Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Hãy giải thích câu tục ngữ: “Giấy rách phải giữ lấy lề”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Phẩm giá, đạo đức của con người rất quan trọng. Người ta cố thể sống thiếu thốn về vật chất chứ không thể nào đánh mất nhân cách, danh dự, lòng tự trọng của mình được. Vì vậy, ông bà xưa có nói: “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Câu tục ngữ trên nhằm nhắc nhở chúng ta: Dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào cũng phải giữ gìn nhân cách, phẩm giá của con người.

Câu tục ngữ có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc.

Lề” là cái gì mà ta “phải giữ”? Trên tờ giấy, trang vở, trang sách, hình thành một đường kẻ, một đường thẳng, phân định làm 2 phần theo chiều dọc. Trước lúc viết phải biết kẻ lề. Lề nằm bên trái, chiếm một tỉ lệ vừa phải, hợp lí với tờ giấy, trang sách vở. hi là một khoảng trắng nghệ thuật làm cho trang viết, trang sách thêm đẹp, một vẻ đẹp trang nhã. Đặc biệt trên lề trang giấy bài tập của học sinh, thầy giáo, cô giáo ghi một cách ngắn gọn lời nhận xét, đánh giá đúng sai, hoặc khen, chê về chất lượng, về phẩm hạnh trong học tập của học trò. Cũng cần biết, thì từ viết trên tờ giấy, nếu không có lề là khiếm nhã. Quyển vở hoặc tờ giấy bài tập của học sinh mà thiếu lề hoặc lề kẻ một cách tùy tiện, điều đó phản ánh một tinh thần học tập thiếu nền nếp chu đáo.

Hai chữ “phải giữ” nhắc nhở một ý thức, một quyết tâm bảo vệ, giữ gìn một cách trọn vẹn. Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” thật là giản dị và dễ hiểu. Cuốn sách, quyển vỏ không thể không có lề. Giấy có thể bị rách (do khách quan hay chủ quan) nhưng phần lề, gốc lề vẫn được giữ lại trong cuốn sách, quyển vở. Con người ta cũng vậy, khi đứng trước mọi khó khăn, họan nạn, phải biết nêu cao lòng tự tôn tự trọng, biết giữ lấy gia phong, truyền thống tốt đẹp của ông bà, tổ tiên, của gia đình mình.

Theo như câu tục ngữ, tờ giấy kia dù có bị “rách”, không còn nguyên vẹn nhưng phải giữ được “cái lề” của nó để người ta còn nhận ra là “tờ giấy”, còn người cũng vậy, dù bị nghèo túng, lâm vào tình thế bức bách, ta cũng phải có lòng tự trọng, không nên làm những điều xằng bậy, xấu xa.. Sống ở trên đời, người ta quý trọng nhau là ở nhân cách, phẩm giá chứ không chỉ biết có tiền bạc. Có tiền thật nhiều, sang trọng hơn người nhưng lại thiếu đạo đức, không có nhân cách thì liệu mọi người có quý yêu ta không? Trong những lúc khó khăn, thiếu thốn hoặc lúc gian nan khốn đốn thì nhân cách của con người thường được thể hiện rõ nhất. Xưa kia, danh tướng Trần Bình Trọng khi bị giặc bắt, giữa cái sống và cái chết, ông đã khẳng khái chọn cái chết: “Ta thà làm quỉ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Còn nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu với tình cảm đầy cảm phục. Chồng thì bị “trói gô” ở đình làng vì không có tiền nộp sưu cho Nhà nước, còn con thì “đói vàng cả mắt”, vậy mà chị đã mạnh dạn ném nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư An để giữ gìn tiết hạnh với chồng. Càng xúc động và khâm phục biết bao trước cái chết của lão Hạc – nhân vật chính trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao – thà ăn bả chó để được chết quách đi chứ không thể tiếp tục sống đói nghèo để rồi sẽ theo gót Bình Tư làm nghề ăn trộm nuôi thân. Thật đáng trân trọng biết bao những cuộc đời cao đẹp.

Là con người, ta phải có nhân cách đạo đức. Nhân cách ấy giúp ta giữ cho bản thân sống tốt đẹp và nhân cách giúp ta gần gũi, thân ái với mọi người trong cộng đồng xã hội. Nếu mọi người đều ý thức được điều này thì xã hội sẽ tiến bộ, văn minh và tươi đẹp hơn.

Câu tục ngữ này là lời giáo huấn quý báu cho những ai coi thường nhân cách, bán rẻ danh dự lương tâm. Ta đừng vì một nghịch cảnh nào, vi một lí do nào mà quên đi lời dạy sâu đậm đạo đức trên. Hiện nay, đất nước trong thời kì mở cửa, đón nhận luồng sinh khí mới tiến bộ văn minh từ nước ngoài vào. Tuy nhiên, ta cần phải hiểu rằng: văn minh tiến bộ là mặt bên ngoài của xã hội, còn mặt bên trong của nó vẫn rất quan trọng, vì đây mới thực sự là sự tồn vong của một đất nước, đó là đạo đức. Ta phải giữ gìn, bảo vệ và phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc, như vậy là ta đã giữ “cái lề” của xã hội, của đất nước.

Từ hình ảnh “tờ giấy”, ông cha ta giáo dục lớp con cháu đời sau bằng một bài học đạo đức làm người thật sâu sắc và quý báu. Để xứng đáng và không hổ thẹn với người đi trước, chúng ta cần phải thận trọng khi bắt tay vào một công việc gì mà việc đó có liên quan đến danh dự bản thân, danh dự gia đình, danh dự của đất nước hầu tránh được những hậu quả sau này.

Phẩm giá, đạo đức của con người rất quan trọng. Người ta cố thể sống thiếu thốn về vật chất chứ không thể nào đánh mất nhân cách, danh dự, lòng tự trọng của mình được. Vì vậy, ông bà xưa có nói: “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Câu tục ngữ trên nhằm nhắc nhở chúng ta: Dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào cũng phải giữ gìn nhân cách, phẩm giá của con người.

Câu tục ngữ có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc.

Lề” là cái gì mà ta “phải giữ”? Trên tờ giấy, trang vở, trang sách, hình thành một đường kẻ, một đường thẳng, phân định làm 2 phần theo chiều dọc. Trước lúc viết phải biết kẻ lề. Lề nằm bên trái, chiếm một tỉ lệ vừa phải, hợp lí với tờ giấy, trang sách vở. hi là một khoảng trắng nghệ thuật làm cho trang viết, trang sách thêm đẹp, một vẻ đẹp trang nhã. Đặc biệt trên lề trang giấy bài tập của học sinh, thầy giáo, cô giáo ghi một cách ngắn gọn lời nhận xét, đánh giá đúng sai, hoặc khen, chê về chất lượng, về phẩm hạnh trong học tập của học trò. Cũng cần biết, thì từ viết trên tờ giấy, nếu không có lề là khiếm nhã. Quyển vở hoặc tờ giấy bài tập của học sinh mà thiếu lề hoặc lề kẻ một cách tùy tiện, điều đó phản ánh một tinh thần học tập thiếu nền nếp chu đáo.

Hai chữ “phải giữ” nhắc nhở một ý thức, một quyết tâm bảo vệ, giữ gìn một cách trọn vẹn. Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” thật là giản dị và dễ hiểu. Cuốn sách, quyển vỏ không thể không có lề. Giấy có thể bị rách (do khách quan hay chủ quan) nhưng phần lề, gốc lề vẫn được giữ lại trong cuốn sách, quyển vở. Con người ta cũng vậy, khi đứng trước mọi khó khăn, họan nạn, phải biết nêu cao lòng tự tôn tự trọng, biết giữ lấy gia phong, truyền thống tốt đẹp của ông bà, tổ tiên, của gia đình mình.

Theo như câu tục ngữ, tờ giấy kia dù có bị “rách”, không còn nguyên vẹn nhưng phải giữ được “cái lề” của nó để người ta còn nhận ra là “tờ giấy”, còn người cũng vậy, dù bị nghèo túng, lâm vào tình thế bức bách, ta cũng phải có lòng tự trọng, không nên làm những điều xằng bậy, xấu xa.. Sống ở trên đời, người ta quý trọng nhau là ở nhân cách, phẩm giá chứ không chỉ biết có tiền bạc. Có tiền thật nhiều, sang trọng hơn người nhưng lại thiếu đạo đức, không có nhân cách thì liệu mọi người có quý yêu ta không? Trong những lúc khó khăn, thiếu thốn hoặc lúc gian nan khốn đốn thì nhân cách của con người thường được thể hiện rõ nhất. Xưa kia, danh tướng Trần Bình Trọng khi bị giặc bắt, giữa cái sống và cái chết, ông đã khẳng khái chọn cái chết: “Ta thà làm quỉ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Còn nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu với tình cảm đầy cảm phục. Chồng thì bị “trói gô” ở đình làng vì không có tiền nộp sưu cho Nhà nước, còn con thì “đói vàng cả mắt”, vậy mà chị đã mạnh dạn ném nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư An để giữ gìn tiết hạnh với chồng. Càng xúc động và khâm phục biết bao trước cái chết của lão Hạc – nhân vật chính trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao – thà ăn bả chó để được chết quách đi chứ không thể tiếp tục sống đói nghèo để rồi sẽ theo gót Bình Tư làm nghề ăn trộm nuôi thân. Thật đáng trân trọng biết bao những cuộc đời cao đẹp.

Là con người, ta phải có nhân cách đạo đức. Nhân cách ấy giúp ta giữ cho bản thân sống tốt đẹp và nhân cách giúp ta gần gũi, thân ái với mọi người trong cộng đồng xã hội. Nếu mọi người đều ý thức được điều này thì xã hội sẽ tiến bộ, văn minh và tươi đẹp hơn.

Câu tục ngữ này là lời giáo huấn quý báu cho những ai coi thường nhân cách, bán rẻ danh dự lương tâm. Ta đừng vì một nghịch cảnh nào, vi một lí do nào mà quên đi lời dạy sâu đậm đạo đức trên. Hiện nay, đất nước trong thời kì mở cửa, đón nhận luồng sinh khí mới tiến bộ văn minh từ nước ngoài vào. Tuy nhiên, ta cần phải hiểu rằng: văn minh tiến bộ là mặt bên ngoài của xã hội, còn mặt bên trong của nó vẫn rất quan trọng, vì đây mới thực sự là sự tồn vong của một đất nước, đó là đạo đức. Ta phải giữ gìn, bảo vệ và phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc, như vậy là ta đã giữ “cái lề” của xã hội, của đất nước.

Từ hình ảnh “tờ giấy”, ông cha ta giáo dục lớp con cháu đời sau bằng một bài học đạo đức làm người thật sâu sắc và quý báu. Để xứng đáng và không hổ thẹn với người đi trước, chúng ta cần phải thận trọng khi bắt tay vào một công việc gì mà việc đó có liên quan đến danh dự bản thân, danh dự gia đình, danh dự của đất nước hầu tránh được những hậu quả sau này.

Chọn tập
Bình luận