Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Bài thơ Quê hương của tác giả Đỗ Trung Quân có đoạn: ”Quê hương… thành người”. Em hãy giải thích ý nghĩa của những câu thơ trên và nêu rõ vai trò, tác dụng của tình yêu quê hương, đất nước với cuôc sống tâm hồn của mỗi con người

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Cuối hạ chớm thu, những cơn gió hè nóng nực cũng đã bắt đầu dịu lại, gió thu heo may và những cơn mưa sụt sùi của mùa Ngâu đã về . Tháng Bảy âm lịch là tháng của mưa, những giọt mưa có thể là những giọt lệ tình ái của Ngưu Lang Chức Nữ, là những giọt lệ hiếu tử nhớ cha thương mẹ đã khuất núi, là những giọt lệ khóc than của các oan hồn vất vưởng phiêu diêu không nơi nương tựa. Chắc chưa có ai thấy được “quạ ô bắt cầu” cũng như hình dáng của chàng Ngưu nàng Chức ra sao, nhưng mối tình “ngăn sông cách núi” và chung thuỷ thiên thu của họ đã đi vào lòng người với sự cảm thông và mến mộ. Tấm gương hiếu thảo và tấm lòng bồ tát của ngài Mục Kiền Liên đã xuống tận địa ngục A Tỳ để cứu mẹ và các oan hồn uổng tử đã trở thành một gương sáng cho hậu thế noi theo. Hiện nay, lễ Vu Lan đã trở thành một tập tục và “nghi thức tưởng niệm” được hầu hết các Phật tử của các nước vùng Đông nam Á tổ chức một cách trọng thể tại các chùa chiền hoặc tại gia. Tương truyền ngày rằm tháng bảy còn là ngày “xá tội vong nhân”, ngày cúng kiến (bố thí ) cho các oan hồn uổng tử, không có người thừa tự chăm sóc hương khói, vất vưởng không có nơi nương tựa … Gọi nôm na là lễ “cúng cô hồn”.

Ở Việt Nam, ngoài các kinh điển lưu truyền của Phật giáo liên quan đến ý nghĩa, nghi thức … của lễ “Vu Lan Bồn”, văn hào Nguyễn Du có để lại cho hậu thế bài “Chiêu Hồn Thập Loại Chúng Sinh” liên quan đến vấn đề này. Tác phẩm này gồm 184 câu thơ song thất lục bát, và được chia ra làm 3 phần chính. Trong phần 1 tác giả diễn tả cảnh sắc thê lương của tháng bảy trên dương gian: ” Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt / Toát hơi may lạnh buốt xương khô / Não người thay bấy chiều thu /Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng … ” để ta có thể tưởng tượng một cõi âm u tối mịt mù, thế giới của hồn ma bóng quế: “Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.”. Trong phần 2, tác giả cung chiêu tất cả các loại cô hồn từ hàng vương đế, quan quyền, văn nhân tài tử cho đến thứ dân, từ già cho đến bé. Trong phần 3, tác giả gởi những lời nhắn nhủ với các “cô hồn” hướng về nẻo thiện, nương nhờ Phật lực để siêu thoát. Có người nói rằng Nguyễn Du mượn chuyện cõi âm để nói chuyện cõi dương. Và có người còn đi xa hơn nữa là cụ Tố Như dùng bài “Chiêu Hồn” để phác họa cái xã hội hiện tại lúc đó, để gởi gắm tâm sự, để chống đối, tố cáo, phê phán … giai cấp “cường hào ác bá” theo kiểu gán ép của nền văn học “xã hội chủ nghĩa” như trong một số bài nghiên cứu tôi có dịp đọc qua thì thiệt là không có sức thuyết phục chút nào cả. Có lẽ đây là hệ quả của căn bịnh trầm kha “uốn nắn và bóp méo sự thật” mà chúng ta thường thấy ở các nhà nghiên cứu (tư tuởng, văn học…) trong các nước cộng sản, điển hình là Việt Nam với mục đích duy nhất là tuyên truyền để phục vụ cho chế độ. Nói khác, sử dụng kỹ thuật tuyên truyền kiểu “Tăng Sâm giết người” là chuyện bình thường. Tóm lại, “sự thật” là những gì cấp “lãnh đạo” muốn thấy và nghe. Nếu không đủ “chỉ tiêu” địa chủ và phú hào thì cứ việc nâng cấp trung nông lên cho đủ là xong. Cái mạng sinh mệnh con người đúng là không bằng con ong cái kiến trong tâm trí của những kẻ phi nhân bản. Nhân dịp lễ Vu Lan, bên cạnh việc tưởng niệm công ơn sinh thành, cầu nguyện cho thân bằng quyến thuộc, tôi xin chân thành thắp một nén tâm hương cầu nguyện cho những người đã chết oan ức, các oan hồn uổng tử trong cuộc “cải cách ruộng đất” ở miền Bắc trong thập niên 1950, những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh phi lý, những người đã chết oan ức trong chốn lao tù, những người đã bỏ mạng trên đường tìm tự do nơi rừng thiêng nước độc, ngoài biển khơi … mà hồn ma bóng quế vẫn còn vất vưởng, uất ức nên vẫn quẩn quanh và lạc loài không nơi nương tựa được siêu sinh tịnh độ.

