Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Hãy giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Trong cuộc sống, tiền tài danh vọng hay vật chất xa hoa, tất cả rồi cũng sẽ mất đi. Chỉ có tấm lòng vị tha, tình yêu thương con người, cùng với thời gian sẽ không bao giờ biến mất, tiếp thêm sức mạnh cho cánh chim nhân ái bay xa khắp muôn phương không bao giờ mệt mỏi. Đạo lí cao đẹp ấy đã đi sâu vào trái tim khối óc của nhân dân ta từ ngàn đời nay, trở thành lời ca tiếng hát của dân gian khuyên nhủ con cháu đời sau phải biết yêu thương, giúp đỡ đồng bào của mình:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”​

…Chân lí cô đọng ở những hình ảnh quen thuộc, bình thường trong cuộc sống hàng ngày. “Nhiễu điều”, “giá gương”, hai hình ảnh giản dị mà ý nghĩa vô cùng sâu sắc. “Nhiễu điều” là một tấm vải đỏ che phủ bên ngoài chiếc “giá gương”, chỉ được dùng trong giới quý tộc. “Giá gương” là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo, được dùng để đỡ gương soi. Khi đặt tấm vải đỏ lên chiếc giá gương, tấm vải sẽ giữ cho tấm gương soi luôn sáng trong, không bị ố mờ bởi bụi bẩn. Nhưng ý nghĩa của chúng đâu chỉ quẩn quanh “tấm vải” và chiếc “giá đỡ gương soi”. “Nhiễu điều” tượng trưng cho những người có cuộc sống đủ đầy, ấm no, còn “giá gương” ý chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn, cần được bảo bọc, che chở. Từ những hình ảnh ẩn dụ trên, ông bà ta muốn gửi gắm vào câu ca dao một thông điệp rằng: Là người sống trong cùng một đất nước, một cộng đồng thì phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, đặc biệt là trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Bởi lẽ: “Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

….Vậy tại sao người trong cùng một nước phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau? Chúng ta sống trong cùng một đất nước, nghĩa là người cùng một dân tộc, đều được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, đều tự hào gọi nhau hai tiếng “đồng bào”. Năm mươi bốn dân tộc anh em, dù có ở đâu trên trái đất rộng lớn này, đều chảy trong tim cùng một dòng máu, đó là dòng máu Việt Nam.

….Trong cuộc sống, chúng ta phải có mối quan hệ mật thiết với những người xung quanh, không thể sống đơn độc một mình được. Đời người không phải lúc nào cũng thuận lợi mà có nhiều khó khăn, phong ba bão táp khiến nhiều người gục ngã. Những lúc như vậy, họ rất mong mỏi một cái nắm tay yêu thương của chúng ta đỡ họ dậy để tiếp tục con đường của mình. Giúp đỡ được một ai đó, ta thấy lòng mình vui sướng, hạnh phúc biết bao. Từ ấy, ta sẽ xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, đó chính là động lực thúc đẩy ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và có một cuộc sống vui vẻ.

….Tương thân tương ái xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa, mang một giá trị đạo đức, đem lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Có lẽ vì vậy, đạo lí ấy vẫn được giữ gìn và phát huy đến hiện nay,đã giúp nhân dân ta vượt qua bao dịch bệnh, đói kém, chiến tranh tưởng chừng không thể qua nổi.

….Lịch sử bốn nghìn năm của ta đã chứng minh tinh thần đoàn kết, đùm bọc, yêu thương lẫn nhau để đánh đuổi giặc ngoại xâm, cho đến hiện nay là những lần ủng hộ vật chất, tinh thần mỗi khi nghe tin một vùng nào đó trên đất nước bị lũ lụt thiên tai. Hiện nay cũng có những hành động thiết thực và ý nghĩa như hoạt động “Hiến máu nhân đạo” hay các chương trình truyền hình giàu tính nhân văn như “Vượt lên chính mình”, “Điều ước thứ bảy”, “Vì bạn xứng đáng” với mục đích đều là giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh để họ vượt qua khó khăn, gian khổ. Đó quả là những tấm gương sáng mà chúng ta cần phải noi theo.

….Thời thế thay đổi, con người đổi thay. Khi cuộc sống trở nên hiện đại hơn, con người ta bị cuốn vào guồng quay vô tận của của những bộn bề lo toan, trở nên thờ ơ, vô cảm với những mảnh đời bất hạnh xung quanh, chỉ biết nghĩ đến lợi ích riêng mình. Cũng có những người luôn luôn ỷ lại, dựa dẫm vào lòng thương cảm của người khác mà không tự hoàn thiện bản thân. Thật đáng phê phán!

….Vậy chúng ta phải hành động thế nào để phát huy truyền thống nhân nghĩa ấy? Trong gia đình, chúng ta phải kính trọng ông bà, cha mẹ, yêu thương anh em của mình. Không chỉ bó hẹp trong gia đình, mà rộng ra là làng xóm, đất nước và cả cộng đồng, xã hội. Là hàng xóm thì “tắt lửa tối đèn có nhau”, đối với thầy cô thì cần phải lễ phép, vâng lời. Hãy sẵn sàng giúp đỡ, chia ngọt sẻ bùi với bạn bè hoặc những người kém may mắn hơn bằng khả năng của mình. Tình yêu thương sẽ gắn kết con người lại với nhau, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc. Điều đó đâu quá khó mà hoàn toàn nằm trong khả năng của mỗi chúng ta đấy.

….Câu ca dao trên nhẹ nhàng mà ý tình thật sâu sắc, là nghĩa cử cao đẹp sáng ngời đến ngàn năm. Nó như một lời khuyên chân thành, nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, đùm bọc những người xung quanh. Hãy luôn giữ trong mình tấm lòng nhân ái, sống vì người khác để xây dựng đất nước, xã hội tốt đẹp hơn. Một người nhiều tiền trong tay chưa chắc đã giàu có. Biết yêu thương con người, giúp đỡ, đồng cảm với những khó khăn, gian khổ của người khác mới là kẻ giàu sang và hạnh phúc nhất thiên hạ.

Trong cuộc sống, tiền tài danh vọng hay vật chất xa hoa, tất cả rồi cũng sẽ mất đi. Chỉ có tấm lòng vị tha, tình yêu thương con người, cùng với thời gian sẽ không bao giờ biến mất, tiếp thêm sức mạnh cho cánh chim nhân ái bay xa khắp muôn phương không bao giờ mệt mỏi. Đạo lí cao đẹp ấy đã đi sâu vào trái tim khối óc của nhân dân ta từ ngàn đời nay, trở thành lời ca tiếng hát của dân gian khuyên nhủ con cháu đời sau phải biết yêu thương, giúp đỡ đồng bào của mình:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”​

…Chân lí cô đọng ở những hình ảnh quen thuộc, bình thường trong cuộc sống hàng ngày. “Nhiễu điều”, “giá gương”, hai hình ảnh giản dị mà ý nghĩa vô cùng sâu sắc. “Nhiễu điều” là một tấm vải đỏ che phủ bên ngoài chiếc “giá gương”, chỉ được dùng trong giới quý tộc. “Giá gương” là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo, được dùng để đỡ gương soi. Khi đặt tấm vải đỏ lên chiếc giá gương, tấm vải sẽ giữ cho tấm gương soi luôn sáng trong, không bị ố mờ bởi bụi bẩn. Nhưng ý nghĩa của chúng đâu chỉ quẩn quanh “tấm vải” và chiếc “giá đỡ gương soi”. “Nhiễu điều” tượng trưng cho những người có cuộc sống đủ đầy, ấm no, còn “giá gương” ý chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn, cần được bảo bọc, che chở. Từ những hình ảnh ẩn dụ trên, ông bà ta muốn gửi gắm vào câu ca dao một thông điệp rằng: Là người sống trong cùng một đất nước, một cộng đồng thì phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, đặc biệt là trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Bởi lẽ: “Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

….Vậy tại sao người trong cùng một nước phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau? Chúng ta sống trong cùng một đất nước, nghĩa là người cùng một dân tộc, đều được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, đều tự hào gọi nhau hai tiếng “đồng bào”. Năm mươi bốn dân tộc anh em, dù có ở đâu trên trái đất rộng lớn này, đều chảy trong tim cùng một dòng máu, đó là dòng máu Việt Nam.

….Trong cuộc sống, chúng ta phải có mối quan hệ mật thiết với những người xung quanh, không thể sống đơn độc một mình được. Đời người không phải lúc nào cũng thuận lợi mà có nhiều khó khăn, phong ba bão táp khiến nhiều người gục ngã. Những lúc như vậy, họ rất mong mỏi một cái nắm tay yêu thương của chúng ta đỡ họ dậy để tiếp tục con đường của mình. Giúp đỡ được một ai đó, ta thấy lòng mình vui sướng, hạnh phúc biết bao. Từ ấy, ta sẽ xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, đó chính là động lực thúc đẩy ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và có một cuộc sống vui vẻ.

….Tương thân tương ái xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa, mang một giá trị đạo đức, đem lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Có lẽ vì vậy, đạo lí ấy vẫn được giữ gìn và phát huy đến hiện nay,đã giúp nhân dân ta vượt qua bao dịch bệnh, đói kém, chiến tranh tưởng chừng không thể qua nổi.

….Lịch sử bốn nghìn năm của ta đã chứng minh tinh thần đoàn kết, đùm bọc, yêu thương lẫn nhau để đánh đuổi giặc ngoại xâm, cho đến hiện nay là những lần ủng hộ vật chất, tinh thần mỗi khi nghe tin một vùng nào đó trên đất nước bị lũ lụt thiên tai. Hiện nay cũng có những hành động thiết thực và ý nghĩa như hoạt động “Hiến máu nhân đạo” hay các chương trình truyền hình giàu tính nhân văn như “Vượt lên chính mình”, “Điều ước thứ bảy”, “Vì bạn xứng đáng” với mục đích đều là giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh để họ vượt qua khó khăn, gian khổ. Đó quả là những tấm gương sáng mà chúng ta cần phải noi theo.

….Thời thế thay đổi, con người đổi thay. Khi cuộc sống trở nên hiện đại hơn, con người ta bị cuốn vào guồng quay vô tận của của những bộn bề lo toan, trở nên thờ ơ, vô cảm với những mảnh đời bất hạnh xung quanh, chỉ biết nghĩ đến lợi ích riêng mình. Cũng có những người luôn luôn ỷ lại, dựa dẫm vào lòng thương cảm của người khác mà không tự hoàn thiện bản thân. Thật đáng phê phán!

….Vậy chúng ta phải hành động thế nào để phát huy truyền thống nhân nghĩa ấy? Trong gia đình, chúng ta phải kính trọng ông bà, cha mẹ, yêu thương anh em của mình. Không chỉ bó hẹp trong gia đình, mà rộng ra là làng xóm, đất nước và cả cộng đồng, xã hội. Là hàng xóm thì “tắt lửa tối đèn có nhau”, đối với thầy cô thì cần phải lễ phép, vâng lời. Hãy sẵn sàng giúp đỡ, chia ngọt sẻ bùi với bạn bè hoặc những người kém may mắn hơn bằng khả năng của mình. Tình yêu thương sẽ gắn kết con người lại với nhau, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc. Điều đó đâu quá khó mà hoàn toàn nằm trong khả năng của mỗi chúng ta đấy.

….Câu ca dao trên nhẹ nhàng mà ý tình thật sâu sắc, là nghĩa cử cao đẹp sáng ngời đến ngàn năm. Nó như một lời khuyên chân thành, nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, đùm bọc những người xung quanh. Hãy luôn giữ trong mình tấm lòng nhân ái, sống vì người khác để xây dựng đất nước, xã hội tốt đẹp hơn. Một người nhiều tiền trong tay chưa chắc đã giàu có. Biết yêu thương con người, giúp đỡ, đồng cảm với những khó khăn, gian khổ của người khác mới là kẻ giàu sang và hạnh phúc nhất thiên hạ.

Chọn tập
Bình luận