Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Nét văn hóa trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

“Bạn đến chơi nhà” hay một nét tâm thức văn hóa người Việt

(GD&TĐ) – Người Việt gặp nhau thường hỏi “Bác/chú đã ăn cơm chưa?”. Việc ăn quan trọng đến nỗi ông Trời là đấng tâm linh toàn năng cũng phải kiêng dè: “Trời đánh còn tránh bữa ăn”. Cái ăn được đề cao và trở thành thường trực trong tư duy của người Việt, đến nỗi nhiều sự việc không liên quan đến ăn nhưng vẫn được ghép với ăn.

1. Người Việt, một cư dân gắn với kinh tế nông nghiệp thiên về tự cung, tự cấp, thường túng thiếu nên rất coi trọng miếng ăn. Trong tâm thức của dân tộc luôn thể hiện điều đó. Thành ngữ Việt thường nói: “Có thực mới vực được đạo”, nghĩa rằng phải có cái ăn, bảo đảm được cái ăn đã thì mới có điều kiện đề cao, coi trọng hoạt động tinh thần, đạo lý; có năng lượng vật chất mới nói đến thực hành đạo.

Người Việt gặp nhau thường hỏi “Bác/chú đã ăn cơm chưa?”. Việc ăn quan trọng đến nỗi ông Trời là đấng tâm linh toàn năng cũng phải kiêng dè: “Trời đánh còn tránh bữa ăn”. Cái ăn được đề cao và trở thành thường trực trong tư duy của người Việt, đến nỗi nhiều sự việc không liên quan đến ăn nhưng vẫn được ghép với ăn. Chúng tôi đã thử làm một phép thống kê qua cuốn Đại Từ điển tiếng Việt thì thấy có đến 551 mục từ liên quan đến từ “ăn”[1]. Như vậy, khác với người phương Tây coi việc ăn như điều kiện cần thiết, như phương tiện để làm việc; triết lý phương Tây nhắc nhở: “Người ta ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn” thì đối với người Việt “ăn uống là cả một nền văn hóa”[2].

2. Đặt trong không gian văn hóa đó, sẽ dễ hiểu hơn khi đọc bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. Bài thơ được làm sau khi nhà thơ từ quan về ở ẩn nơi quê nhà Yên Đổ. Nguyễn Khuyến vốn là một kẻ sĩ từng “cưỡi đầu người kể đã ba phen”, được vua Tự Đức ban cho cờ biển, áo mũ, cân đai để có danh xưng Tam Nguyên Yên Đổ. Ông là một bậc đại nho, cũng từng là một đại quan. Thế nhưng vị đại quan đó đã từ quan về quê hương sống cuộc đời bình dị. Nền văn hóa dân tộc thấm đẫm trong tâm hồn của vị đại quan, nhà thơ Nguyễn Khuyến. Làng quê Yên Đổ đó cũng là không gian cho bài thơ Bạn đến chơi nhà ra đời. Sau ba bài thơ thu, có lẽ bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, có thể đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.

Bài thơ nói về tình bạn, tựa đề đã nói rõ. Từng câu từ trong bài rất bình dị mà lại chuyển tải tình cảm thân thiết, gắn bó, đậm chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống trọng tình cảm ở nhà thơ Yên Đổ. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết hóm hỉnh. Như chúng ta đã biết, Nguyễn Khuyến vốn là một đại nho, một đại quan nhưng cách ông tiếp khách không phải là đem chuyện quan trường, chuyện văn chương, thơ phú, hay một chuyện gì lớn lao khác để mà nói. Ta hãy xem vị Tam nguyên nghĩ đến điều gì đầu tiên sau hai câu đề đầy vồ vập, vui mừng khi bạn đến nhà:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Theo kết cấu của thơ Đường luật, cặp câu đề sẽ mở bài, đưa ra vấn đề. Câu thơ mở đầu hàm chứa sự mừng vui, là khởi nguồn, khái quát cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Nó vừa thông báo một thông tin về thời gian khá dài đôi bạn không gặp mặt qua cách nói “đã bấy lâu (đến) nay, bác (mới) tới nhà”, vừa cho thông tin về cảm xúc mừng vui của chủ thể khi bạn đến chơi. Vui mừng là đúng thôi, vì gặp lại một người bạn cũ cách biệt đã bấy lâu, nay được gặp lại nhau, đặc biệt là lại gặp nhau nơi thôn quê. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tình nghĩa đó mới thực trân quý. Nhà thơ Yên Đổ vui mừng, hồ hởi là phải.

