Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Giải thích câu ca dao: “Uống nước nhớ nguồn”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Từ khi sinh ra, chúng ta đã nhận được sự bao bọc, chở che của cha mẹ. Lớn lên một chút, ta đi học có cô thầy là người uốn nắn, dạy dỗ chúng ta từ kiến thức đến làm người. Để trở thành một con người sống đúng nghĩa là “sống và cống hiến”, chúng ta luôn cần có sự giúp đỡ của những người xung quanh. Những người đó là người có ơn đối với chúng ta. Và theo đạo lý làm người của dân tộc Việt, chúng ta luôn phải biết “uống nước nhớ nguồn”.

Uống nước nhớ nguồn là câu tục ngữ quen thuộc của người Việt Nam từ bao đời nay. Chỉ bằng bốn từ ngắn gọn mà súc tích, câu tục ngữ là bài học nhân cách làm người của cha ông ta. Đó là trân trọng và biết ơn những người đi trước có công với mình. Ông cha ta luôn sử dụng những hình ảnh gần gũi, quen thuộc và dễ liên tưởng. Hình ảnh “nước”, “nguồn” rất gần gũi với con người Việt Nam. “Nước” luôn chảy từ “nguồn”. Không có “nguồn” cũng sẽ không có “nước”. “Nước” là trong “nguồn” xảy ra. Đó là quy luật. Từ hai hình ảnh này, ông cha ta muốn ngụ ý đến người đi sau nhớ công ơn người đi trước cũng như quy luật. “Uống nước” là lấy đi, là sử dụng những gì tinh túy của “nguồn” làm ra. Những người đi trước đã lao động, tạo ra những thành quả để chúng ta được thừa hưởng, sử dụng. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận công lao của những người đã làm ra thành quả đó. Bằng bốn từ ngắn gọn mà ý nghĩa sâu sa. “Uống nước nhớ nguồn” nói lên một mối quan hệ lịch sử, xã hội. Đó là bài học về lòng biết ơn, về sự hưởng thụ, và nghĩa vụ. Câu tục ngữ là một lời nhắc nhở con người một bài học đạo đức quí báu: phải biết nhớ ơn những người đã đem những điều tốt đẹp cho mình. Câu tục ngữ vừa là lời nhắc nhở, vừa nói lên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, một quan niệm nhân sinh đầy tình người, đúc kết một nét đẹp về đạo lý, nhắc nhở mỗi người sống có tình có nghĩa, trọn vẹn thủy chung. Lòng biết ơn là một thứ cảm xúc, tình cảm rất đẹp. Câu tục ngữ giáo dục chúng ta biết ơn ông bà, cha mẹ, biết ơn những con người không tên đã dùng mồ hôi xương máu của mình để bảo vệ tổ quốc giành độc lập cho dân tộc. Bát cơm ta ăn, mái nhà ta ở, trang sách, ngọn đèn, ngôi trường soi sáng tâm hồn ta…. đã thấm sâu công ơn hàng triệu người dân cày, người thợ, người thầy. Lá quốc kỳ đỏ thắm, đất nước độc lập thanh bình…. là do xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Giang sơn gấm vóc hôm nay là do nguồn thiêng ông cha, như Nguyễn Khoa Điềm đã từng ca ngợi:

“Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu nằm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ”

Lòng biết ơn không chỉ được khắc sâu trong tâm hồn mà còn phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tục cúng lễ giỗ tết với nén hương thơm tỏa khói trên bàn thờ gia tiên. Con cái chăm học chăm làm, sống tốt đẹp làm vẻ vang cho dòng họ, biết săn sóc ông bà cha mẹ khi già yếu. Học sinh biết tôn sư trọng đạo…. Đó là hành động biết “Uống nước nhớ nguồn”. Để giáo dục con người có lòng biết ơn, ngay từ thuở nhỏ ta đa được nghe rất nhiều những câu tục ngữ ca dao khác. Chúng đã thấm sâu vào máu thịt hồn người:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Ngoài biết ơn, chúng ta cũng phải nghĩ đến làm ơn. Bởi “sống là cho đâu chỉ để riêng mình”. Lòng biết ơn luôn nhắc nhở chúng ta vừa nhớ tới cội nguồn, tới thế hệ đi trước, đồng thời nghĩ tới những lớp người mai sau. Biết nhớ nguồn còn phải biết khơi nguồn là vậy.

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là bài học lớn dạy ta biết làm người. Nó gợi nhớ trong lòng ta một ơn nghĩa sâu nặng:

“Com cha áo mẹ chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”

Nhân đây, tôi xin kể một câu chuyện ngắn về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Một chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, bất cứ một bộ môn nào anh ta cũng đạt loại xuất sắc. Anh nộp đơn vào vị trí quản lý của một công ty lớn, đã qua nhiều vòng sơ tuyển và hiện tại anh đã chạm chân đến vòng phỏng vấn do đích thân giám đốc công ty ra mặt. Ông giám đốc đã rất bất ngờ về bản CV của anh. Ông ta hỏi anh có bao giờ được nhận học bổng từ trường. Anh trả lời là không. Ông giám đốc tiếp lời, bố anh là người chu cấp tiền học phí cho anh. Anh trả lời bố anh đã mất từ khi anh một tuổi. Ông giám đốc lại nói, mẹ anh làm ở công ty nào. Anh trả lời mẹ tôi giặt quần áo thuê. Sau khi xem xét cũng như nhìn đôi bàn tay mềm mịn của anh, ông giám đốc yêu cầu anh về nhà rửa tay cho mẹ mình. Ông biết rằng từ trước tới nay, anh chưa bao giờ phụ mẹ giặt đồ. Anh nghe lời và về nhà làm đúng như lời ông giám đốc nói. Vừa rửa tay cho mẹ anh vừa khóc, những vết chai sạn trên tay của mẹ anh mới thấm nhuần bao vất vả của mẹ để nuôi lớn cũng như gánh vác khoản học phí của mình. Hôm sau, anh quay lại và nói với giám đốc rằng: “Tôi đã hiểu ra ba điều. Thứ nhất kiếm tiền rất vất vả. Thứ hai, không phải lúc nào tiền cũng là quan trọng. Thứ ba tôi hiểu công lao của mẹ đã dành cho tôi”. Sau khi nghe câu trả lời của anh, ông giám đốc đã rất hài lòng và anh đã trúng tuyển. Đọc xong câu truyện có thể thấy rằng để có được thành công thì sau ánh hào quang không bao giờ thiếu đi những con người, những bước đệm, những nấc thang mà người khác xây nên cho chúng ta bước qua. Hãy luôn nhớ điều đó. Hãy luôn ghi nhớ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Từ khi sinh ra, chúng ta đã nhận được sự bao bọc, chở che của cha mẹ. Lớn lên một chút, ta đi học có cô thầy là người uốn nắn, dạy dỗ chúng ta từ kiến thức đến làm người. Để trở thành một con người sống đúng nghĩa là “sống và cống hiến”, chúng ta luôn cần có sự giúp đỡ của những người xung quanh. Những người đó là người có ơn đối với chúng ta. Và theo đạo lý làm người của dân tộc Việt, chúng ta luôn phải biết “uống nước nhớ nguồn”.

Uống nước nhớ nguồn là câu tục ngữ quen thuộc của người Việt Nam từ bao đời nay. Chỉ bằng bốn từ ngắn gọn mà súc tích, câu tục ngữ là bài học nhân cách làm người của cha ông ta. Đó là trân trọng và biết ơn những người đi trước có công với mình. Ông cha ta luôn sử dụng những hình ảnh gần gũi, quen thuộc và dễ liên tưởng. Hình ảnh “nước”, “nguồn” rất gần gũi với con người Việt Nam. “Nước” luôn chảy từ “nguồn”. Không có “nguồn” cũng sẽ không có “nước”. “Nước” là trong “nguồn” xảy ra. Đó là quy luật. Từ hai hình ảnh này, ông cha ta muốn ngụ ý đến người đi sau nhớ công ơn người đi trước cũng như quy luật. “Uống nước” là lấy đi, là sử dụng những gì tinh túy của “nguồn” làm ra. Những người đi trước đã lao động, tạo ra những thành quả để chúng ta được thừa hưởng, sử dụng. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận công lao của những người đã làm ra thành quả đó. Bằng bốn từ ngắn gọn mà ý nghĩa sâu sa. “Uống nước nhớ nguồn” nói lên một mối quan hệ lịch sử, xã hội. Đó là bài học về lòng biết ơn, về sự hưởng thụ, và nghĩa vụ. Câu tục ngữ là một lời nhắc nhở con người một bài học đạo đức quí báu: phải biết nhớ ơn những người đã đem những điều tốt đẹp cho mình. Câu tục ngữ vừa là lời nhắc nhở, vừa nói lên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, một quan niệm nhân sinh đầy tình người, đúc kết một nét đẹp về đạo lý, nhắc nhở mỗi người sống có tình có nghĩa, trọn vẹn thủy chung. Lòng biết ơn là một thứ cảm xúc, tình cảm rất đẹp. Câu tục ngữ giáo dục chúng ta biết ơn ông bà, cha mẹ, biết ơn những con người không tên đã dùng mồ hôi xương máu của mình để bảo vệ tổ quốc giành độc lập cho dân tộc. Bát cơm ta ăn, mái nhà ta ở, trang sách, ngọn đèn, ngôi trường soi sáng tâm hồn ta…. đã thấm sâu công ơn hàng triệu người dân cày, người thợ, người thầy. Lá quốc kỳ đỏ thắm, đất nước độc lập thanh bình…. là do xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Giang sơn gấm vóc hôm nay là do nguồn thiêng ông cha, như Nguyễn Khoa Điềm đã từng ca ngợi:

“Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu nằm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ”

Lòng biết ơn không chỉ được khắc sâu trong tâm hồn mà còn phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tục cúng lễ giỗ tết với nén hương thơm tỏa khói trên bàn thờ gia tiên. Con cái chăm học chăm làm, sống tốt đẹp làm vẻ vang cho dòng họ, biết săn sóc ông bà cha mẹ khi già yếu. Học sinh biết tôn sư trọng đạo…. Đó là hành động biết “Uống nước nhớ nguồn”. Để giáo dục con người có lòng biết ơn, ngay từ thuở nhỏ ta đa được nghe rất nhiều những câu tục ngữ ca dao khác. Chúng đã thấm sâu vào máu thịt hồn người:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Ngoài biết ơn, chúng ta cũng phải nghĩ đến làm ơn. Bởi “sống là cho đâu chỉ để riêng mình”. Lòng biết ơn luôn nhắc nhở chúng ta vừa nhớ tới cội nguồn, tới thế hệ đi trước, đồng thời nghĩ tới những lớp người mai sau. Biết nhớ nguồn còn phải biết khơi nguồn là vậy.

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là bài học lớn dạy ta biết làm người. Nó gợi nhớ trong lòng ta một ơn nghĩa sâu nặng:

“Com cha áo mẹ chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”

Nhân đây, tôi xin kể một câu chuyện ngắn về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Một chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, bất cứ một bộ môn nào anh ta cũng đạt loại xuất sắc. Anh nộp đơn vào vị trí quản lý của một công ty lớn, đã qua nhiều vòng sơ tuyển và hiện tại anh đã chạm chân đến vòng phỏng vấn do đích thân giám đốc công ty ra mặt. Ông giám đốc đã rất bất ngờ về bản CV của anh. Ông ta hỏi anh có bao giờ được nhận học bổng từ trường. Anh trả lời là không. Ông giám đốc tiếp lời, bố anh là người chu cấp tiền học phí cho anh. Anh trả lời bố anh đã mất từ khi anh một tuổi. Ông giám đốc lại nói, mẹ anh làm ở công ty nào. Anh trả lời mẹ tôi giặt quần áo thuê. Sau khi xem xét cũng như nhìn đôi bàn tay mềm mịn của anh, ông giám đốc yêu cầu anh về nhà rửa tay cho mẹ mình. Ông biết rằng từ trước tới nay, anh chưa bao giờ phụ mẹ giặt đồ. Anh nghe lời và về nhà làm đúng như lời ông giám đốc nói. Vừa rửa tay cho mẹ anh vừa khóc, những vết chai sạn trên tay của mẹ anh mới thấm nhuần bao vất vả của mẹ để nuôi lớn cũng như gánh vác khoản học phí của mình. Hôm sau, anh quay lại và nói với giám đốc rằng: “Tôi đã hiểu ra ba điều. Thứ nhất kiếm tiền rất vất vả. Thứ hai, không phải lúc nào tiền cũng là quan trọng. Thứ ba tôi hiểu công lao của mẹ đã dành cho tôi”. Sau khi nghe câu trả lời của anh, ông giám đốc đã rất hài lòng và anh đã trúng tuyển. Đọc xong câu truyện có thể thấy rằng để có được thành công thì sau ánh hào quang không bao giờ thiếu đi những con người, những bước đệm, những nấc thang mà người khác xây nên cho chúng ta bước qua. Hãy luôn nhớ điều đó. Hãy luôn ghi nhớ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky