Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Chứng minh sự sai lầm của ý kiến: “Người ta không cần phải đọc sách mà vẫn sống được”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

M. Gooc-ki khẳng định: “Hãy yêu quý sách vì sách đó là nguồn gốc của mọi tri thức”. Mác-Lênin đã nói tới vai trò to lớn nhất của sách là kho tàng tri thức của nhân loại và khẳng định: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Vâng,mọi tri thức của nhân loại đều được thể hiện trên những trang sách, sách chính là phương tiện, công cụ lưu giữ sự tiến bộ, văn minh và chặng đường lịch sử phát triển của con người. Mọi nhận thức, hiểu biết của con người về thế giới và vạn vật đều được các bộ óc vĩ đại của con người tìm hiểu khám phá và được ghi lại trong sách để phổ vào đời sống xã hội. Người đọc sách vì thế xem sách như là người thầy dẫn dắt, chỉ lối cho mình, đưa con người đến những chân trời của sự hiểu biết, khám phá và sáng tạo.

Sách là nguồn tri thức vô giá mà mỗi người có thể tự học hỏi tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách cũng là nguồn tri thức vô tận của nhân loại, càng học lên cao càng thấy thế giới là rộng lớn, sự hiểu biết của con người là hữu hạn trong thế giới mênh mông lớn rộng đó. Sự học là việc làm suốt đời không biết mệt mỏi là vậy. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nới “Cuộc đời là cái thang không có nấc chót, việc học là quyển vở không có trang cuối cùng”.

Trong cuộc sống, sách khi là người thầy, khi là người bạn tâm giao hiểu biết chỉ dẫn bày vẽ những lúc ta gặp khó khăn, cho ta một lời giải, một hướng đi, hoặc một sự góp ý chân thành. Sách tiếp tri thức, củng cố, thắp lên trong ta niềm tin về cuộc sống. Nhiều người gặp phải hoàn cảnh éo le bi đát, khổ đau đến cùng cực, họ muốn quyên sinh nhưng rồi họ may mắn gặp được một lời khuyên từ sách, một tấm gương tràn đầy nghị lực từ một cuốn sách đã làm sống dậy trong họ niềm tin tươi sáng vào ngày mai và đã giúp họ vượt qua hoàn cảnh tưởng chừng không thể nào vượt qua nổi. Những cuốn sách như: “Chiến tranh và hòa bình” của Lép Tôn-xtôi, “Thép đã tôi thế đấy” của N.Ô-xtơ-rốp-xki. “Bất khuất” của Nguyễn Đức Thuận, “Sống như Anh” của Trần Đình Vân là những quyển sách như vậy.

Người xưa nói: “Hữu thư chân phú quí” (có sách mới thực sự là giàu sang) – đó là nói về sự giàu có của trí tuệ. Ở đời sự giàu có về trí tuệ là điều đáng kính phục và trân trọng nhất. Người trí thức, bậc hiền tài là vốn quý của xã hội. Câu nói ấy cũng có nghĩa khi nói về sách với vai trò là một tài sản. Nhiều tủ sách lớn, sách quý, sách hiếm là tài sản sáng giá của một cá nhân hay một gia đình, là niềm tự hào và hãnh diện. Nhiều khi không thể đem tiền tài ra để đong đếm được.

Nói tới sách tức là nói tới văn hóa đọc. Văn hóa là thước đo đánh giá trình độ văn minh của một quốc gia, một con người. Có nhiều cách thức, nhiều phương pháp để đọc sách. Điều đầu tiên là phải biết lựa chọn sách để đọc. Phải biết chọn một quyển sách hay có giá trị, nội dung tốt, bổ ích chứ không phải thấy cuốn sách nào cũng cho là hay là quý cả. Hãy nghe lời mách bảo của nhà văn với tư cách là người sáng tạo ra sách và là người ham đọc: “Sách có thể ít đi một chút nhưng phải tốt đẹp hơn, không nên đặt một cuốn sách tầm thường lên giá sách, đừng ăn cắp thời gian của người lao động” (N.Ô-xtơ-rốp-xki).

Người đọc có thể lựa chọn theo mục đích của công việc, theo cái mình cần đọc cần tra cứu phục vụ cho chuyên môn, cũng có thể lựa chọn theo sở thích, theo gu, theo lứa tuổi, theo thời gian. Song trước hết phải đọc được các sách từng là sách kinh điển sống mãi với thời gian của văn học thế giới, sách đạt giải Nôben, sách hay, sách quý – những cuốn sách một thời được gọi là sách gối đầu giường của con người, hay của một thế hệ. Những cuốn sách theo đánh giá của nhân loại là những cuốn sách đã làm thay đổi tư tưởng, tình cảm của một thế hệ, như: “Ruồi trâu” của Ethe Lilian Voynich, “Thép đã tôi thế đấy” của N.Ô-xtơ-rốp-xki, “Sông Đông êm đềm” của Sô-lô-khốp, “Cuốn theo chiều gió” của Mergaret Mitchell, “Những người khốn khổ” của Vich to Huy gô… Người đọc tìm thấy lý tưởng sống từ sách.

Đối với thiếu nhi cần phải đọc được các sách hay bồi bổ tâm hồn nâng cao nhân cách đem lại hiểu biết về thế giới, như: “Không gia đình” của Hec-to – Malo, “Túp lều Bác Tôm” của Harriet BeeCcher, “Tiếng gọi nơi hoang dã” của Jac- Lơn- đơn, “Rô-bin -sơn Cru-xô” của Đ. Đi-phô, “Trên sa mạc và trong rừng thẳm” của Henryk Sien Kievicz, “Chuyện phiêu liêu của Tom Xoyo” của Marke Twain,… các bậc cha mẹ, bậc phụ huynh cần phải ý thức sâu sắc vai trò của sách đối với con em mình và có hành động thiết thực xây dựng tủ sách gia đình, chú trọng tới sách văn học, để góp phần tác động xây dựng nhân cách cho các em. Nhà trường, thầy, cô giáo lại càng phải có trách nhiệm hướng dẫn, cao hơn là yêu cầu bắt buộc để các em được đọc những cuốn sách hay, bổ ích, thiết thực. Tuổi thơ nếu không được đọc sách sẽ làm cho tâm hồn các em còi cọc, khô cứng và trở nên thiệt thòi nhiều lắm. Các em không được đọc sách, tâm hồn sẽ trở nên nghèo nàn, nếu chẳng may gặp sóng gió cuồng phong sẽ dễ bị vấp ngã hoặc không có cách tháo gỡ. Những em được đọc sách sẽ nhân hậu hơn, gặp chuyện éo le, khó xử sẽ tìm được hướng giải quyết tích cực, không bị dòng đời xô đẩy hút về phía tiêu cực.

Con đường tốt nhất, ngắn nhất để nâng cao tri thức cho chính mình là tự học, là đọc sách báo hàng ngày. Phải thẩm thấu được điều hay, ý tốt ẩn chứa sau từng con chữ, từng trang sách. Gấp trang sách cuối cùng rồi thấy ta học được gì ở đó. Và còn phải biết đem điều hay, ý tốt học được từ trang sách vận hành vào trong công việc và cuộc sống.

M. Gooc-ki khẳng định: “Hãy yêu quý sách vì sách đó là nguồn gốc của mọi tri thức”. Mác-Lênin đã nói tới vai trò to lớn nhất của sách là kho tàng tri thức của nhân loại và khẳng định: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Vâng,mọi tri thức của nhân loại đều được thể hiện trên những trang sách, sách chính là phương tiện, công cụ lưu giữ sự tiến bộ, văn minh và chặng đường lịch sử phát triển của con người. Mọi nhận thức, hiểu biết của con người về thế giới và vạn vật đều được các bộ óc vĩ đại của con người tìm hiểu khám phá và được ghi lại trong sách để phổ vào đời sống xã hội. Người đọc sách vì thế xem sách như là người thầy dẫn dắt, chỉ lối cho mình, đưa con người đến những chân trời của sự hiểu biết, khám phá và sáng tạo.

Sách là nguồn tri thức vô giá mà mỗi người có thể tự học hỏi tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách cũng là nguồn tri thức vô tận của nhân loại, càng học lên cao càng thấy thế giới là rộng lớn, sự hiểu biết của con người là hữu hạn trong thế giới mênh mông lớn rộng đó. Sự học là việc làm suốt đời không biết mệt mỏi là vậy. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nới “Cuộc đời là cái thang không có nấc chót, việc học là quyển vở không có trang cuối cùng”.

Trong cuộc sống, sách khi là người thầy, khi là người bạn tâm giao hiểu biết chỉ dẫn bày vẽ những lúc ta gặp khó khăn, cho ta một lời giải, một hướng đi, hoặc một sự góp ý chân thành. Sách tiếp tri thức, củng cố, thắp lên trong ta niềm tin về cuộc sống. Nhiều người gặp phải hoàn cảnh éo le bi đát, khổ đau đến cùng cực, họ muốn quyên sinh nhưng rồi họ may mắn gặp được một lời khuyên từ sách, một tấm gương tràn đầy nghị lực từ một cuốn sách đã làm sống dậy trong họ niềm tin tươi sáng vào ngày mai và đã giúp họ vượt qua hoàn cảnh tưởng chừng không thể nào vượt qua nổi. Những cuốn sách như: “Chiến tranh và hòa bình” của Lép Tôn-xtôi, “Thép đã tôi thế đấy” của N.Ô-xtơ-rốp-xki. “Bất khuất” của Nguyễn Đức Thuận, “Sống như Anh” của Trần Đình Vân là những quyển sách như vậy.

Người xưa nói: “Hữu thư chân phú quí” (có sách mới thực sự là giàu sang) – đó là nói về sự giàu có của trí tuệ. Ở đời sự giàu có về trí tuệ là điều đáng kính phục và trân trọng nhất. Người trí thức, bậc hiền tài là vốn quý của xã hội. Câu nói ấy cũng có nghĩa khi nói về sách với vai trò là một tài sản. Nhiều tủ sách lớn, sách quý, sách hiếm là tài sản sáng giá của một cá nhân hay một gia đình, là niềm tự hào và hãnh diện. Nhiều khi không thể đem tiền tài ra để đong đếm được.

Nói tới sách tức là nói tới văn hóa đọc. Văn hóa là thước đo đánh giá trình độ văn minh của một quốc gia, một con người. Có nhiều cách thức, nhiều phương pháp để đọc sách. Điều đầu tiên là phải biết lựa chọn sách để đọc. Phải biết chọn một quyển sách hay có giá trị, nội dung tốt, bổ ích chứ không phải thấy cuốn sách nào cũng cho là hay là quý cả. Hãy nghe lời mách bảo của nhà văn với tư cách là người sáng tạo ra sách và là người ham đọc: “Sách có thể ít đi một chút nhưng phải tốt đẹp hơn, không nên đặt một cuốn sách tầm thường lên giá sách, đừng ăn cắp thời gian của người lao động” (N.Ô-xtơ-rốp-xki).

Người đọc có thể lựa chọn theo mục đích của công việc, theo cái mình cần đọc cần tra cứu phục vụ cho chuyên môn, cũng có thể lựa chọn theo sở thích, theo gu, theo lứa tuổi, theo thời gian. Song trước hết phải đọc được các sách từng là sách kinh điển sống mãi với thời gian của văn học thế giới, sách đạt giải Nôben, sách hay, sách quý – những cuốn sách một thời được gọi là sách gối đầu giường của con người, hay của một thế hệ. Những cuốn sách theo đánh giá của nhân loại là những cuốn sách đã làm thay đổi tư tưởng, tình cảm của một thế hệ, như: “Ruồi trâu” của Ethe Lilian Voynich, “Thép đã tôi thế đấy” của N.Ô-xtơ-rốp-xki, “Sông Đông êm đềm” của Sô-lô-khốp, “Cuốn theo chiều gió” của Mergaret Mitchell, “Những người khốn khổ” của Vich to Huy gô… Người đọc tìm thấy lý tưởng sống từ sách.

Đối với thiếu nhi cần phải đọc được các sách hay bồi bổ tâm hồn nâng cao nhân cách đem lại hiểu biết về thế giới, như: “Không gia đình” của Hec-to – Malo, “Túp lều Bác Tôm” của Harriet BeeCcher, “Tiếng gọi nơi hoang dã” của Jac- Lơn- đơn, “Rô-bin -sơn Cru-xô” của Đ. Đi-phô, “Trên sa mạc và trong rừng thẳm” của Henryk Sien Kievicz, “Chuyện phiêu liêu của Tom Xoyo” của Marke Twain,… các bậc cha mẹ, bậc phụ huynh cần phải ý thức sâu sắc vai trò của sách đối với con em mình và có hành động thiết thực xây dựng tủ sách gia đình, chú trọng tới sách văn học, để góp phần tác động xây dựng nhân cách cho các em. Nhà trường, thầy, cô giáo lại càng phải có trách nhiệm hướng dẫn, cao hơn là yêu cầu bắt buộc để các em được đọc những cuốn sách hay, bổ ích, thiết thực. Tuổi thơ nếu không được đọc sách sẽ làm cho tâm hồn các em còi cọc, khô cứng và trở nên thiệt thòi nhiều lắm. Các em không được đọc sách, tâm hồn sẽ trở nên nghèo nàn, nếu chẳng may gặp sóng gió cuồng phong sẽ dễ bị vấp ngã hoặc không có cách tháo gỡ. Những em được đọc sách sẽ nhân hậu hơn, gặp chuyện éo le, khó xử sẽ tìm được hướng giải quyết tích cực, không bị dòng đời xô đẩy hút về phía tiêu cực.

Con đường tốt nhất, ngắn nhất để nâng cao tri thức cho chính mình là tự học, là đọc sách báo hàng ngày. Phải thẩm thấu được điều hay, ý tốt ẩn chứa sau từng con chữ, từng trang sách. Gấp trang sách cuối cùng rồi thấy ta học được gì ở đó. Và còn phải biết đem điều hay, ý tốt học được từ trang sách vận hành vào trong công việc và cuộc sống.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky