Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Giải thích và chứng minh về 5 điều Bác Hồ dạy

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Hằng tuần, vào thứ hai, trong tiết chào cờ đầu tuần, chúng ta đều nghe đọc “5 điều Bác Hồ dạy” và những lời tuyên hứa rất hùng hồn. Không chỉ có ngày thứ hai mà ngày nào cũng vậy, chúng ta đều tâm niệm cố gắng thực hiện tốt những lời Bác dạy. Trong năm điều thì điều năm là “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Muốn thực hiện tốt lời Bác dạy thì trước hết phải hiểu được ý nghĩa của lời dạy. Vậy chúng ta hiểu gì về “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”?

Một điều dạy của Bác nhắc ta bài học quý. Trước hết là khiêm tốn. Người dạy ta khiêm tốn nghĩa là không khoe khoang, không tự đề cao mình mà coi thường người khác. Khiêm tốn là phải luôn nghiêm khắc với bản thân, thấy được những mặt non yếu của mình để rèn luyện đồng thời luôn ý thức học hỏi bạn bè và những người xung quanh. Còn thật thà là không gian dối trong những việc mình làm đối với người xung quanh. Thật thà còn có nghĩa là luôn nói đúng sự thực, ngay thẳng trong giao tiếp với mọi người. Còn bài học thứ 3 “dũng cảm” có nghĩa là gan dạ không sợ sệt khi làm những điều tốt đẹp. Dũng cảm còn có nghĩa là dám làm dám chịu, không ươn hèn, không khuất phục trước quyền uy và bạo lực. Như vậy khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính tốt đẹp của con người.

Tại sao mỗi chúng ta cần phải rèn luyện những đức tính ấy? Trước tiên vì đó là những đức tính rất cần thiết đối với thiếu niên, học sinh chúng ta. Có khiêm tốn, thật thà chúng ta mới được mọi người quý mến, tin yêu – Dẫu ta có tài giỏi hơn người mà không kiều ngạo, lúc nào cũng tỏ vẻ nhún nhường, ham học hỏi ở mọi người thì ai cũng quí mến ta. Trong giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bè bạn cũng như mọi người xung quanh ta không gian dối, không lọc lừa, lúc nào cũng trung thực, thành thật thì ta sẽ tạo được lòng tin ở mọi người. Trong việc học tập, công tác và rèn luyện, chúng ta gặp biết bao khó khăn, không có tinh thần dũng cam làm sao ta có thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Không những thế, các đức tính trên còn là cơ sở để khi lớn lên chúng ta sẽ rèn luyện những phẩm chất đạo đức cao hơn như lòng trung thành, tinh thần tận tụy, hi sinh vì đất nước và nhân dân, tác phong gần gũi và học hỏi quần chúng. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, trang sử vàng của đất nước ta không thiếu những tấm gương thiếu niên Việt Nam “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Anh Kim Đồng, anh Vừ A Dính, Nguyễn Bá Ngọc… đã nếu cao tấm gương dũng cảm. Trong học tập, những học sinh giỏi toàn quốc đã từng đạt nhiều giải thưởng, song vẫn khiêm tốn học hỏi. Chính vì vậy mà các bạn luôn được mọi người quý mến.

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính đòi hỏi phải biết rèn luyện trong quá trình lâu dài mới có được. Là một học sinh, một đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, ta phải luôn ghi nhớ những lời Bác dạy và có ý thức rèn luyện những đức tính đó ngay cả trong những công việc nhỏ hàng ngày. Ngay trong cuộc sống với bạn bè xung quanh, có biết bao tấm gương để mình có thể học hỏi: những bạn học sinh giỏi, học sinh nghèo hiếu học, những học sinh tiêu biểu lúc nào cũng trung thực và nghiêm túc khi làm bài, sẵn sàng nhận lỗi khi làm diều sai với thầy cô, cha mẹ, thẳng thắn trung thực trong mối quan hệ với bạn bè… Những việc làm này tuy bình thường nhưng đó chính là những việc mà mỗi chúng ta cần học hỏi và phấn đấu thực hiện trong cuộc sống.

Bằng tình yêu thương thiếu niên nhi đồng, Bác Hồ đã để lại cho ta bao lời giáo huấn quí báu. Phấn đấu thực hiện cho được những điều Bác dạy, ta sẽ trở thành cháu ngoan của Bác. Năm điều Bác dạy luôn được nhắc nhở hàng ngày giúp ta soi rọi lại mình. Không chỉ “khiêm, tốn, thật thà, dũng cảm” mà ngay cả từ điều một đến điều năm – điều nào ta cũng phải nhớ và cố làm theo. Nếu ai cũng có ý thức như vậy, chúng ta sẽ sớm trở thành con ngoan, trò giỏi và là người hữu dụng cho mai sau.

Hằng tuần, vào thứ hai, trong tiết chào cờ đầu tuần, chúng ta đều nghe đọc “5 điều Bác Hồ dạy” và những lời tuyên hứa rất hùng hồn. Không chỉ có ngày thứ hai mà ngày nào cũng vậy, chúng ta đều tâm niệm cố gắng thực hiện tốt những lời Bác dạy. Trong năm điều thì điều năm là “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Muốn thực hiện tốt lời Bác dạy thì trước hết phải hiểu được ý nghĩa của lời dạy. Vậy chúng ta hiểu gì về “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”?

Một điều dạy của Bác nhắc ta bài học quý. Trước hết là khiêm tốn. Người dạy ta khiêm tốn nghĩa là không khoe khoang, không tự đề cao mình mà coi thường người khác. Khiêm tốn là phải luôn nghiêm khắc với bản thân, thấy được những mặt non yếu của mình để rèn luyện đồng thời luôn ý thức học hỏi bạn bè và những người xung quanh. Còn thật thà là không gian dối trong những việc mình làm đối với người xung quanh. Thật thà còn có nghĩa là luôn nói đúng sự thực, ngay thẳng trong giao tiếp với mọi người. Còn bài học thứ 3 “dũng cảm” có nghĩa là gan dạ không sợ sệt khi làm những điều tốt đẹp. Dũng cảm còn có nghĩa là dám làm dám chịu, không ươn hèn, không khuất phục trước quyền uy và bạo lực. Như vậy khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính tốt đẹp của con người.

Tại sao mỗi chúng ta cần phải rèn luyện những đức tính ấy? Trước tiên vì đó là những đức tính rất cần thiết đối với thiếu niên, học sinh chúng ta. Có khiêm tốn, thật thà chúng ta mới được mọi người quý mến, tin yêu – Dẫu ta có tài giỏi hơn người mà không kiều ngạo, lúc nào cũng tỏ vẻ nhún nhường, ham học hỏi ở mọi người thì ai cũng quí mến ta. Trong giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bè bạn cũng như mọi người xung quanh ta không gian dối, không lọc lừa, lúc nào cũng trung thực, thành thật thì ta sẽ tạo được lòng tin ở mọi người. Trong việc học tập, công tác và rèn luyện, chúng ta gặp biết bao khó khăn, không có tinh thần dũng cam làm sao ta có thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Không những thế, các đức tính trên còn là cơ sở để khi lớn lên chúng ta sẽ rèn luyện những phẩm chất đạo đức cao hơn như lòng trung thành, tinh thần tận tụy, hi sinh vì đất nước và nhân dân, tác phong gần gũi và học hỏi quần chúng. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, trang sử vàng của đất nước ta không thiếu những tấm gương thiếu niên Việt Nam “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Anh Kim Đồng, anh Vừ A Dính, Nguyễn Bá Ngọc… đã nếu cao tấm gương dũng cảm. Trong học tập, những học sinh giỏi toàn quốc đã từng đạt nhiều giải thưởng, song vẫn khiêm tốn học hỏi. Chính vì vậy mà các bạn luôn được mọi người quý mến.

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính đòi hỏi phải biết rèn luyện trong quá trình lâu dài mới có được. Là một học sinh, một đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, ta phải luôn ghi nhớ những lời Bác dạy và có ý thức rèn luyện những đức tính đó ngay cả trong những công việc nhỏ hàng ngày. Ngay trong cuộc sống với bạn bè xung quanh, có biết bao tấm gương để mình có thể học hỏi: những bạn học sinh giỏi, học sinh nghèo hiếu học, những học sinh tiêu biểu lúc nào cũng trung thực và nghiêm túc khi làm bài, sẵn sàng nhận lỗi khi làm diều sai với thầy cô, cha mẹ, thẳng thắn trung thực trong mối quan hệ với bạn bè… Những việc làm này tuy bình thường nhưng đó chính là những việc mà mỗi chúng ta cần học hỏi và phấn đấu thực hiện trong cuộc sống.

Bằng tình yêu thương thiếu niên nhi đồng, Bác Hồ đã để lại cho ta bao lời giáo huấn quí báu. Phấn đấu thực hiện cho được những điều Bác dạy, ta sẽ trở thành cháu ngoan của Bác. Năm điều Bác dạy luôn được nhắc nhở hàng ngày giúp ta soi rọi lại mình. Không chỉ “khiêm, tốn, thật thà, dũng cảm” mà ngay cả từ điều một đến điều năm – điều nào ta cũng phải nhớ và cố làm theo. Nếu ai cũng có ý thức như vậy, chúng ta sẽ sớm trở thành con ngoan, trò giỏi và là người hữu dụng cho mai sau.

Chọn tập
Bình luận