bởi lúc nào bà cũng muốn cháu mình được xinh đẹp. Đứa cháu thơ dại vì tò mò nên cứ đứng nhìn mãi cảnh cô gà cục tác đẻ trứng. Nhưng thỉnh thoảng, cháu lại rón rén vào trong lấy gương soi, lo lắng không biết có đốm trắng nào thình lình xuất hiện trên gương mặt mình không. Giờ đây, nhớ lại kỉ niệm ấy, lòng càng da diết nhớ bà hơn.

“ Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp.”

Thương lắm hình ảnh bà chắt chiu từng quả trứng, bà nhẹ nhàng cẩn trọng và nâng niu. Tình cảm của người bà đôn hậu dành hết cho con, cho cháu. Bà trong “Tiếng gà trưa” là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam dịu hiền, đảm đang, tần tảo vì người khác. Bao nhiêu hi vọng bà gửi trong bàn tay chịu thương chịu khó. Bởi vì một ngày nào đó, ổ trứng sẽ nở thành đàn gà đáng yêu.

“Cứ hàng năm hằng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới”

Đoạn thơ sử dụng nhiểu động từ đã thể hiện thật rõ nét nỗi lo lắng đến mất ăn mất ngủ của bà, sợ đàn gà bị mắc toi mỗi khi trời sương muối. “Để cuối năm bán gà, cháu được quần áo mới”, dường như cái giá lạnh của mùa đông càng làm nỗi ưu tư của bà thêm nặng trĩu. Bà không lo cho sức khỏe của bà mà lo cho cháu yêu, sợ phải nhìn thấy vẻ thất vọng của cháu nếu cuối năm không may được một bộ đồ tết mới. Bà dành dụm, chăm sóc cho đàn gà luôn khỏe mạnh để có thể thực hiện được ước mơ của đứa cháu nhỏ.

“Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt”

Thế là niềm mong mỏi của bà đã được thực hiện: cuối năm, bà được ngắm cháu xúng xính trong bộ quần áo mới. Những câu cảm thán và lối liệt kê đã miêu tả bộ quần áo thật tỉ mỉ. Từ màu sắc đến âm thanh, từ kích thước đến kiểu dáng, tất cả đã diễn tả một cách đầy đủ niềm vui rộn ràng trong lòng cháu. Nhìn thấy cháu hạnh phúc, tung tăng như một chú hươu con, làm lòng bà cũng thấy náo nức theo. Ôi! Món quà tuổi thơ “cái áo cánh trúc bâu”, “cái quần chéo go” là những món quà không quá đẹp, quá đắt tiền nhưng với cháu, đó là món quà đẹp nhất vì nó chứa đựng cả một biển trời yêu thương của bà. Những kỉ niệm bà cháu của tác giả bài thơ làm em bồi hồi nhớ về những kỉ niệm với bà của mình. Nhớ mỗi lần bị sốt, bà thức đêm vì em. Nhớ mỗi sáng đi học, bà dắt em tới trường…Bây giờ, em mới thực sự cảm thấy thấm thía tình bà cháu. Thơ của Xuân Quỳnh thật kì diệu, những chi tiết tuy hết sức đời thường nhưng lại làm cho người đọc phải suy ngẫm.

Hình ảnh bà và tiếng gà trưa mang thật nhiều ý nghĩa. Tiếng gà từng mang đến hạnh phúc và giấc mơ hồng của trẻ thơ:

“Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng”

Đoạn thơ còn thể hiện niềm khát khao về một cuộc sống hòa bình, không có chiến tranh trên quê hương người lính trẻ. Cứ tưởng rằng tiếng gà trưa chỉ đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ. Nhưng thật bất ngờ và thú vị khi những hồi ức ấy đã khẳng định, làm sâu sắc thêm những tình cảm trong hiện tại. Từ tình yêu bà nảy nở thành tình yêu quê hương, yêu tổ quốc. Đó là một chuỗi tình cảm liền mạch khiến bài thơ càng cảm động, có sức gợi thắm thía:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

Điệp từ “vì” đã nhấn mạnh mục đích cao đẹp, lớn lao của cuộc chiến đấu, giải phóng nửa phần đất nước, là động lực thúc giục người lính trẻ cầm chắc cây súng, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Tiếng gà trưa làm sáng lên trong tâm hồn tình yêu xóm làng, quê hương, yêu bà, yêu gia đình. Trái tim người lính trẻ luôn vững vàng niềm tin về một ngày mai có cuộc sống yên vui, hạnh phúc. Đoạn thơ giúp em cảm thấy biết ơn thế hệ đi trước, những giải phóng quân thời chống Mỹ đã đấu tranh vì hòa bình cho chúng em được sống trong niềm vui, hạnh phúc ngày hôm nay và mai sau.

Tiếng gà trưa là một bài thơ hay, tha thiết, ngọt ngào. Tiếng gà chính là tiếng gọi của quê hương, là tình hậu phương của anh bộ đội trong kháng chiến. Cảm ơn nhà thơ đã cho chúng em hiểu được những tình cảm tuy giản dị mà rất đỗi thiêng liêng. Những tình cảm mà trong cuộc sống hiện đại rất dễ bị quên lãng. Qua đó, em còn hiểu được ý chí quyết tâm chiến đấu vì quê hương của các bậc cha anh, từ đó cố gắng học tập và sống cho xứng đáng.

Chọn tập
Bình luận
1440
× sticky