Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Nỗi nhớ quê trong những câu thơ dưới đây có gì gần gũi với nỗi nhớ quê trong bài ” Tiếng gà trưa”: ” Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm/ Cháu thương bà biết mấy nắng sương”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Chỉ là một tiếng gà mái nhảy ổ cục tác trong nắng trưa, chỉ là một bếp lửa chờn vờn trong sương sớm,… mà có biết bao nghĩa tình, mà sao tha thiết, lắng sâu đến thế! Thì ra, có khi những điều nhỏ nhoi, giản dị nhất lại ẩn chứa tâm tình, chắt đọng những điều thiêng liêng, là hiện hình của những tình cảm thiết tha, chân thành, không thể nào quên. Tiếng gà trưa đánh thức trong Xuân Quỳnh những kỉ niệm về một thời ấu thơ sống trong tình thương yêu của bà. Còn với Bằng Việt, trong bài thơ Bếp lửa (1963), như chính nhan đề của nó (cũng như nhan đề của bài thơ của Xuân Quỳnh: Tiếng gà trưa), “Bếp lửa” đã trở thành một hình ảnh biểu trưng cho sự ấm áp, nồng đượm của tình bà cháu. “Bếp lửa” khơi gợi, làm nhen lên, lan toả, cháy mãi dòng hồi ức tuổi ấu thơ, thao thức, đượm buồn.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Bài thơ đã bắt đầu như thế. Bắt đầu bằng hình ảnh bếp lửa “chập chờn trong sương sớm, chập chờn trong kí ức. Hơi ấm của bếp lửa bắt đầu truyền thấm, bắt đầu nhen nhóm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc thương yêu của cháu khi nhớ về bà. Hình ảnh “Một bếp lửa” điệp lại hai lần như nhắc nhớ, như hơi thổi vào bếp lửa đang “ấp iu”, để nhịp hồi tưởng bắt đầu… Để rồi trong phút chốc, bao kỉ niệm thân thương chợt ùa về trong vô thức

Chỉ là một tiếng gà mái nhảy ổ cục tác trong nắng trưa, chỉ là một bếp lửa chờn vờn trong sương sớm,… mà có biết bao nghĩa tình, mà sao tha thiết, lắng sâu đến thế! Thì ra, có khi những điều nhỏ nhoi, giản dị nhất lại ẩn chứa tâm tình, chắt đọng những điều thiêng liêng, là hiện hình của những tình cảm thiết tha, chân thành, không thể nào quên. Tiếng gà trưa đánh thức trong Xuân Quỳnh những kỉ niệm về một thời ấu thơ sống trong tình thương yêu của bà. Còn với Bằng Việt, trong bài thơ Bếp lửa (1963), như chính nhan đề của nó (cũng như nhan đề của bài thơ của Xuân Quỳnh: Tiếng gà trưa), “Bếp lửa” đã trở thành một hình ảnh biểu trưng cho sự ấm áp, nồng đượm của tình bà cháu. “Bếp lửa” khơi gợi, làm nhen lên, lan toả, cháy mãi dòng hồi ức tuổi ấu thơ, thao thức, đượm buồn.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Bài thơ đã bắt đầu như thế. Bắt đầu bằng hình ảnh bếp lửa “chập chờn trong sương sớm, chập chờn trong kí ức. Hơi ấm của bếp lửa bắt đầu truyền thấm, bắt đầu nhen nhóm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc thương yêu của cháu khi nhớ về bà. Hình ảnh “Một bếp lửa” điệp lại hai lần như nhắc nhớ, như hơi thổi vào bếp lửa đang “ấp iu”, để nhịp hồi tưởng bắt đầu… Để rồi trong phút chốc, bao kỉ niệm thân thương chợt ùa về trong vô thức

Chọn tập
Bình luận