Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

“Nơi lạnh nhất không phải Bắc cực mà là nơi không có tình yêu thương”. Em hãy giải thích và chứng mình câu nói trên

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Tình thương là một phẩm chất, một đức tính quý báu của con người. Từ ngàn xưa, nhân loại đã lấy tình thương làm cơ sở để xây dựng cộng đồng. Tình thương gắn kết mọi người lại thành xã hội, nhỏ là làng xóm, lớn là đất nước. Tình thương là sức mạnh, là cội nguồn, là mục đích sống của con người. Nếu không có tình thương, con người sẽ sống ra sao? Để lí giải điều đó, một nhà văn Nga đã nói: “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương”.

Thật vậy, Trên Trái đất có hai nơi lạnh nhất, đó là Bắc Cực và Nam Cực quanh năm băng giá, tuyết phủ, gió gào. Thiên nhiên hoang vu, thời tiết khắc nghiệt gây nhiều trở ngại cho cuộc sống của con người. Chỉ có rất ít động vật có sức chịu đựng cao mới chống chọi được cái lạnh ghê gớm đó. Còn đối với các nhà thám hiểm, các nhà khoa học nghiên cứu Bắc Cực thì cái lạnh cắt da cắt thịt là thử thách cam go mà họ phải có nghị lực, ý chí mãnh liệt mới vượt qua được.

Tuy vậy, cái lạnh tê buốt của Bắc Cực cũng không đáng sợ bằng cái “lạnh” của nơi không có tình thương. Nói một cách khác, điều đáng sợ nhất là khi trong trái tim không còn hơi ấm của tình thương, nghĩa là không còn cảm xúc, không rung động trước niềm vui hay nỗi đau của người khác. Con người sống không có tình thương sẽ thờ ơ trước vẻ đẹp của đất trời, sẽ hững hờ trước sự sôi động của cuộc sống. Họ dửng dưng, vô cảm trước sự việc xảy ra xung quanh. Người không có tình thương thường có lối sống ích kỉ, thu mình lại trong vỏ ốc. Triết lí sống của họ là: “ Mũ ni che tai” , “ đèn nhà ai nấy rạng”, “an phận thủ thường”. Họ tự tách mình ra khỏi cộng đồng, vì thế mà cuộc sống của họ tẻ nhạt.

Đối với những người sống vị kỉ, xã hội luôn quan tâm nhắc nhở và giáo dục họ. Người xưa từng khuyên nhủ: “ Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân”. Ca dao đã khơi dậy tình thương yêu bằng câu: “ Thương người như thể thương thân”; “ Sông có khúc, người có lúc”; “ Đông tay vỗ nên kêu”; “ Không ai nắm tay suốt ngày tới tối”. Trong văn học cũng có nhiều tác phẩm phê phán những người không có “ tình thương”. Mẹ con mụ dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám đang tâm đày đọa và giết chết cô Tấm hiền lành để tranh quyền lợi. Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao cũng là một con người sống không có tình thương. Hắn là đại diện cho thế lực phong kiến thực dân chà đạp quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người. Bên cạnh việc phê phán những kẻ sống thiếu “ tình thương”, văn học cũng ca ngợi, biểu dương những tấm lòng vàng. Bà cụ hàng nước trong truyện cổ tích Tấm Cám đã cưu mang cô Tấm. Chàng Thạch Sanh trong truyện cùng tên cũng hết lòng vị tha đối với Lý Thông- kẻ đã nhiều lần hãm hại chàng. Nguyễn Du xót xa thương cảm, đau đớn thốt lên lời thơ đứt ruột khi Thúy Kiều bị Tú Bà tra tấn: “ Thịt da ai cũng là người, lòng nào hồng rụng thắm rời chẳng đau!”. Lục Vân Tiên với quan niệm của người quân tử: “ Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha” đã cứu mạng Kiều Nguyệt Nga bằng tấm lòng vị nghĩa vô tư “ Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.

Trong cuộc sống, cái tốt, cái xấu song song tồn tại, nhưng xu thế chung là bao giờ cái thiện cũng chiến thắng cái ác. Người tốt sẽ cảm hóa, thuyết phục được người xấu. Biện pháp giáo dục hiệu quả nhất là tác động vào “tình thương” , vào thiên lương của mỗi người.

Con người muốn sống con ơi!

Phải yêu đồng chí, yêu người an hem.

(Tiếng ru – Tố Hữu)

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường thì sự phân biệt đẳng cấp, phân biệt giàu nghèo là điều không thể tránh khỏi, không thể phủ nhận. Nhưng những người giàu có cần thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ người nghèo khổ. Những người khỏe mạnh, thông minh cần giúp đỡ, cưu mang những người yếu ớt, cơ nhỡ với tinh thần : “ Lá lành đùm lá rách”; “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”; “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng.”. Cả xã hội cần mở rộng tấm lòng nhân ái, giúp sức hỗ trợ, đùm bọc bà con bị thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, sẵn lòng giúp đỡ những người không may bị bệnh hiểm nghèo…

Câu nói của nhà văn Nga ở một chừng mực nhất định nào đó có thể coi là phương châm sống đúng đắn. Thông điệp mà nhà văn gửi gắm đến mọi người là xin đừng vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Hãy chung tay xây dựng một mái ấm tràn đầy “ tình thương” giai cấp, dân tộc và nhân loại. Sự chia sẻ và liên kết, sự nồng ấm của “tình thương’ sẽ làm cho băng giá của thói ích kỉ tan chảy, mỗi trái tim sẽ rạo rực tình yêu và sức sống.

Tình thương là một phẩm chất, một đức tính quý báu của con người. Từ ngàn xưa, nhân loại đã lấy tình thương làm cơ sở để xây dựng cộng đồng. Tình thương gắn kết mọi người lại thành xã hội, nhỏ là làng xóm, lớn là đất nước. Tình thương là sức mạnh, là cội nguồn, là mục đích sống của con người. Nếu không có tình thương, con người sẽ sống ra sao? Để lí giải điều đó, một nhà văn Nga đã nói: “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương”.

Thật vậy, Trên Trái đất có hai nơi lạnh nhất, đó là Bắc Cực và Nam Cực quanh năm băng giá, tuyết phủ, gió gào. Thiên nhiên hoang vu, thời tiết khắc nghiệt gây nhiều trở ngại cho cuộc sống của con người. Chỉ có rất ít động vật có sức chịu đựng cao mới chống chọi được cái lạnh ghê gớm đó. Còn đối với các nhà thám hiểm, các nhà khoa học nghiên cứu Bắc Cực thì cái lạnh cắt da cắt thịt là thử thách cam go mà họ phải có nghị lực, ý chí mãnh liệt mới vượt qua được.

Tuy vậy, cái lạnh tê buốt của Bắc Cực cũng không đáng sợ bằng cái “lạnh” của nơi không có tình thương. Nói một cách khác, điều đáng sợ nhất là khi trong trái tim không còn hơi ấm của tình thương, nghĩa là không còn cảm xúc, không rung động trước niềm vui hay nỗi đau của người khác. Con người sống không có tình thương sẽ thờ ơ trước vẻ đẹp của đất trời, sẽ hững hờ trước sự sôi động của cuộc sống. Họ dửng dưng, vô cảm trước sự việc xảy ra xung quanh. Người không có tình thương thường có lối sống ích kỉ, thu mình lại trong vỏ ốc. Triết lí sống của họ là: “ Mũ ni che tai” , “ đèn nhà ai nấy rạng”, “an phận thủ thường”. Họ tự tách mình ra khỏi cộng đồng, vì thế mà cuộc sống của họ tẻ nhạt.

Đối với những người sống vị kỉ, xã hội luôn quan tâm nhắc nhở và giáo dục họ. Người xưa từng khuyên nhủ: “ Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân”. Ca dao đã khơi dậy tình thương yêu bằng câu: “ Thương người như thể thương thân”; “ Sông có khúc, người có lúc”; “ Đông tay vỗ nên kêu”; “ Không ai nắm tay suốt ngày tới tối”. Trong văn học cũng có nhiều tác phẩm phê phán những người không có “ tình thương”. Mẹ con mụ dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám đang tâm đày đọa và giết chết cô Tấm hiền lành để tranh quyền lợi. Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao cũng là một con người sống không có tình thương. Hắn là đại diện cho thế lực phong kiến thực dân chà đạp quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người. Bên cạnh việc phê phán những kẻ sống thiếu “ tình thương”, văn học cũng ca ngợi, biểu dương những tấm lòng vàng. Bà cụ hàng nước trong truyện cổ tích Tấm Cám đã cưu mang cô Tấm. Chàng Thạch Sanh trong truyện cùng tên cũng hết lòng vị tha đối với Lý Thông- kẻ đã nhiều lần hãm hại chàng. Nguyễn Du xót xa thương cảm, đau đớn thốt lên lời thơ đứt ruột khi Thúy Kiều bị Tú Bà tra tấn: “ Thịt da ai cũng là người, lòng nào hồng rụng thắm rời chẳng đau!”. Lục Vân Tiên với quan niệm của người quân tử: “ Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha” đã cứu mạng Kiều Nguyệt Nga bằng tấm lòng vị nghĩa vô tư “ Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.

Trong cuộc sống, cái tốt, cái xấu song song tồn tại, nhưng xu thế chung là bao giờ cái thiện cũng chiến thắng cái ác. Người tốt sẽ cảm hóa, thuyết phục được người xấu. Biện pháp giáo dục hiệu quả nhất là tác động vào “tình thương” , vào thiên lương của mỗi người.

Con người muốn sống con ơi!

Phải yêu đồng chí, yêu người an hem.

(Tiếng ru – Tố Hữu)

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường thì sự phân biệt đẳng cấp, phân biệt giàu nghèo là điều không thể tránh khỏi, không thể phủ nhận. Nhưng những người giàu có cần thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ người nghèo khổ. Những người khỏe mạnh, thông minh cần giúp đỡ, cưu mang những người yếu ớt, cơ nhỡ với tinh thần : “ Lá lành đùm lá rách”; “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”; “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng.”. Cả xã hội cần mở rộng tấm lòng nhân ái, giúp sức hỗ trợ, đùm bọc bà con bị thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, sẵn lòng giúp đỡ những người không may bị bệnh hiểm nghèo…

Câu nói của nhà văn Nga ở một chừng mực nhất định nào đó có thể coi là phương châm sống đúng đắn. Thông điệp mà nhà văn gửi gắm đến mọi người là xin đừng vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Hãy chung tay xây dựng một mái ấm tràn đầy “ tình thương” giai cấp, dân tộc và nhân loại. Sự chia sẻ và liên kết, sự nồng ấm của “tình thương’ sẽ làm cho băng giá của thói ích kỉ tan chảy, mỗi trái tim sẽ rạo rực tình yêu và sức sống.

Chọn tập
Bình luận