Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Em hãy viết bài biểu cảm về câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Tục ngữ, ca dao là viên ngọc vô giá trong nền văn học dân gian Việt Nam. Qua tục ngữ, ca dao, ông cha ta đã thể hiện hết tâm tư tình cảm và kinh nghiệm sống phong phú của mình. Một trong những kinh nghiệm sống quý báu ấy được thể hiện qua câu tục ngữ:

“Lá lành đùm lá rách”

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem ng xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu tục ngữ trên.

Vẫn cách nói ngắn gọn, giàu hình ảnh, mang ý nghĩa tượng trưng, câu tục ngữ chỉ với 5 tiếng ngắn gọn đã cho chúng ta 1 bài học có ý nghĩa trong cuộc sống. Về nghĩa chính của nó thật dễ hiểu, “lá lành” là lá nguyên vẹn, giữ nguyên hình dáng của chiếc lá. Còn “lá rách” là lá bị sâu rầy đục khoét, không còn nguyên vẹn. không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại đưa ra hình ảnh “Lá lành”, “lá rách”, mà phải chăng bắt nguồn từ hình ảnh chiếc bánh chưng được gói nhiều lớp lá, bên ngoài là những chiếc lá tốt, lành lặn; bên trong là những lớp lá nhỏ không còn nguyên vẹn, nhờ vậy mà trở thành chiếc bánh gọn gàng trông đẹp mắt hơn. Nhưng ý nghĩa của câu tục ngữ không dừng lại ở đây mà còn mang 1 hàm ý sâu xa hơn nhiều. “Lá lành” phải chăng là những ng sống đầy đủ, ấm no. Còn “lá rách” lẽ nào là hình ảnh của nhưng con ng không may mắn, có cuộc sống thiếu thốn. “Lá lành đùm lá rách” : “đùm” gợi sự đùm bọc, yêu thương, chở che, gợi lên thái độ nhường cơm xẻ áo của con người. Chúng đã nêu bật lên 1 lời khuyên: Người trong 1 nước phải biết yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau.

Vậy tại sao người xưa lại khuyên chúng ta phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau? Bởi vì đời sống xã hội có mỗi quan hệ qua lại, tạo cho con người có sự ràng buộc với nhau. Đừng quên rằng, chúng ta có chung 1 nguồn gốc lịch sử, tổ tiên, cùng nói chung 1 thứ tiếng, cùng sinh hoạt 1 phong tục tập quán và có cùng 1 dòng máu lạc hồng, có cùng 1 mẹ Âu Cơ. Từ những cái chung đó, thể hiện chúng ta không khác gì anh em trong 1 nhà. Hơn thế nữa, tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau để cùng nhau đương đầu với những khó khăn, chống lại tai họa của thiên nhiên, kẻ thù. Bên cạnh đó, người ta ở đời sẽ có đôi lúc hoạn nạn khó khăn. Trong hoàn cảnh đó cần có sự giúp đỡ, chia sẻ về vật chất, tinh thần để giúp họ có đủ niềm tin đứng dậy trong cuộc sống. Cũng như công việc giữ nước là 1 công việc lớn lao, nếu chỉ có 1 người, 1 nhóm người thì không sao giữ nổi. Con người phải tương thân tương trợ, hợp sức thì mới chống lại những kẻ thù chung.

Trải qua bao năm tháng thăng trầm, qua bao trận chiến khốc liệt với thiên nhiên. Làm sao ta có thể quên mỗi khi 1 vùng đất bị thiên tai, lũ lụt thì ng dân khắp nơi trên cả nước lại bảo nhau giúp đỡ. Tóm lại, tình yêu thương tương thân tương trợ là cơ sở của lòng yêu nước, là lẽ sống và đạo lí có từ ngàn xưa của người dân Việt. Nhờ đó mà tổ tiên ta đã vượt qua bao thử thách khó khăn để tồn tại đến tận bây giờ.

Từ những nhận thức trên, chúng ta phải làm gì để thực hiện theo lời dạy của người xưa? Theo như em nghĩ, tình yêu thương đùm bọc được thực hiện trong từng hoàn cảnh khác nhau như: Trong đấu tranh giữ nước phải có sự đồng tâm hiệp lực, trên dưới đồng lòng đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong thiên tai hỏa hoạn phải biết yêu thương đùm bọc, lá lành đùm lá rách. Trong đời sống sinh hoạt bình thường, phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Là 1 người học sinh, chúng ta phải biết hòa thuận với anh chị em. Ngoài xã hội thì phải biết nhường cơm xẻ áo với kẻ bất hạnh, tương ái với láng giềng, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn cơ nhỡ.

Câu tục ngữ chỉ với 5 tiếng ngắn gọn đã nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Lời dạy đó đến ngày hôm nay đã và đang được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nó là 1 bài học đạo lí làm người mà ai ai cũng cần phải ghi nhớ. Chính vì lẽ đó, mỗi khi vùng nào bị thiên tai, lũ lụt thì người dân lại giúp đỡ và khuyên bảo nhau :

“Lá lành đùm lá rách.”

