Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Văn nghị luận: Chỉ ra giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Được coi là một bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam, tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là truyện ngắn đặc sắc thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phấm thể hiện qua việc phản ánh cuộc chống chọi ác liệt với thiên tai của nhân dân lao động – những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn – trong khoảnh khắc họ phải đối mặt với sự sống mong manh, cực nhọc điêu linh. Trong khi đó bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phủ lòng lang dạ thú vô tâm, vô trách nhiệm trước sự sống chết của nhân dân mình. Khi nước sông dâng lên thì hàng trăm con người đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cô giữ lấy đê; trong khi đó, trong đình “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài. Khi có người nhà quê chạy vào báo “Đê vỡ mất rồi” quan phụ mẫu quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi vẫn cứ thản nhiên đánh bài. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sổng thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Bởi vậy, không dừng lại ở việc tố cáo, phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lù quan lại, nhà văn còn bày tỏ lòng thương đối với những người nông dân nghèo hèn đơn thương độc mã trong cuộc chiến dữ dội với thiên tai. Và do đó, bên cạnh giá trị hiện thực, tác phẩm còn toát lên một tinh thần nhân đạo cao cả. Giá trị của tác phẩm đã hứa hẹn một bước phát triển mới của văn học Việt Nam.

Được coi là một bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam, tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là truyện ngắn đặc sắc thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phấm thể hiện qua việc phản ánh cuộc chống chọi ác liệt với thiên tai của nhân dân lao động – những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn – trong khoảnh khắc họ phải đối mặt với sự sống mong manh, cực nhọc điêu linh. Trong khi đó bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phủ lòng lang dạ thú vô tâm, vô trách nhiệm trước sự sống chết của nhân dân mình. Khi nước sông dâng lên thì hàng trăm con người đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cô giữ lấy đê; trong khi đó, trong đình “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài. Khi có người nhà quê chạy vào báo “Đê vỡ mất rồi” quan phụ mẫu quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi vẫn cứ thản nhiên đánh bài. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sổng thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Bởi vậy, không dừng lại ở việc tố cáo, phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lù quan lại, nhà văn còn bày tỏ lòng thương đối với những người nông dân nghèo hèn đơn thương độc mã trong cuộc chiến dữ dội với thiên tai. Và do đó, bên cạnh giá trị hiện thực, tác phẩm còn toát lên một tinh thần nhân đạo cao cả. Giá trị của tác phẩm đã hứa hẹn một bước phát triển mới của văn học Việt Nam.

Chọn tập
Bình luận