“Cha mẹ cho em một hình hài
Thầy cô cho em cả kiến thức
Và theo tháng năm em lơn nhanh
Ai cũng mong sao em thành người”
Mỗi khi câu hát ấy vang lên, tôi lại nhớ đến hình ảnh cô giáo đã chủ nhiệm tôi 5 năm dưới mái trường tiểu học – cô Trương Thúy Hoa.
Cô Hoa năm nay khoảng 32 tuổi. cô có khuôn mặt trái xoan mịn màng và mái tóc đen dài thẳng mượt, lúc nào cũng thoang thoảng một mùi thơm dễ chịu. đôi mắt bồ câu của cô luôn ánh lên một vẻ gì đó rất ấm áp, gần gũi, khiến chúng tôi quên hẳn đi cái rụt rè, lo sợ, hốt hoảng của cái ngày đầu tiên tới trường mà bắt đầu ngay buổi học. bờ môi cô hồng tươi, hay nở một nụ cười dịu dàng mỗi khi cô bước vào lớp để lộ ra hàm răng trắng và đều đặn. dáng người cô nhỏ nhỏ, thon thon. tuy đã qua tuổi “thanh xuân” lâu rồi nhưng nom cô còn trẻ lắm.
Thầy cô – hai tiếng thật thiêng liêng, đáng quý. tôi thật hạnh phúc khi đã may mắn hơn bao bạn nhỏ khác, được cắp sách đến trường, được nói hai tiếng “thầy cô” và quan trọng hơn là tôi đã có thêm một người mẹ, luôn tận tụy và dạy dỗ, yêu thương tôi hết lòng. thật thương thay cho những kẻ ngu muội, mù quáng đã chà đạp lên tình yêu thương đó.
Ôi! làm sao tôi có thể quên được ánh mắt ấm áp của cô Hoa, luôn dõi theo từng đứa học trò suốt quãng đời học sinh và khi đã khôn lớn, trưởng thành, làm sao tôi có thể quên được giọng nói truyền cảm, gần gũi của cô đã dìu dắt chúng tôi vào những bài học bổ ích, bước vào kho tàng tri thức của nhân loại. hình ảnh cô thướt tha trong tà áo dài duyên dáng sẽ mãi mãi in sâu trong kí ức tôi đến suốt cuộc đời.
Nhưng, khó quên nhất có lẽ là nụ cười mà cô dành cho chúng tôi. nụ cười ấy, không phải là một thứ quá xa xỉ, cũng không phải là một thứ quá tầm thường. đối với riêng tôi, nó là một thứ vô cùng quan trọng. nụ cười ấy là nụ cười khích lệ mỗi khi tôi được điểm cao, làm được việc tốt, là nụ cười an ủỉ, vỗ về sau những lần tôi vấp ngã, thất bại. mỗi khi nhìn thấy cô nở nụ cười, tôi hạnh phúc đến nhường nào. tôi có cảm giác như mình vừa bước qua một thế giới hoàn toàn khác, không có buồn tủi, khổ đau nào hết. cô ơi! cô có biết không? chính nụ cười tưởng chừng như nhỏ bé, tầm thường kia lại chính là ngọn lửa hồng sưởi ấm con tim chúng em, là nguồn động lực rất lớn giúp chúng em bước tiếp vào đời sau những lần vấp ngã. cuộc đời tôi sẽ buồn chán đến nhường nào nếu vắng nụ cười ấy? tôi không dám nghĩ và cũng không dám trả lời.
Tuy đã 7 năm trôi qua nhưng trong kí ức tôi vẫn còn vẹn nguyên cái lần đầu tiên tôi bước qua cánh cổng trường. lúc ấy, tôi đã run sợ đến nhường nào! chính đôi bàn tay ấm áp, thân thương của cô đã dắt tôi vào lớp học, cầm tay tôi viết những nét chữ run run, nguệc ngoạc đầu tiên. đôi bàn tay ấy không mềm mại, trắng trẻo mà là đôi bàn tay đầy những vết chai sần, khô ráp. cô đâu chỉ đứng trên bục giảng? người mẹ ấy còn phải lo việc đồng áng, chăm lo cho đàn con của mình từng miếng ăn, giấc ngủ. nhưng sao đối với tôi, nó lại thân thương quá vậy? chắc vì đó là đôi bàn tay đã dắt tôi vào cuộc đời học sinh đầy niềm vui và điều kì diệu này, khoảng thời gian mà có lẽ là đẹp nhất trong kí ức vủa mỗi người.
