Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Có ý kiến cho rằng: “Tình yêu quê hương đất nước là một đề tài sâu rộng trong mọi nền văn học Đông Tây kim cổ.” Qua các tác phẩm đã học và đọc thêm, em hãy chứng minh nhận định trên

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Yêu nước là một tình cảm, một trạng thái tâm lý tự nhiên của con người như tình yêu quê hương, xứ sở, sự gắn bó với ngôn ngữ và niềm tự hào về truyền thống… Yêu nước là một tình cảm xã hội, mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành đối với Tổ quốc, lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Yêu nước cũng có quá trình phát triển cùng với lịch sử phát triển của quốc gia dân tộc, theo quá trình đó thì tình cảm yêu nước có tính chất cảm tính ấy dần dần trở thành lý tính có nội dung tư tưởng, lý luận.

Thời kỳ Bắc thuộc hơn nghìn năm với tất cả âm mưu đồng hoá của ngoại bang là một thử thách hết sức ác liệt đối với sự tồn vong của đất nước, dân tộc. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo đã giành lại chủ quyền đất nước, giữ được vốn văn hoá và bản sắc dân tộc, không bị đồng hoá. Trong cuộc đấu tranh ấy, sự cố kết cộng đồng dân tộc và tinh thần yêu nước càng được tôi luyện và nâng cao.

Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là thời kỳ tồn tại nền độc lập lâu dài của đất nước. Nội dung bài thơ “ Nam quốc sơn hà” đã chứng tỏ một bước phát triển cao của tinh thần yêu nước và ý thức độc lập tự chủ. Trải qua ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi cùng với những bộ Binh thư, Hịch tướng sĩ, Di chúc của Trần Quốc Tuấn đã phản ánh sự trưởng thành của tinh thần yêu nước với nhận thức gắn nước với dân và sức mạnh “vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, nước nhà chung sức”, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc giữ nước”. Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát huy cao độ sức mạnh “nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương manh lệ”, phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính nhân dân sâu rộng. Những tổng kết trong “Bình Ngô đại cáo” cho thấy tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc đã phát triển lên trình độ của chủ nghĩa yêu nước với một nhận thức mang tính hệ thống, khái quát tương đối toàn diện về sự tồn tại của đất nước và dân tộc.

Yêu nước là một tình cảm, một trạng thái tâm lý tự nhiên của con người như tình yêu quê hương, xứ sở, sự gắn bó với ngôn ngữ và niềm tự hào về truyền thống… Yêu nước là một tình cảm xã hội, mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành đối với Tổ quốc, lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Yêu nước cũng có quá trình phát triển cùng với lịch sử phát triển của quốc gia dân tộc, theo quá trình đó thì tình cảm yêu nước có tính chất cảm tính ấy dần dần trở thành lý tính có nội dung tư tưởng, lý luận.

Thời kỳ Bắc thuộc hơn nghìn năm với tất cả âm mưu đồng hoá của ngoại bang là một thử thách hết sức ác liệt đối với sự tồn vong của đất nước, dân tộc. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo đã giành lại chủ quyền đất nước, giữ được vốn văn hoá và bản sắc dân tộc, không bị đồng hoá. Trong cuộc đấu tranh ấy, sự cố kết cộng đồng dân tộc và tinh thần yêu nước càng được tôi luyện và nâng cao.

Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là thời kỳ tồn tại nền độc lập lâu dài của đất nước. Nội dung bài thơ “ Nam quốc sơn hà” đã chứng tỏ một bước phát triển cao của tinh thần yêu nước và ý thức độc lập tự chủ. Trải qua ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi cùng với những bộ Binh thư, Hịch tướng sĩ, Di chúc của Trần Quốc Tuấn đã phản ánh sự trưởng thành của tinh thần yêu nước với nhận thức gắn nước với dân và sức mạnh “vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, nước nhà chung sức”, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc giữ nước”. Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát huy cao độ sức mạnh “nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương manh lệ”, phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính nhân dân sâu rộng. Những tổng kết trong “Bình Ngô đại cáo” cho thấy tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc đã phát triển lên trình độ của chủ nghĩa yêu nước với một nhận thức mang tính hệ thống, khái quát tương đối toàn diện về sự tồn tại của đất nước và dân tộc.

Chọn tập
Bình luận