Trong niềm vui khi bạn đến nhà, điều đầu tiên nhà thơ cũng như bao người Việt khác, nghĩ đến việc “thết đãi” bạn. Câu thơ thứ hai đã đưa ra vấn đề đó “Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”. Khi đọc “Trẻ thời đi vắng” có thể khó hiểu nhưng tới hình ảnh, chi tiết “chợ thời xa” thì người đọc vỡ lẽ ra chủ ý của nhà thơ. Thế là nhà thơ – vị đại nho đã nghĩ đến việc thết bạn, nghĩ đến tìm món gì đó đãi bạn mà “chợ thì xa”, “trẻ thời đi vắng” không thể sai bảo. Cái khó khăn đã được đưa ra ngay trong đầu đề. Chẳng lẽ không còn cách nào? Không thể không. Phải tìm cách tiếp bạn. Mà dĩ nhiên tiếp bạn vẫn nghĩ đến “cái ăn” đầu tiên. Nhà thơ tìm đến những thực phẩm sẵn có với nguồn “tự cung tự cấp” của một nho sĩ ẩn dật theo phương thức “cày lấy ruộng mà ăn, đào lấy giếng mà uống”[3]. Và, suy nghĩ thứ hai của nhà thơ càng thể hiện tâm thức văn hóa Việt. Nhà thơ nghĩ đến thức ăn gắn bó nhất: cá, gà là những thứ gắn liền với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của dân tộc Việt. Người Việt thường nói: “Cơm với cá như mạ với con”, lại cũng thường nói: “Khách đến nhà, không gà thì vịt”; “Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi”; “Khách đến nhà không con gà thì bát tép”. Nguyễn Khuyến cũng vậy:

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Phép đối “khôn” – “khó” đã phủ định hết. Như vậy những thức ăn cá, gà gắn bó với bữa tiệc đãi khách của người Việt cũng không thể có, không thể thực hiện. Nhà thơ nghĩ đến điều kiện tối thiểu của bữa ăn người Việt là rau quả. Điều đó lại thêm một biểu hiện nữa của tâm thức người Việt. Bởi “nằm trong khu vực của một trong những trung tâm trồng trọt, Việt Nam có một danh mục rau quả mùa nào thức ấy, phong phú vô cùng. Đối với người Việt Nam thì đói ăn rau, đau uống thuốc (tục ngữ) là chuyện tất nhiên”[4]. Tục ngữ, thành ngữ Việt Nam còn có nhiều câu khác về vai trò của rau trong bữa ăn như: “Ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ”; “Ăn không rau như đánh nhau không chửi”… nó không thể thiếu như cách nói ví trong tục ngữ: “Cơm có rau, ốm đau có thuốc”. Cơm (phải) có rau (như) ốm đau (phải) có thuốc. Khi thêm các thành tố phụ như vậy sẽ dễ hiểu câu tục ngữ. Hay “Cơm không rau như đau không thuốc”, tức thể hiện sự cần thiết, tất yếu của rau trong bữa cơm. Thậm chí người Việt còn thậm xưng: “Cơm không rau, như nhà giàu chết không kèn trống”. Theo đó, cơm rau là điều kiện tất yếu và tối thiểu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Nhà thơ Yên Đổ khi tiếp bạn, trong lúc bí bách nhất không thể không nghĩ đến bữa cơm rau đạm bạc, thế nhưng điều kiện của ông thật trớ trêu, hài hước:

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Nhà nghiên cứu Trần Nhật Lý đã tinh tế phát hiện “một loạt phó từ chỉ quan hệ thời gian chửa, mới, vừa, đương, ông [nhà thơ] dồn nén các thì tương đối hội tụ về một điểm trùng với thì tuyệt đối – thì phát ngôn thơ – rồi thì tương đối ra đi, hững hờ, vô cảm – đặc trưng muôn thuở của thời gian – để lại cho thì tuyệt đối cùng chủ thể trữ tình một con số 0 (không) tròn trĩnh: không cải, không cà, không bầu, không mướp”[5].

Ở đây còn cần thấy phép đối của thể thơ Đường luật được nhà thơ khai thác đến tận cùng lợi thế, vận dụng tài tình để làm nổi bật ý nghĩa: vừa kết hợp tiểu đối – đối trung cú: cải – cà, bầu – mướp; vừa đối cách cú: cải – bầu, cà – mướp. Phép đối làm nổi bật một điều: tất cả đều chưa đến thời gian thu hoạch. Thật oái oăm. Hoàn cảnh, tình huống của nhà thơ đúng là khó xử. Thôi thì phải tìm đến điều kiện tối thiểu nhất trong giao tiếp xã giao hằng ngày của người Việt: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Nhưng:“Đầu trò tiếp khách trầu không có”.

Đến đây người đọc “nhạy cảm” sẽ bắt đầu nghi ngờ: “Nguyễn Khuyến bao giờ cũng có trầu. Những lúc vắng nhà, ông vẫn không quên mang theo gói trầu têm sẵn”. Thậm chí nghi ngờ từ lúc nhà thơ “đã lựa chọn, không những thế, ông còn bắt tất cả quả bầu đều phải vừa rụng rốn cùng một lúc. Cải, cà, mướp cùng chung số phận. Thật không gì có thể phi lý hơn!”[6].

Có nghĩa là nhà thơ đã dùng “thủ thuật cấu tứ” để “dựng” nên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Ông dựng lên làm gì vậy? Từ dụng ý này, có thể hướng cách hiểu bài thơ theo hướng khác như nhà nghiên cứu Trần Nhật Lý cho rằng Bạn đến chơi nhà là “một cõi cô đơn”[7] của nhà thơ. Thực ra phải hiểu bài thơ là sự đề cao tình bạn trong tâm thức người Việt. Bởi cái ý của tác giả rất rõ: “tình bầu bạn tự nó đã là một bữa tiệc của tinh thần”[8].

Bác tới chơi nhà sau bao năm xa cách, thật đáng quý, hơn nữa lại gặp nhau ở chốn thôn quê. Nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh thiếu thốn, điều kiện khó khăn, tình huống khó xử: trẻ thì đi vắng, chợ thì xa, ao sâu khó chài cá; đến cái thức ăn tối thiểu hàng ngày: cải, cà, bầu, mướp cũng đều… chưa thể thu hoạch. Thậm chí ngay cả cái tối thiểu tất yếu để tiếp khách là miếng trầu cũng… không. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Trớ trêu nhưng lời thơ cứ tự nhiên, vui vẻ, hóm hỉnh. Vậy là nhà thơ đang đùa rồi, nhà thơ cố tình nhấn mạnh sự thiếu vắng tất cả để câu thơ cuối cùng bật ra sự bất ngờ, lý thú nhưng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả:

Bác đến chơi đây ta với ta.

Giọng thơ trở nên thân mật. “Ta với ta” không hề giống với “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người. Còn ở đây, kết từ “với” hòa hợp làm một cái “ta” khách thể “bác” với cái “ta” chủ thể nhà thơ, toát lên sự nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. “Thiếu vật chất nhưng còn tấm lòng là còn tình bạn”[9]. Vậy là rõ, tình bạn ấy vượt lên trên cả những thiếu thốn vật chất, những lễ nghi văn hóa.

3. Bài thơ tập trung làm nổi bật tình bạn cao đẹp, tâm điểm của bài thơ là ở đó. Tình bạn còn xuất hiện trong nhiều bài thơ của Nguyễn Khuyến, bài thơ Khóc Dương Khuê nổi tiếng là bằng chứng xác thực cho điều ấy. Và, còn điều đáng nói là trong khi đề cao tình bạn, nhà thơ đã vô tình cho người đọc thấy một nét tâm thức văn hóa của dân tộc Việt. Hay nói đúng hơn, tình bạn của nhà thơ được thể hiện qua bài thơ thấm đẫm trong không gian văn hóa Việt.

“Bạn đến chơi nhà” hay một nét tâm thức văn hóa người Việt

(GD&TĐ) – Người Việt gặp nhau thường hỏi “Bác/chú đã ăn cơm chưa?”. Việc ăn quan trọng đến nỗi ông Trời là đấng tâm linh toàn năng cũng phải kiêng dè: “Trời đánh còn tránh bữa ăn”. Cái ăn được đề cao và trở thành thường trực trong tư duy của người Việt, đến nỗi nhiều sự việc không liên quan đến ăn nhưng vẫn được ghép với ăn.

1. Người Việt, một cư dân gắn với kinh tế nông nghiệp thiên về tự cung, tự cấp, thường túng thiếu nên rất coi trọng miếng ăn. Trong tâm thức của dân tộc luôn thể hiện điều đó. Thành ngữ Việt thường nói: “Có thực mới vực được đạo”, nghĩa rằng phải có cái ăn, bảo đảm được cái ăn đã thì mới có điều kiện đề cao, coi trọng hoạt động tinh thần, đạo lý; có năng lượng vật chất mới nói đến thực hành đạo.

Người Việt gặp nhau thường hỏi “Bác/chú đã ăn cơm chưa?”. Việc ăn quan trọng đến nỗi ông Trời là đấng tâm linh toàn năng cũng phải kiêng dè: “Trời đánh còn tránh bữa ăn”. Cái ăn được đề cao và trở thành thường trực trong tư duy của người Việt, đến nỗi nhiều sự việc không liên quan đến ăn nhưng vẫn được ghép với ăn. Chúng tôi đã thử làm một phép thống kê qua cuốn Đại Từ điển tiếng Việt thì thấy có đến 551 mục từ liên quan đến từ “ăn”[1]. Như vậy, khác với người phương Tây coi việc ăn như điều kiện cần thiết, như phương tiện để làm việc; triết lý phương Tây nhắc nhở: “Người ta ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn” thì đối với người Việt “ăn uống là cả một nền văn hóa”[2].

2. Đặt trong không gian văn hóa đó, sẽ dễ hiểu hơn khi đọc bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. Bài thơ được làm sau khi nhà thơ từ quan về ở ẩn nơi quê nhà Yên Đổ. Nguyễn Khuyến vốn là một kẻ sĩ từng “cưỡi đầu người kể đã ba phen”, được vua Tự Đức ban cho cờ biển, áo mũ, cân đai để có danh xưng Tam Nguyên Yên Đổ. Ông là một bậc đại nho, cũng từng là một đại quan. Thế nhưng vị đại quan đó đã từ quan về quê hương sống cuộc đời bình dị. Nền văn hóa dân tộc thấm đẫm trong tâm hồn của vị đại quan, nhà thơ Nguyễn Khuyến. Làng quê Yên Đổ đó cũng là không gian cho bài thơ Bạn đến chơi nhà ra đời. Sau ba bài thơ thu, có lẽ bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, có thể đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.

Bài thơ nói về tình bạn, tựa đề đã nói rõ. Từng câu từ trong bài rất bình dị mà lại chuyển tải tình cảm thân thiết, gắn bó, đậm chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống trọng tình cảm ở nhà thơ Yên Đổ. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết hóm hỉnh. Như chúng ta đã biết, Nguyễn Khuyến vốn là một đại nho, một đại quan nhưng cách ông tiếp khách không phải là đem chuyện quan trường, chuyện văn chương, thơ phú, hay một chuyện gì lớn lao khác để mà nói. Ta hãy xem vị Tam nguyên nghĩ đến điều gì đầu tiên sau hai câu đề đầy vồ vập, vui mừng khi bạn đến nhà:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Theo kết cấu của thơ Đường luật, cặp câu đề sẽ mở bài, đưa ra vấn đề. Câu thơ mở đầu hàm chứa sự mừng vui, là khởi nguồn, khái quát cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Nó vừa thông báo một thông tin về thời gian khá dài đôi bạn không gặp mặt qua cách nói “đã bấy lâu (đến) nay, bác (mới) tới nhà”, vừa cho thông tin về cảm xúc mừng vui của chủ thể khi bạn đến chơi. Vui mừng là đúng thôi, vì gặp lại một người bạn cũ cách biệt đã bấy lâu, nay được gặp lại nhau, đặc biệt là lại gặp nhau nơi thôn quê. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tình nghĩa đó mới thực trân quý. Nhà thơ Yên Đổ vui mừng, hồ hởi là phải.

Trong niềm vui khi bạn đến nhà, điều đầu tiên nhà thơ cũng như bao người Việt khác, nghĩ đến việc “thết đãi” bạn. Câu thơ thứ hai đã đưa ra vấn đề đó “Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”. Khi đọc “Trẻ thời đi vắng” có thể khó hiểu nhưng tới hình ảnh, chi tiết “chợ thời xa” thì người đọc vỡ lẽ ra chủ ý của nhà thơ. Thế là nhà thơ – vị đại nho đã nghĩ đến việc thết bạn, nghĩ đến tìm món gì đó đãi bạn mà “chợ thì xa”, “trẻ thời đi vắng” không thể sai bảo. Cái khó khăn đã được đưa ra ngay trong đầu đề. Chẳng lẽ không còn cách nào? Không thể không. Phải tìm cách tiếp bạn. Mà dĩ nhiên tiếp bạn vẫn nghĩ đến “cái ăn” đầu tiên. Nhà thơ tìm đến những thực phẩm sẵn có với nguồn “tự cung tự cấp” của một nho sĩ ẩn dật theo phương thức “cày lấy ruộng mà ăn, đào lấy giếng mà uống”[3]. Và, suy nghĩ thứ hai của nhà thơ càng thể hiện tâm thức văn hóa Việt. Nhà thơ nghĩ đến thức ăn gắn bó nhất: cá, gà là những thứ gắn liền với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của dân tộc Việt. Người Việt thường nói: “Cơm với cá như mạ với con”, lại cũng thường nói: “Khách đến nhà, không gà thì vịt”; “Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi”; “Khách đến nhà không con gà thì bát tép”. Nguyễn Khuyến cũng vậy:

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Phép đối “khôn” – “khó” đã phủ định hết. Như vậy những thức ăn cá, gà gắn bó với bữa tiệc đãi khách của người Việt cũng không thể có, không thể thực hiện. Nhà thơ nghĩ đến điều kiện tối thiểu của bữa ăn người Việt là rau quả. Điều đó lại thêm một biểu hiện nữa của tâm thức người Việt. Bởi “nằm trong khu vực của một trong những trung tâm trồng trọt, Việt Nam có một danh mục rau quả mùa nào thức ấy, phong phú vô cùng. Đối với người Việt Nam thì đói ăn rau, đau uống thuốc (tục ngữ) là chuyện tất nhiên”[4]. Tục ngữ, thành ngữ Việt Nam còn có nhiều câu khác về vai trò của rau trong bữa ăn như: “Ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ”; “Ăn không rau như đánh nhau không chửi”… nó không thể thiếu như cách nói ví trong tục ngữ: “Cơm có rau, ốm đau có thuốc”. Cơm (phải) có rau (như) ốm đau (phải) có thuốc. Khi thêm các thành tố phụ như vậy sẽ dễ hiểu câu tục ngữ. Hay “Cơm không rau như đau không thuốc”, tức thể hiện sự cần thiết, tất yếu của rau trong bữa cơm. Thậm chí người Việt còn thậm xưng: “Cơm không rau, như nhà giàu chết không kèn trống”. Theo đó, cơm rau là điều kiện tất yếu và tối thiểu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Nhà thơ Yên Đổ khi tiếp bạn, trong lúc bí bách nhất không thể không nghĩ đến bữa cơm rau đạm bạc, thế nhưng điều kiện của ông thật trớ trêu, hài hước:

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Nhà nghiên cứu Trần Nhật Lý đã tinh tế phát hiện “một loạt phó từ chỉ quan hệ thời gian chửa, mới, vừa, đương, ông [nhà thơ] dồn nén các thì tương đối hội tụ về một điểm trùng với thì tuyệt đối – thì phát ngôn thơ – rồi thì tương đối ra đi, hững hờ, vô cảm – đặc trưng muôn thuở của thời gian – để lại cho thì tuyệt đối cùng chủ thể trữ tình một con số 0 (không) tròn trĩnh: không cải, không cà, không bầu, không mướp”[5].

Ở đây còn cần thấy phép đối của thể thơ Đường luật được nhà thơ khai thác đến tận cùng lợi thế, vận dụng tài tình để làm nổi bật ý nghĩa: vừa kết hợp tiểu đối – đối trung cú: cải – cà, bầu – mướp; vừa đối cách cú: cải – bầu, cà – mướp. Phép đối làm nổi bật một điều: tất cả đều chưa đến thời gian thu hoạch. Thật oái oăm. Hoàn cảnh, tình huống của nhà thơ đúng là khó xử. Thôi thì phải tìm đến điều kiện tối thiểu nhất trong giao tiếp xã giao hằng ngày của người Việt: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Nhưng:“Đầu trò tiếp khách trầu không có”.

Đến đây người đọc “nhạy cảm” sẽ bắt đầu nghi ngờ: “Nguyễn Khuyến bao giờ cũng có trầu. Những lúc vắng nhà, ông vẫn không quên mang theo gói trầu têm sẵn”. Thậm chí nghi ngờ từ lúc nhà thơ “đã lựa chọn, không những thế, ông còn bắt tất cả quả bầu đều phải vừa rụng rốn cùng một lúc. Cải, cà, mướp cùng chung số phận. Thật không gì có thể phi lý hơn!”[6].

Có nghĩa là nhà thơ đã dùng “thủ thuật cấu tứ” để “dựng” nên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Ông dựng lên làm gì vậy? Từ dụng ý này, có thể hướng cách hiểu bài thơ theo hướng khác như nhà nghiên cứu Trần Nhật Lý cho rằng Bạn đến chơi nhà là “một cõi cô đơn”[7] của nhà thơ. Thực ra phải hiểu bài thơ là sự đề cao tình bạn trong tâm thức người Việt. Bởi cái ý của tác giả rất rõ: “tình bầu bạn tự nó đã là một bữa tiệc của tinh thần”[8].

Bác tới chơi nhà sau bao năm xa cách, thật đáng quý, hơn nữa lại gặp nhau ở chốn thôn quê. Nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh thiếu thốn, điều kiện khó khăn, tình huống khó xử: trẻ thì đi vắng, chợ thì xa, ao sâu khó chài cá; đến cái thức ăn tối thiểu hàng ngày: cải, cà, bầu, mướp cũng đều… chưa thể thu hoạch. Thậm chí ngay cả cái tối thiểu tất yếu để tiếp khách là miếng trầu cũng… không. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Trớ trêu nhưng lời thơ cứ tự nhiên, vui vẻ, hóm hỉnh. Vậy là nhà thơ đang đùa rồi, nhà thơ cố tình nhấn mạnh sự thiếu vắng tất cả để câu thơ cuối cùng bật ra sự bất ngờ, lý thú nhưng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả:

Bác đến chơi đây ta với ta.

Giọng thơ trở nên thân mật. “Ta với ta” không hề giống với “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người. Còn ở đây, kết từ “với” hòa hợp làm một cái “ta” khách thể “bác” với cái “ta” chủ thể nhà thơ, toát lên sự nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. “Thiếu vật chất nhưng còn tấm lòng là còn tình bạn”[9]. Vậy là rõ, tình bạn ấy vượt lên trên cả những thiếu thốn vật chất, những lễ nghi văn hóa.

3. Bài thơ tập trung làm nổi bật tình bạn cao đẹp, tâm điểm của bài thơ là ở đó. Tình bạn còn xuất hiện trong nhiều bài thơ của Nguyễn Khuyến, bài thơ Khóc Dương Khuê nổi tiếng là bằng chứng xác thực cho điều ấy. Và, còn điều đáng nói là trong khi đề cao tình bạn, nhà thơ đã vô tình cho người đọc thấy một nét tâm thức văn hóa của dân tộc Việt. Hay nói đúng hơn, tình bạn của nhà thơ được thể hiện qua bài thơ thấm đẫm trong không gian văn hóa Việt.

Chọn tập
Bình luận