Mỗi khi tôi không học bài hay gây gổ với bạn, thất lễ với thầy cô, vẫn là khuôn mặt thân quen ấy, vẫn là cái dáng người thân thuộc ấy nhưng nụ cười đã không còn nở trên môi cô. thay vào đó là vẻ mặt nghiêm nghị, ẩn sâu trong đó là một nỗi buồn sâu thẳm, thất vọng. cô không nói, cũng không mắng mỏ gì, nhưng sao tôi thấy ân hận quá vậy? tôi không dám nhìn vào mắt cô, mà chỉ biết tự trách mình lần sau không được như thế nữa.
Ôi! nhớ làm sao cái ngày tôi mới bước vào ngôi trường Bùi Thị Xuân bé nhỏ này, có biết bao điều mới mẻ, lạ lẫm, pha chút chơi vơi, hốt hoảng. rồi từng ngày, từng ngày trôi qua, tôi cảm thấy sao mà yêu mến nơi này quá. nó là ngôi trường thứ hai của tôi, là nơi tôi có thêm người mẹ thứ hai – co Hoa, người đã tận tụy truyền đạt cho tôi không chỉ kiến thức khoa học mà còn là đức tính cần cù, chịu khó; đã dạy cho tôi thế nào là yêu thương, là hòa nhã, là khoan dung, độ lượng. cô còn là nhịp cầu nối vô hình giúp tôi – một cô bé rụt rè, hay khóc trở nên vui vẻ, hòa đồng, xích lại gần bạn bè hơn. hình ảnh đó đã khắc sâu vào tâm trí tôi từ lúc nào mà tôi không hề hay biết.
Vì không đi học mẫu giáo nên ngày đầu tiên đi học đới với tôi chẳng dễ dàng chút nào. viết rồi tẩy, viết rồi lại tẩy, tôi loay hoay mãi mà không viết được, nên ngồi khóc. cô đã dỗ danh tôi, đôi bàn tay cô càm lất tay tôi viết từng chữ, từng chữ. cô nghiêng đầu nhìn tôi và nở một nụ cười.
Rồi cái ngày thi cuối cùng dưới mài trường tiểu học cũng đã đến. trước hôm đó, do quá căng thẳng, cộng thêm cáu nắng chói chang của màu hè làm tôi sốt cao, mặt đỏ bừng. cô đã thấm ướt khăn mặt của mình rồi đắp lên cái trán nóng bừng của tôi. phát bài thi cho các nạn xong, cô đi xuống, cầm tay tôi và an ủi tôi bằng những lời thât ngọt ngào giúp tôi như quên đi hẳn cơn sốt. khi các bạn làm bài xong, cô lấy xe đưa tôi về nhà.
Ôi! công lao của cô Hoa làm so có thể sánh được với sông, với biển? công lao đó là cả một vũ trụ rộng lớn, bao la mà con người không thể khá, phá hết được. cô đã dạy tôi rằng: “kiến thức mà ta tích lũy được trong suốt cuộc đời dù có to lớn thế nào nhưng chỉ cần một phút nhụt chí, lùi bước là có thể tan biến mất vào không gian như những quả bong bóng xà phòng. cô là ngọn đuốc hònhho rực rỡ, truyền ngọn lửa nhiệt huyết vào con tim thơ dại của chúng tôi, soi sáng con đường tới tương lai ngời sáng.
Thời gian trôi qua thật nhanh, tôi giờ đây đã là một học sinh lớp 7, đã người lớn hơn một tí, chứ không phải là cô bé con ham mèo ngày nào. và đến bây giờ, tôi mới nhận ra rằng: làm giáo viên không phải là dễ dàng. thầy cô đâu chỉ đứng trên bục giảng, truyền đạt cho chúng tôi cả khối tri thức khổng lồ, hay cần tay em nhỏ viết từng chữ? cô còn phải miệt mài bên những trang giáo án, canh cánh nỗi lo về từng đứa học sinh, có lúc nào được thảnh thơi đâu chứ!
Tôi không biết phải cảm ơn bao nhiêu lần để cám ơn công lao của cô. tôi cũng không biết phải xin lỗi bao nhiêu lần cho những lần tôi đã làm cho cô buồn, cô đau lòng. tôi chỉ mong sao mình sẽ mãi mãi là cô học trò nhỏ bé, được cô dạy dỗ, che chở. nhưng tôi vẫn thầm mong cô luôn thực hiện được ước nguyện của mình: dẫn dắt bao thế hệ búp non, mầm măng ngày một trưởng thành để sau này lớn khôn đem kiến thức của mình đi xây dựng đất nước. cảm ơn cô, người suốt một đời lái “những chuyến đò” đưa thế hệ trẻ chúng em “cập bến tương lai”