Theo Phật giáo mùa Vu Lan là mùa báo hiếu của người con đất Việt và hiếu từ không phải chỉ riêng đối với cha mẹ, mà là với tất cả chúng sanh. Tuy nhiên, ở một góc nhìn hẹp hơn, lễ Vu Lan có lẽ tương tự như ngày Hiền Mẫu (Mother s day) ở các nước Âu Mỹ. Một phần, có lẽ do nguồn gốc xuất phát của lễ Vu lan là sự tích bồ tát Mục Kiền Liên vào ngục A Tỳ để cứu mẹ là Thanh Đề. Kế đến, mặc dù con là kết tinh của mẹ cha , và “công cha như núi Thái sơn” là một sự thật ai cũng biết. Nhưng sinh vật, đặc biệt là con người, thì đã vất vả với mẹ từ lúc còn là bào thai trong bụng nên tình cảm của đứa con dường như gắn bó với mẹ hơn cha. Điều này cũng hợp lý vì ngoài đất đá, sự sống của vạn vật đều bắt đầu từ MẸ .

Mẹ lại là biểu tượng của quê hương. Nói đến mẹ, cho những người phải sống xa lìa nơi sinh trưởng chúng ta không khỏi liên tưởng và thương nhớ về một nơi chôn nhau cắt rún ở một nơi nào đó trên trái đất. Một nơi chúng ta thường gọi là quê hương và mỗi người chỉ có một quê hương như nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết một bài thơ tôi đã rất thích về quê hương. Nhưng gần đây tôi lại bị “dị ứng” với bài thơ vì chính quyền cộng sản đã sử dụng nó để tuyên truyền, khơi dậy nỗi nhớ quê hương, ve vuốt “khúc ruột thừa ngàn dặm” và méo mó bài thơ để rù quến một cách rất bất chính. Việc này đã làm tôi nghi ngờ luôn cả tâm ý “thực” của tác giả muốn chuyên chở đến độc giả qua bài thơ.

“Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Cuối hạ chớm thu, những cơn gió hè nóng nực cũng đã bắt đầu dịu lại, gió thu heo may và những cơn mưa sụt sùi của mùa Ngâu đã về . Tháng Bảy âm lịch là tháng của mưa, những giọt mưa có thể là những giọt lệ tình ái của Ngưu Lang Chức Nữ, là những giọt lệ hiếu tử nhớ cha thương mẹ đã khuất núi, là những giọt lệ khóc than của các oan hồn vất vưởng phiêu diêu không nơi nương tựa. Chắc chưa có ai thấy được “quạ ô bắt cầu” cũng như hình dáng của chàng Ngưu nàng Chức ra sao, nhưng mối tình “ngăn sông cách núi” và chung thuỷ thiên thu của họ đã đi vào lòng người với sự cảm thông và mến mộ. Tấm gương hiếu thảo và tấm lòng bồ tát của ngài Mục Kiền Liên đã xuống tận địa ngục A Tỳ để cứu mẹ và các oan hồn uổng tử đã trở thành một gương sáng cho hậu thế noi theo. Hiện nay, lễ Vu Lan đã trở thành một tập tục và “nghi thức tưởng niệm” được hầu hết các Phật tử của các nước vùng Đông nam Á tổ chức một cách trọng thể tại các chùa chiền hoặc tại gia. Tương truyền ngày rằm tháng bảy còn là ngày “xá tội vong nhân”, ngày cúng kiến (bố thí ) cho các oan hồn uổng tử, không có người thừa tự chăm sóc hương khói, vất vưởng không có nơi nương tựa … Gọi nôm na là lễ “cúng cô hồn”.

Ở Việt Nam, ngoài các kinh điển lưu truyền của Phật giáo liên quan đến ý nghĩa, nghi thức … của lễ “Vu Lan Bồn”, văn hào Nguyễn Du có để lại cho hậu thế bài “Chiêu Hồn Thập Loại Chúng Sinh” liên quan đến vấn đề này. Tác phẩm này gồm 184 câu thơ song thất lục bát, và được chia ra làm 3 phần chính. Trong phần 1 tác giả diễn tả cảnh sắc thê lương của tháng bảy trên dương gian: ” Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt / Toát hơi may lạnh buốt xương khô / Não người thay bấy chiều thu /Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng … ” để ta có thể tưởng tượng một cõi âm u tối mịt mù, thế giới của hồn ma bóng quế: “Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.”. Trong phần 2, tác giả cung chiêu tất cả các loại cô hồn từ hàng vương đế, quan quyền, văn nhân tài tử cho đến thứ dân, từ già cho đến bé. Trong phần 3, tác giả gởi những lời nhắn nhủ với các “cô hồn” hướng về nẻo thiện, nương nhờ Phật lực để siêu thoát. Có người nói rằng Nguyễn Du mượn chuyện cõi âm để nói chuyện cõi dương. Và có người còn đi xa hơn nữa là cụ Tố Như dùng bài “Chiêu Hồn” để phác họa cái xã hội hiện tại lúc đó, để gởi gắm tâm sự, để chống đối, tố cáo, phê phán … giai cấp “cường hào ác bá” theo kiểu gán ép của nền văn học “xã hội chủ nghĩa” như trong một số bài nghiên cứu tôi có dịp đọc qua thì thiệt là không có sức thuyết phục chút nào cả. Có lẽ đây là hệ quả của căn bịnh trầm kha “uốn nắn và bóp méo sự thật” mà chúng ta thường thấy ở các nhà nghiên cứu (tư tuởng, văn học…) trong các nước cộng sản, điển hình là Việt Nam với mục đích duy nhất là tuyên truyền để phục vụ cho chế độ. Nói khác, sử dụng kỹ thuật tuyên truyền kiểu “Tăng Sâm giết người” là chuyện bình thường. Tóm lại, “sự thật” là những gì cấp “lãnh đạo” muốn thấy và nghe. Nếu không đủ “chỉ tiêu” địa chủ và phú hào thì cứ việc nâng cấp trung nông lên cho đủ là xong. Cái mạng sinh mệnh con người đúng là không bằng con ong cái kiến trong tâm trí của những kẻ phi nhân bản. Nhân dịp lễ Vu Lan, bên cạnh việc tưởng niệm công ơn sinh thành, cầu nguyện cho thân bằng quyến thuộc, tôi xin chân thành thắp một nén tâm hương cầu nguyện cho những người đã chết oan ức, các oan hồn uổng tử trong cuộc “cải cách ruộng đất” ở miền Bắc trong thập niên 1950, những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh phi lý, những người đã chết oan ức trong chốn lao tù, những người đã bỏ mạng trên đường tìm tự do nơi rừng thiêng nước độc, ngoài biển khơi … mà hồn ma bóng quế vẫn còn vất vưởng, uất ức nên vẫn quẩn quanh và lạc loài không nơi nương tựa được siêu sinh tịnh độ.

Theo Phật giáo mùa Vu Lan là mùa báo hiếu của người con đất Việt và hiếu từ không phải chỉ riêng đối với cha mẹ, mà là với tất cả chúng sanh. Tuy nhiên, ở một góc nhìn hẹp hơn, lễ Vu Lan có lẽ tương tự như ngày Hiền Mẫu (Mother s day) ở các nước Âu Mỹ. Một phần, có lẽ do nguồn gốc xuất phát của lễ Vu lan là sự tích bồ tát Mục Kiền Liên vào ngục A Tỳ để cứu mẹ là Thanh Đề. Kế đến, mặc dù con là kết tinh của mẹ cha , và “công cha như núi Thái sơn” là một sự thật ai cũng biết. Nhưng sinh vật, đặc biệt là con người, thì đã vất vả với mẹ từ lúc còn là bào thai trong bụng nên tình cảm của đứa con dường như gắn bó với mẹ hơn cha. Điều này cũng hợp lý vì ngoài đất đá, sự sống của vạn vật đều bắt đầu từ MẸ .

Mẹ lại là biểu tượng của quê hương. Nói đến mẹ, cho những người phải sống xa lìa nơi sinh trưởng chúng ta không khỏi liên tưởng và thương nhớ về một nơi chôn nhau cắt rún ở một nơi nào đó trên trái đất. Một nơi chúng ta thường gọi là quê hương và mỗi người chỉ có một quê hương như nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết một bài thơ tôi đã rất thích về quê hương. Nhưng gần đây tôi lại bị “dị ứng” với bài thơ vì chính quyền cộng sản đã sử dụng nó để tuyên truyền, khơi dậy nỗi nhớ quê hương, ve vuốt “khúc ruột thừa ngàn dặm” và méo mó bài thơ để rù quến một cách rất bất chính. Việc này đã làm tôi nghi ngờ luôn cả tâm ý “thực” của tác giả muốn chuyên chở đến độc giả qua bài thơ.

“Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Chọn tập
Bình luận