Tục ngữ, ca dao là viên ngọc vô giá trong nền văn học dân gian Việt Nam. Qua tục ngữ, ca dao, ông cha ta đã thể hiện hết tâm tư tình cảm và kinh nghiệm sống phong phú của mình. Một trong những kinh nghiệm sống quý báu ấy được thể hiện qua câu tục ngữ:

“Lá lành đùm lá rách”

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem ng xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu tục ngữ trên.

Vẫn cách nói ngắn gọn, giàu hình ảnh, mang ý nghĩa tượng trưng, câu tục ngữ chỉ với 5 tiếng ngắn gọn đã cho chúng ta 1 bài học có ý nghĩa trong cuộc sống. Về nghĩa chính của nó thật dễ hiểu, “lá lành” là lá nguyên vẹn, giữ nguyên hình dáng của chiếc lá. Còn “lá rách” là lá bị sâu rầy đục khoét, không còn nguyên vẹn. không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại đưa ra hình ảnh “Lá lành”, “lá rách”, mà phải chăng bắt nguồn từ hình ảnh chiếc bánh chưng được gói nhiều lớp lá, bên ngoài là những chiếc lá tốt, lành lặn; bên trong là những lớp lá nhỏ không còn nguyên vẹn, nhờ vậy mà trở thành chiếc bánh gọn gàng trông đẹp mắt hơn. Nhưng ý nghĩa của câu tục ngữ không dừng lại ở đây mà còn mang 1 hàm ý sâu xa hơn nhiều. “Lá lành” phải chăng là những ng sống đầy đủ, ấm no. Còn “lá rách” lẽ nào là hình ảnh của nhưng con ng không may mắn, có cuộc sống thiếu thốn. “Lá lành đùm lá rách” : “đùm” gợi sự đùm bọc, yêu thương, chở che, gợi lên thái độ nhường cơm xẻ áo của con người. Chúng đã nêu bật lên 1 lời khuyên: Người trong 1 nước phải biết yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau.

Vậy tại sao người xưa lại khuyên chúng ta phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau? Bởi vì đời sống xã hội có mỗi quan hệ qua lại, tạo cho con người có sự ràng buộc với nhau. Đừng quên rằng, chúng ta có chung 1 nguồn gốc lịch sử, tổ tiên, cùng nói chung 1 thứ tiếng, cùng sinh hoạt 1 phong tục tập quán và có cùng 1 dòng máu lạc hồng, có cùng 1 mẹ Âu Cơ. Từ những cái chung đó, thể hiện chúng ta không khác gì anh em trong 1 nhà. Hơn thế nữa, tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau để cùng nhau đương đầu với những khó khăn, chống lại tai họa của thiên nhiên, kẻ thù. Bên cạnh đó, người ta ở đời sẽ có đôi lúc hoạn nạn khó khăn. Trong hoàn cảnh đó cần có sự giúp đỡ, chia sẻ về vật chất, tinh thần để giúp họ có đủ niềm tin đứng dậy trong cuộc sống. Cũng như công việc giữ nước là 1 công việc lớn lao, nếu chỉ có 1 người, 1 nhóm người thì không sao giữ nổi. Con người phải tương thân tương trợ, hợp sức thì mới chống lại những kẻ thù chung.

Trải qua bao năm tháng thăng trầm, qua bao trận chiến khốc liệt với thiên nhiên. Làm sao ta có thể quên mỗi khi 1 vùng đất bị thiên tai, lũ lụt thì ng dân khắp nơi trên cả nước lại bảo nhau giúp đỡ. Tóm lại, tình yêu thương tương thân tương trợ là cơ sở của lòng yêu nước, là lẽ sống và đạo lí có từ ngàn xưa của người dân Việt. Nhờ đó mà tổ tiên ta đã vượt qua bao thử thách khó khăn để tồn tại đến tận bây giờ.

Từ những nhận thức trên, chúng ta phải làm gì để thực hiện theo lời dạy của người xưa? Theo như em nghĩ, tình yêu thương đùm bọc được thực hiện trong từng hoàn cảnh khác nhau như: Trong đấu tranh giữ nước phải có sự đồng tâm hiệp lực, trên dưới đồng lòng đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong thiên tai hỏa hoạn phải biết yêu thương đùm bọc, lá lành đùm lá rách. Trong đời sống sinh hoạt bình thường, phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Là 1 người học sinh, chúng ta phải biết hòa thuận với anh chị em. Ngoài xã hội thì phải biết nhường cơm xẻ áo với kẻ bất hạnh, tương ái với láng giềng, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn cơ nhỡ.

Câu tục ngữ chỉ với 5 tiếng ngắn gọn đã nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Lời dạy đó đến ngày hôm nay đã và đang được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nó là 1 bài học đạo lí làm người mà ai ai cũng cần phải ghi nhớ. Chính vì lẽ đó, mỗi khi vùng nào bị thiên tai, lũ lụt thì người dân lại giúp đỡ và khuyên bảo nhau :

“Lá lành đùm lá rách.”

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky