Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Anh/ chị hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Dân gian xưa có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Hãy thử hỏi những người chiến thắng xem có mấy ai bước tới bục vinh quang mà không cần chăm chỉ luyện tập? những con đường dẫn tới thành công hầu như chẳng bao giờ thẳng tăm tắp, mà đều phải vượt qua bao chông gai mới đến được thành công.

Ta thấy câu tục ngữ trên có 2 vế. Vế thứ nhất là điều kiện:”Có công mài sắt”, vế thứ hai là kết quả:”Có ngày nên kim”. Hai vế này tương ứng với nhau: Có công/có ngày, mài sắt/nên kim. Để biến sắt thành kim, không có phép màu gì cả, tất cả là nhờ sự cần cù, kiên nhẫn của người làm ra kim. Chiếc kim thì bé nhỏ nhưng thật hoàn hảo. Thân kim tròn, đầu kim nhọn, cuối thân kim có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua. Muốn từ sắt thành kim thì phải trải qua một quá trình tôi luyện, công phu. Ai có lòng kiên nhẫn, bền bỉ mài sắt, sẽ có ngày có được cây kim. Câu tục ngữ muốn nói rằng, để thành công cần đức kiên nhẫn, ý chí và sức bền bỉ. Từ đời xưa cho tới đời nay, trong lịch sử đã có biết bao tấm gương về lòng kiên trì và bền bỉ phấn đấu để đi tới thành công như Mạc Đĩnh Chi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc ký… Câu chuyện về những con người đạt được đến sự thành công nhờ sự khổ luyện, và cả sự say mê với mục đích của mình muốn hướng tới đã được coi là những tấm gương tiêu biểu về về sự hiếu học, rèn luyện của người Việt Nam.

Trong lịch sử chống ngoại xâm, Bác Hồ là một trong những tấm gương tiêu biểu về sự phấn đấu bền bỉ, lòng hiếu học và ý chí vượt qua mọi gian nguy để đạt được mục đích giàn lại độc lập, tự do cho Dân tộc. Nhờ ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm, Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để không ngừng học tập và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn, bôn ba khắp nơi, tù đày, gian khổ… Vượt qua muôn vàn khó khăn, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và lãnh đạo đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do. Từ những kinh nghiệm đúc kết trong hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên mọi người:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.​

Trong học tập, đức kiên trì cũng vô cùng cần thiết để giúp ta thành công. Qua 12 năm để học xong các kiến thức cơ bản, mỗi học sinh chúng ta đều cần phải cố gắng học hành, kiên trì luyện tập để sau này có nền tảng trở thành người có ích trong xã hội. Người bình thường đã vậy, với những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn thì cần phải cố gắng gấp đôi. Thời xưa, từng có nhiều tấm gương khổ học thành tài. Như Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Ngày nay, còn có cả những người dù bị tàn tật nhưng vẫn rèn luyện trở thành những người tài giỏi trong xã hội. Như Nguyễn Ngọc Kí, vốn bị liệt tay từ nhỏ, anh phải viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận, phấn đấu học xong Đại học, anh đã trở thành một nhà giáo ưu tú.

Và còn có biết bao thành tựu khoa học, công trình có giá trị đã ra và để lại cho muôn đời sau đời nhờ ý chí và lòng quyết tâm của các thế hệ cha anh đi trước. Vì vậy, ta có thể rút ra kết luận: chỉ có kiên trì, nhẫn nại, bền lòng, quyết chí, con người mới có thể làm nên sự nghiệp giống như người bền bỉ mài mãi một miếng sắt để làm nên vây kim. Nếu thiếu sự kiên trì, bền chí thì mỗi người chúng ta không thể vượt qua trăm ngàn trở ngại luôn chắn ngang con đường đi tới của mình? Sự nản chí, thiếu nhẫn nại, vững lòng chỉ dẫn tới đầu hàng và thất bại.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” từ xưa cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị. Trong xã hội công nghệ thông tin hôm nay, internet có thể cho chúng ta cả một núi thông tin chỉ sau một cú click chuột, nhưng những kỹ năng, phương pháp để dẫn đến thành công, thì vẫn không gì có gì khác được ngoài sự rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện. Và để có được lòng kiên trì rèn luyện, cần có một sự quyết tâm, không bao giờ từ bỏ mục đích, dù khó khăn đến thế nào. Mỗi chúng ta hãy luôn ngẫm nghĩ về câu tục ngữ ấy để tự trau dồi ý chí tiến lên.

Dân gian xưa có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Hãy thử hỏi những người chiến thắng xem có mấy ai bước tới bục vinh quang mà không cần chăm chỉ luyện tập? những con đường dẫn tới thành công hầu như chẳng bao giờ thẳng tăm tắp, mà đều phải vượt qua bao chông gai mới đến được thành công.

Ta thấy câu tục ngữ trên có 2 vế. Vế thứ nhất là điều kiện:”Có công mài sắt”, vế thứ hai là kết quả:”Có ngày nên kim”. Hai vế này tương ứng với nhau: Có công/có ngày, mài sắt/nên kim. Để biến sắt thành kim, không có phép màu gì cả, tất cả là nhờ sự cần cù, kiên nhẫn của người làm ra kim. Chiếc kim thì bé nhỏ nhưng thật hoàn hảo. Thân kim tròn, đầu kim nhọn, cuối thân kim có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua. Muốn từ sắt thành kim thì phải trải qua một quá trình tôi luyện, công phu. Ai có lòng kiên nhẫn, bền bỉ mài sắt, sẽ có ngày có được cây kim. Câu tục ngữ muốn nói rằng, để thành công cần đức kiên nhẫn, ý chí và sức bền bỉ. Từ đời xưa cho tới đời nay, trong lịch sử đã có biết bao tấm gương về lòng kiên trì và bền bỉ phấn đấu để đi tới thành công như Mạc Đĩnh Chi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc ký… Câu chuyện về những con người đạt được đến sự thành công nhờ sự khổ luyện, và cả sự say mê với mục đích của mình muốn hướng tới đã được coi là những tấm gương tiêu biểu về về sự hiếu học, rèn luyện của người Việt Nam.

Trong lịch sử chống ngoại xâm, Bác Hồ là một trong những tấm gương tiêu biểu về sự phấn đấu bền bỉ, lòng hiếu học và ý chí vượt qua mọi gian nguy để đạt được mục đích giàn lại độc lập, tự do cho Dân tộc. Nhờ ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm, Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để không ngừng học tập và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn, bôn ba khắp nơi, tù đày, gian khổ… Vượt qua muôn vàn khó khăn, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và lãnh đạo đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do. Từ những kinh nghiệm đúc kết trong hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên mọi người:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.​

Trong học tập, đức kiên trì cũng vô cùng cần thiết để giúp ta thành công. Qua 12 năm để học xong các kiến thức cơ bản, mỗi học sinh chúng ta đều cần phải cố gắng học hành, kiên trì luyện tập để sau này có nền tảng trở thành người có ích trong xã hội. Người bình thường đã vậy, với những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn thì cần phải cố gắng gấp đôi. Thời xưa, từng có nhiều tấm gương khổ học thành tài. Như Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Ngày nay, còn có cả những người dù bị tàn tật nhưng vẫn rèn luyện trở thành những người tài giỏi trong xã hội. Như Nguyễn Ngọc Kí, vốn bị liệt tay từ nhỏ, anh phải viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận, phấn đấu học xong Đại học, anh đã trở thành một nhà giáo ưu tú.

Và còn có biết bao thành tựu khoa học, công trình có giá trị đã ra và để lại cho muôn đời sau đời nhờ ý chí và lòng quyết tâm của các thế hệ cha anh đi trước. Vì vậy, ta có thể rút ra kết luận: chỉ có kiên trì, nhẫn nại, bền lòng, quyết chí, con người mới có thể làm nên sự nghiệp giống như người bền bỉ mài mãi một miếng sắt để làm nên vây kim. Nếu thiếu sự kiên trì, bền chí thì mỗi người chúng ta không thể vượt qua trăm ngàn trở ngại luôn chắn ngang con đường đi tới của mình? Sự nản chí, thiếu nhẫn nại, vững lòng chỉ dẫn tới đầu hàng và thất bại.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” từ xưa cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị. Trong xã hội công nghệ thông tin hôm nay, internet có thể cho chúng ta cả một núi thông tin chỉ sau một cú click chuột, nhưng những kỹ năng, phương pháp để dẫn đến thành công, thì vẫn không gì có gì khác được ngoài sự rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện. Và để có được lòng kiên trì rèn luyện, cần có một sự quyết tâm, không bao giờ từ bỏ mục đích, dù khó khăn đến thế nào. Mỗi chúng ta hãy luôn ngẫm nghĩ về câu tục ngữ ấy để tự trau dồi ý chí tiến lên.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky