Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Em hãy viết bài văn chứng minh Tiếng Việt giàu và đẹp

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Ca dao xưa có câu: Nửa đêm giờ tý canh ba/ Vợ tôi con gái đàn bà nữ nhi. Vui đùa thôi, nhưng là cái vui của sự giàu có tiếng nói. Câu lục sáu tiếng đều là chỉ một khoảnh khắc thời gian. Câu bát tám tiếng đều là chỉ một phái tính.

Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay, thầy nói vui: tiếng Việt có thể còn hạn chế về các từ chỉ những khái niệm trừu tượng, khái quát, nhưng lại rất giàu các sắc thái biểu hiện từ. Riêng một từ đen thôi, mắt đen gọi là mắt huyền, răng đen là răng hạt na, quần đen của phụ nữ là quần thâm, ngựa đen là ngựa ô, chó đen là chó mực, đũa đen là đũa mun. Đấy là chưa kể các sắc độ của màu sắc nữa, ví như cũng là “đen” nhưng có biết bao loại: đen nhánh, đen tuyền, đen kịt, đen thẫm, đen thui… Học trò nước ngoài nghe thế kêu trời, bảo học tiếng Việt khó, khó quá.

Mà khó là phải. Một dịch giả nước ngoài dịch hai câu thơ của Nguyễn Khuyến Rượu ngon không có bạn hiền/ Không mua không phải không tiền không mua thành ra Fine wine, but no good friends/ So I buy none though I have the money thì chỉ còn là xác chữ, bởi tất cả tinh thần cảm xúc của câu thơ và của tác giả nằm ở năm chữ “không” của tiếng Việt đã không tải được qua tiếng Anh.

Bạn tôi kể con bạn học câu của Lenin “học, học nữa, học mãi”, buột miệng nói “học, học nữa, học miết”, đổi “mãi” thành “miết” ý nghĩa khác ngay, ý vị khác ngay, nghe rất thời sự. Mà câu đó người dịch nào đã khéo chuyển động từ учumься (học tập) được lặp lại ba lần trong bài viết của Lenin thành ba cấp độ khác nhau trong tiếng Việt.

Nhà văn Tô Hoài có một đoạn văn ngắn tả cảnh làng quê mùa đông với các sắc vàng khác nhau đọc lên thấy khoái mắt, khoái tai, khoái vị. Một đoạn văn đáng làm mẫu mực về tiếng Việt đẹp và giàu:

“Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy trời có vàng hơn thường khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng xẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa như những đuôi áo, vạt áo.

Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vãy vãy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngần phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng dòn. Quanh đó, con gà con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác, cây lựu có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe dậu, lộ ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả, đượm một màu trù phú, đầm ấm lạ lùng”

Nhà thơ Phạm Huy Thông (1916-1988) có dịch hai câu thơ của thi sĩ Anh Lord Byron thật tài tình trong tiếng Việt: Fare thee well! and if for ever/ Still for ever, fare thee well! – Xin chia tay! Và nếu là mãi mãi/ Thêm một lần, xin mãi mãi chia tay!

Tiếng Việt cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội vẫn theo kịp thời đại, vẫn tự biết làm giàu mình bằng những phương cách tạo từ, vay mượn, nhưng không đánh mất cái vốn có của mình. Sự giàu và cái đẹp của tiếng Việt có thể nói được nhiều. Chúng ta không đóng cửa tiếng Việt giao lưu với bên ngoài, với các thứ tiếng khác. Nhưng là người Việt, chủ sở hữu tiếng Việt, mỗi chúng ta hãy biết yêu quý, trân trọng, giữ gìn và phát triển thứ của cải vô cùng quý báu này của dân tộc.

“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn” – câu nói của học giả Phạm Quỳnh đầu thế kỷ 20 đáng được trân trọng vì lòng yêu tiếng Việt, nước Việt.

Nếu bạn có phút giây nào quên lãng chăm sóc tiếng ta thì mời bạn đọc đoạn văn sau đây của Conor Lauesen, một thanh niên Mỹ 24 tuổi đang làm nghiên cứu sinh về chữ quốc ngữ của Việt Nam

“Đối với bản thân tôi, buổi chiều là thời gian chầm chậm, buồn rầu, là quãng thời gian kể từ lúc mặt trời ở cao cao trên đỉnh bầu trời dần dần lặn xuống thấp. Buổi sáng và buổi tối hình như có vẻ rất “na ta xa” cho nên ai cũng so sánh về vị trí, vai trò, ý nghĩa của mình trong cuộc sống. Hình như buổi chiều mở rộng cơ hội để con người ta nghĩ một cách lan man không cụ thể, để hi vọng điều tốt đẹp và tưởng tượng ra một vài viễn cảnh khác hẳn với hoàn cảnh mình đang sống.

Viết và nghĩ như thế thì buổi chiều thành một thời gian hơi hơi buồn, thời gian khiến cho ta dễ bị tổn thương và thay đổi, là thời gian dành riêng cho những nghệ sĩ, họa sĩ, nhà văn và ai đó có đầu óc dễ suy nghĩ sâu hơn so với vẻ bề ngoài.

Viết như vậy làm cho tôi nhớ ra câu nói: “Mà buổi chiều thì làm sao cơ chứ?”. Đây là câu hỏi của người nữ họa sĩ thông minh, sâu sắc và nội tâm về những vấn đề bức xúc, thắc mắc mà mới hiện ra trong xã hội ở VN. Tôi hay nghĩ về câu nói đó để rồi sau đó tôi cũng đồng tình luôn và cũng muốn khám phá sâu rộng hơn để cố tìm hiểu tốt hơn. Cảm xúc của cô ấy không chỉ gần chạm tới trái tim của tôi…”.

Một người nước ngoài, là người trẻ tuổi, lại ở Việt nam chưa lâu, viết được tiếng Việt như vậy, chúng ta nghĩ sao?

Ca dao xưa có câu: Nửa đêm giờ tý canh ba/ Vợ tôi con gái đàn bà nữ nhi. Vui đùa thôi, nhưng là cái vui của sự giàu có tiếng nói. Câu lục sáu tiếng đều là chỉ một khoảnh khắc thời gian. Câu bát tám tiếng đều là chỉ một phái tính.

Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay, thầy nói vui: tiếng Việt có thể còn hạn chế về các từ chỉ những khái niệm trừu tượng, khái quát, nhưng lại rất giàu các sắc thái biểu hiện từ. Riêng một từ đen thôi, mắt đen gọi là mắt huyền, răng đen là răng hạt na, quần đen của phụ nữ là quần thâm, ngựa đen là ngựa ô, chó đen là chó mực, đũa đen là đũa mun. Đấy là chưa kể các sắc độ của màu sắc nữa, ví như cũng là “đen” nhưng có biết bao loại: đen nhánh, đen tuyền, đen kịt, đen thẫm, đen thui… Học trò nước ngoài nghe thế kêu trời, bảo học tiếng Việt khó, khó quá.

Mà khó là phải. Một dịch giả nước ngoài dịch hai câu thơ của Nguyễn Khuyến Rượu ngon không có bạn hiền/ Không mua không phải không tiền không mua thành ra Fine wine, but no good friends/ So I buy none though I have the money thì chỉ còn là xác chữ, bởi tất cả tinh thần cảm xúc của câu thơ và của tác giả nằm ở năm chữ “không” của tiếng Việt đã không tải được qua tiếng Anh.

Bạn tôi kể con bạn học câu của Lenin “học, học nữa, học mãi”, buột miệng nói “học, học nữa, học miết”, đổi “mãi” thành “miết” ý nghĩa khác ngay, ý vị khác ngay, nghe rất thời sự. Mà câu đó người dịch nào đã khéo chuyển động từ учumься (học tập) được lặp lại ba lần trong bài viết của Lenin thành ba cấp độ khác nhau trong tiếng Việt.

Nhà văn Tô Hoài có một đoạn văn ngắn tả cảnh làng quê mùa đông với các sắc vàng khác nhau đọc lên thấy khoái mắt, khoái tai, khoái vị. Một đoạn văn đáng làm mẫu mực về tiếng Việt đẹp và giàu:

“Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy trời có vàng hơn thường khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng xẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa như những đuôi áo, vạt áo.

Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vãy vãy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngần phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng dòn. Quanh đó, con gà con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác, cây lựu có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe dậu, lộ ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả, đượm một màu trù phú, đầm ấm lạ lùng”

Nhà thơ Phạm Huy Thông (1916-1988) có dịch hai câu thơ của thi sĩ Anh Lord Byron thật tài tình trong tiếng Việt: Fare thee well! and if for ever/ Still for ever, fare thee well! – Xin chia tay! Và nếu là mãi mãi/ Thêm một lần, xin mãi mãi chia tay!

Tiếng Việt cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội vẫn theo kịp thời đại, vẫn tự biết làm giàu mình bằng những phương cách tạo từ, vay mượn, nhưng không đánh mất cái vốn có của mình. Sự giàu và cái đẹp của tiếng Việt có thể nói được nhiều. Chúng ta không đóng cửa tiếng Việt giao lưu với bên ngoài, với các thứ tiếng khác. Nhưng là người Việt, chủ sở hữu tiếng Việt, mỗi chúng ta hãy biết yêu quý, trân trọng, giữ gìn và phát triển thứ của cải vô cùng quý báu này của dân tộc.

“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn” – câu nói của học giả Phạm Quỳnh đầu thế kỷ 20 đáng được trân trọng vì lòng yêu tiếng Việt, nước Việt.

Nếu bạn có phút giây nào quên lãng chăm sóc tiếng ta thì mời bạn đọc đoạn văn sau đây của Conor Lauesen, một thanh niên Mỹ 24 tuổi đang làm nghiên cứu sinh về chữ quốc ngữ của Việt Nam

“Đối với bản thân tôi, buổi chiều là thời gian chầm chậm, buồn rầu, là quãng thời gian kể từ lúc mặt trời ở cao cao trên đỉnh bầu trời dần dần lặn xuống thấp. Buổi sáng và buổi tối hình như có vẻ rất “na ta xa” cho nên ai cũng so sánh về vị trí, vai trò, ý nghĩa của mình trong cuộc sống. Hình như buổi chiều mở rộng cơ hội để con người ta nghĩ một cách lan man không cụ thể, để hi vọng điều tốt đẹp và tưởng tượng ra một vài viễn cảnh khác hẳn với hoàn cảnh mình đang sống.

Viết và nghĩ như thế thì buổi chiều thành một thời gian hơi hơi buồn, thời gian khiến cho ta dễ bị tổn thương và thay đổi, là thời gian dành riêng cho những nghệ sĩ, họa sĩ, nhà văn và ai đó có đầu óc dễ suy nghĩ sâu hơn so với vẻ bề ngoài.

Viết như vậy làm cho tôi nhớ ra câu nói: “Mà buổi chiều thì làm sao cơ chứ?”. Đây là câu hỏi của người nữ họa sĩ thông minh, sâu sắc và nội tâm về những vấn đề bức xúc, thắc mắc mà mới hiện ra trong xã hội ở VN. Tôi hay nghĩ về câu nói đó để rồi sau đó tôi cũng đồng tình luôn và cũng muốn khám phá sâu rộng hơn để cố tìm hiểu tốt hơn. Cảm xúc của cô ấy không chỉ gần chạm tới trái tim của tôi…”.

Một người nước ngoài, là người trẻ tuổi, lại ở Việt nam chưa lâu, viết được tiếng Việt như vậy, chúng ta nghĩ sao?

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky