Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Em hãy giải thích câu nói của Lênin: ”Học, học nữa, học mãi.”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Lê-nin là lãnh tụ của Đảng Cộng sản Nga. Tên tuổi và sự nghiệp của Lê-nin gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại (1917). Ông đã khuyên các đoàn viên thanh niên Cộng sản Nga, hãy: “Học. học nữa, học mãi”

Câu nói của Lê-nin chỉ rõ: việc học là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với mọi người, nhất là đối với tuổi trẻ. Phải học liên tục, học suốt đời. Không nên sao nhãng việc học tập. Không nên tự cho mình là tài giỏi mà không học tập.

Tại sao phải học? Học là một yêu cầu của sự tiến hoá, một họat động mang tính nhân văn của mỗi người. Học để có thể thoát khỏi sự ngu, tối tăm lạc hậu. Nếu không học hoặc vô học sẽ bị mọi người coi thường. Ngọc có mài mới sáng, người có học mới trở thành hữu dụng, có ích cho gia đình và xã hội.Học để làm người, người có văn hoá, người có học vấn. người có kiến thức. có tri thức, có hiểu biết. Học để lao động, làm ăn, để vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, để có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại.

Trong xã hội cũ. người có học gọi là kẻ sĩ; đứng đầu trong vị thế xã hội: sĩ, nông, công, thương. Trong xã hội ngày nay, người có học, người tài giỏi được gọi là nhà trí thức, người có chất xám, được trọng vọng.

Tóm lại, muốn có cuộc đời tốt đẹp, muốn sống sang trọng, sống có văn hoá thì phải học. Xưa, nay kẻ thấp hèn vì không có học. vì không được học, nên có được quý trọng bao giờ. Câu cổ ngữ: “Bất học diện tường”, nghĩa là người không học, kẻ vô học như úp mặt vào bức tường. Suy nghĩ về câu ấy, ta càng thấy rõ việc học vô cùng quan trọng đối với bất cứ ai.

Phải học gì? Câu hỏi ấy luôn luôn đặt ra cho mọi người.

Học chữ để biết đọc. biết viết, để không bị mù chữ.Học văn hoá, học ngoại ngữ, học khoa học kĩ thuật, học công nghệ thông tin, học nghề. Nên nhớ: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Học lao động, học chuyên môn nông nghiệp, chăn nuôi, học y dược, học xây dựng kiến trúc, v.v…). Còn học triết học, học chính trị, hex: suy nghĩ. Chỉ học cái tiên tiến, hiện đại. Không học cái lạc hậu, học cái mê tín dị đoan. Nếu chọn nghề không đúng, nếu không có trình độ lí luận thì khi bước vào đời sẽ bối rối, gặp khó khăn và đỡ bị người ta “dắt mũi lôi đi!

Một câu hỏi nữa được đặt ra khi nói về việc học, đó là học như thế nào? Học theo trường lớp. Học thầy, học bạn. Các câu tục ngữ sau đây cần ghi nhớ: “Không thầy đố mày làm nên”, “Học thầy không tày học bạn”. Học trong cuộc sống, học nhân dân, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Học phải đi đôi với hành; gắn lí thuyết với thực tế thực tiễn. Tránh học lí thuyết suông, xa rời thực tế. Phải tự học, phải biết nghiên cứu khoa học. Ông cẩm Luỹ (Thần Đèn chuyển nhà), Vua Chuột Trần Quang Thiều (Thường Tín, Hà Nội) và hàng trăm nhà sáng chế được báo chí và nhân dân ngợi ca là những tấm gương sáng về học và hành để chúng ta noi gương.

Tại sao phải học nữa? Học nữa là biểu thị một thái độ, một tinh thần cầu tiến, không bao giờ tự cho mình là tài giỏi, chẳng cần phải học. Xã hội phát triển không ngừng, khoa học kĩ thuật phát triển không ngừng, cho nên phải học nữa, phải được đào tạo lại, nếu không sẽ bị lạc hậu, không cáng đáng được công việc, không ai mời, không ai thuê. Biển học rộng mênh mông, sự hiểu biết của mỗi người có giới hạn, chỉ là một giọt nước nhỏ bé mà thôi. Nhà bác học cũng phải học. Chuyện cũ kể rằng Lé Quý Đôn. nhà bác học lừng danh của Đại Việt trong thế kỉ XVIII, lúc chết sách còn để quanh đầu, trang sách đọc dở dang còn để trên ngực!

Học nữa để tự làm mới mình, tự đổi mới mình, để tiến kịp bạn bè. tiến kịp thời đại, không bị lạc hậu. Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, trong nền kinh tế thị trường nên cần ý thức được rằng việc học nữa là một nhu cầu, một yêu cầu quan trọng.

Đã học nữa sao cần phải học mãn Còn sống còn lao động, còn làm việc, còn suy nghĩ nên phải học, học mãi. Học mãi để tự vận động, làm cho đầu óc được minh mẫn. Có người mới 50 tuổi đã kêu già, nhưng trái lại nhiều người bảy mươi, tám mươi tuổi vẫn đọc báo, xem sách, xem tivi, nghe nhạc, đi chơi đó đây. Họat động đó đâu chỉ là sự giải trí mà còn thể hiện một nhân cách đầy sinh khí, tự cho mình là “bất tri túc ” (biết không đủ, biết chưa nhiều). Học mãi là sự biểu hiện hiếu học, một nhu cầu để sống, để tồn tại. Lê Thánh Tông là một ông vua anh minh của nước ta có vần thơ tự thuật, tự nói về mình:

“Trống dời canh còn đọc sách,

Chiêng xế bóng chửa thôi chầu”.

Chiêng là mặt trời. Một ông vua vĩ đại quá: đêm nào cũng thức khuya để đọc sách (học nữa, học mãi), ngày đã tàn vẫn còn cùng các quan lo bàn việc nước, việc Triều đình.

Nhà nước Liên Xô do Lê-nin xây dựng nên đã bị sụp đổ cuối thế kỉ XX. Nhiều điều, nhiều lí luận của Lê-nin không còn nguyên giá trị. Chân lí vốn mang tính khách quan và không ngừng được điều chỉnh. Nhưng câu nói của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi” là một chân lí, một lời khuyên, một châm ngôn sống và hành động rất có ích và thiết thực đối với mỗi chúng ta.

Đất nước đang phát triển và đổi mới, hiện đại hoá, công nghiệp hoá. “một ngày bằng hai mươi năm’’. Tuổi trẻ chúng ta phải chăm chỉ, siêng năng, khiêm tốn học hành để có học vấn chuyên sâu, sớm đem tài năng góp phần xây dựng đất nước. “Học, học hữa, học mãi ” để có thực học. thực tài. Chớ chạy theo hư danh, lấy cái danh, cái bằng cấp giáo sư rởm, tiến sĩ rởm để lò thiên hạ mà chẳng được tích sự gì cho nhân dân và cho đất nước.

Lê-nin là lãnh tụ của Đảng Cộng sản Nga. Tên tuổi và sự nghiệp của Lê-nin gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại (1917). Ông đã khuyên các đoàn viên thanh niên Cộng sản Nga, hãy: “Học. học nữa, học mãi”

Câu nói của Lê-nin chỉ rõ: việc học là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với mọi người, nhất là đối với tuổi trẻ. Phải học liên tục, học suốt đời. Không nên sao nhãng việc học tập. Không nên tự cho mình là tài giỏi mà không học tập.

Tại sao phải học? Học là một yêu cầu của sự tiến hoá, một họat động mang tính nhân văn của mỗi người. Học để có thể thoát khỏi sự ngu, tối tăm lạc hậu. Nếu không học hoặc vô học sẽ bị mọi người coi thường. Ngọc có mài mới sáng, người có học mới trở thành hữu dụng, có ích cho gia đình và xã hội.Học để làm người, người có văn hoá, người có học vấn. người có kiến thức. có tri thức, có hiểu biết. Học để lao động, làm ăn, để vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, để có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại.

Trong xã hội cũ. người có học gọi là kẻ sĩ; đứng đầu trong vị thế xã hội: sĩ, nông, công, thương. Trong xã hội ngày nay, người có học, người tài giỏi được gọi là nhà trí thức, người có chất xám, được trọng vọng.

Tóm lại, muốn có cuộc đời tốt đẹp, muốn sống sang trọng, sống có văn hoá thì phải học. Xưa, nay kẻ thấp hèn vì không có học. vì không được học, nên có được quý trọng bao giờ. Câu cổ ngữ: “Bất học diện tường”, nghĩa là người không học, kẻ vô học như úp mặt vào bức tường. Suy nghĩ về câu ấy, ta càng thấy rõ việc học vô cùng quan trọng đối với bất cứ ai.

Phải học gì? Câu hỏi ấy luôn luôn đặt ra cho mọi người.

Học chữ để biết đọc. biết viết, để không bị mù chữ.Học văn hoá, học ngoại ngữ, học khoa học kĩ thuật, học công nghệ thông tin, học nghề. Nên nhớ: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Học lao động, học chuyên môn nông nghiệp, chăn nuôi, học y dược, học xây dựng kiến trúc, v.v…). Còn học triết học, học chính trị, hex: suy nghĩ. Chỉ học cái tiên tiến, hiện đại. Không học cái lạc hậu, học cái mê tín dị đoan. Nếu chọn nghề không đúng, nếu không có trình độ lí luận thì khi bước vào đời sẽ bối rối, gặp khó khăn và đỡ bị người ta “dắt mũi lôi đi!

Một câu hỏi nữa được đặt ra khi nói về việc học, đó là học như thế nào? Học theo trường lớp. Học thầy, học bạn. Các câu tục ngữ sau đây cần ghi nhớ: “Không thầy đố mày làm nên”, “Học thầy không tày học bạn”. Học trong cuộc sống, học nhân dân, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Học phải đi đôi với hành; gắn lí thuyết với thực tế thực tiễn. Tránh học lí thuyết suông, xa rời thực tế. Phải tự học, phải biết nghiên cứu khoa học. Ông cẩm Luỹ (Thần Đèn chuyển nhà), Vua Chuột Trần Quang Thiều (Thường Tín, Hà Nội) và hàng trăm nhà sáng chế được báo chí và nhân dân ngợi ca là những tấm gương sáng về học và hành để chúng ta noi gương.

Tại sao phải học nữa? Học nữa là biểu thị một thái độ, một tinh thần cầu tiến, không bao giờ tự cho mình là tài giỏi, chẳng cần phải học. Xã hội phát triển không ngừng, khoa học kĩ thuật phát triển không ngừng, cho nên phải học nữa, phải được đào tạo lại, nếu không sẽ bị lạc hậu, không cáng đáng được công việc, không ai mời, không ai thuê. Biển học rộng mênh mông, sự hiểu biết của mỗi người có giới hạn, chỉ là một giọt nước nhỏ bé mà thôi. Nhà bác học cũng phải học. Chuyện cũ kể rằng Lé Quý Đôn. nhà bác học lừng danh của Đại Việt trong thế kỉ XVIII, lúc chết sách còn để quanh đầu, trang sách đọc dở dang còn để trên ngực!

Học nữa để tự làm mới mình, tự đổi mới mình, để tiến kịp bạn bè. tiến kịp thời đại, không bị lạc hậu. Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, trong nền kinh tế thị trường nên cần ý thức được rằng việc học nữa là một nhu cầu, một yêu cầu quan trọng.

Đã học nữa sao cần phải học mãn Còn sống còn lao động, còn làm việc, còn suy nghĩ nên phải học, học mãi. Học mãi để tự vận động, làm cho đầu óc được minh mẫn. Có người mới 50 tuổi đã kêu già, nhưng trái lại nhiều người bảy mươi, tám mươi tuổi vẫn đọc báo, xem sách, xem tivi, nghe nhạc, đi chơi đó đây. Họat động đó đâu chỉ là sự giải trí mà còn thể hiện một nhân cách đầy sinh khí, tự cho mình là “bất tri túc ” (biết không đủ, biết chưa nhiều). Học mãi là sự biểu hiện hiếu học, một nhu cầu để sống, để tồn tại. Lê Thánh Tông là một ông vua anh minh của nước ta có vần thơ tự thuật, tự nói về mình:

“Trống dời canh còn đọc sách,

Chiêng xế bóng chửa thôi chầu”.

Chiêng là mặt trời. Một ông vua vĩ đại quá: đêm nào cũng thức khuya để đọc sách (học nữa, học mãi), ngày đã tàn vẫn còn cùng các quan lo bàn việc nước, việc Triều đình.

Nhà nước Liên Xô do Lê-nin xây dựng nên đã bị sụp đổ cuối thế kỉ XX. Nhiều điều, nhiều lí luận của Lê-nin không còn nguyên giá trị. Chân lí vốn mang tính khách quan và không ngừng được điều chỉnh. Nhưng câu nói của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi” là một chân lí, một lời khuyên, một châm ngôn sống và hành động rất có ích và thiết thực đối với mỗi chúng ta.

Đất nước đang phát triển và đổi mới, hiện đại hoá, công nghiệp hoá. “một ngày bằng hai mươi năm’’. Tuổi trẻ chúng ta phải chăm chỉ, siêng năng, khiêm tốn học hành để có học vấn chuyên sâu, sớm đem tài năng góp phần xây dựng đất nước. “Học, học hữa, học mãi ” để có thực học. thực tài. Chớ chạy theo hư danh, lấy cái danh, cái bằng cấp giáo sư rởm, tiến sĩ rởm để lò thiên hạ mà chẳng được tích sự gì cho nhân dân và cho đất nước.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky