Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Em hãy chứng minh rằng ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước mà người Việt Nam rất trân trọng

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Trong câu hát ru của người mẹ Thanh Hoá, câu ca dao: “Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” như một lời nhắn nhủ của người mẹ với đứa con thơ về tình nghĩa đạo lý ở đời, phải ăn ở thuỷ chung trước sau như một, đầy ắp tình thương và tình người. Từ thực tế cuộc sống những câu hát dân gian, những lối nói chân thành chất phác nhưng cũng không kém phần triết lý sâu sẵc, thực tế là những cái hay, cái tinh tuý của dân tộc được kết tinh từ cuộc sống hàng ngày. Trong ứng xử giao tiếp ông cha ta đã có vô vàn những câu nói đúc kết về những lối nói, những hành vi ứng xử khéo léo, lịch sự và duyên dáng.

Phó Giáo sư, Phó Tiến sỹ Mai Ngọc Chừ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia phát biểu: “Trước hết tôi xin nói về lời chào, người Việt Nam rất coi trọng lời chào. Người ta thường nói:”Tiếng chào cao hơn mâm cỗ”. Trong ca dao thì tiếng chào không chỉ nói lên phép lịch sự của con người Việt Nam mà tiếng chào còn là cái cớ để những đôi trai gái làm quen với nhau, đó là những lời chào bắt duyên trong văn học dân gian. Ví dụ:

“Gặp nhau ăn một miếng trầu

Mai ra đường cái gặp nhau ta chào”

Hoặc: “Đôi ta như đá với dao,

Năng liếc thì sắc, năng chào thì quen”.

Nhưng năng chào cũng chưa đủ, chào phải đúng lúc, đúng chỗ:

“Gặp nhau đường vắng thì chào

Gặp nhau giữa chợ lao xao xin đừng”.

Câu thơ, giọng hát với cái đích là phục vụ nhân sinh. Con người luôn có hoài bão vươn tới cái hay, cái đẹp, cái thanh tao của cuộc sống là chân, thiện, mỹ, cho nên ca dao dân ca không chỉ là những bài hát ngắn dài, vần, vè về câu chữ, nhịp điệu trầm bổng du dương để quên nguôi cảnh buồn tẻ, trống trải mà thực tế nội dung ý nghĩa còn mang tính nhân văn sâu sắc.

“Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ, kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Bên cạnh ý nghĩa là công nuôi dưỡng, sinh thành như trời bể của cha mẹ, câu ca dao này còn được hiểu rộng ra với những nét nghĩa rất phong phú.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu: “Để hiểu câu ca dao như thế nó vừa lớn, vừa rộng, vừa có tính dân tộc, bởi vì núi được công nhận là cao, rộng, công cha đối với con là không phải bàn. Mình có đặc điểm khác các nước là làm nông nghiệp, việc bám vào quê hương, đất tổ, bám vào đất, nước là truyền thống của người Việt Nam. Người Việt Nam luôn bám vào quê hương và trong quê hương đó là do cha mẹ mình, tổ tiên mình sáng tạo ra, do vậy tấm lòng của mình phải hướng về cha mẹ, không thể xa rời được. Nghĩa đấy cũng như nước trong nguồn, chảy mãi. Công cha, nghĩa mẹ để lại mãi mãi cho mình, con cháu. Tình cảm con người đối với cha mẹ đều được công nhận trên thế giới, nhưng ở Việt Nam có đặc điểm riêng là làm lúa nước, phải bám đất, bám làng nên tình làng nghĩa nước, tình cha, nghĩa mẹ luôn đi với nhau rất trọn vẹn. Từ tình cha mẹ rồi mới đến tình làng nghĩa nước, tình yêu tổ quốc, 3 cái đó quyện chặt với nhau. Vì vậy công cha như núi Thái Sơn có thể hiểu là cha cụ thể nhưng cũng có thể là cha Tổ quốc, mẹ cũng thế, có thể hiểu là đất nước. Vì vậy đất nước mình cũng là cha mẹ mình, tổ tiên mình. Tổ tiên, đất nước, cha mẹ, tất cả hòa làm một trong câu ca dao đó”.

Ca dao dân ca là sản phẩm được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân, nội dung mang tính chất chung cũng lại rất riêng, gần gũi với tập quán sinh hoạt của con người. Ngay từ thủa lọt lòng, ca dao dân ca đã giành cho trẻ những bài hát đơn sơ, mộc mạc nhưng du dương, ngọt ngào để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Chuyển sang tuổi ấu thơ, các em lại được cất lên nhưng bài hát đồng dao để vui chơi giải trí, luyện cho trẻ quen với tiếng nói, tiếp cận với thiên nhiên, tìm hiểu những vấn đề xã hội nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Khi trưởng thành, trai gái lại tụ họp nhau lại thi hát đố, hát giao duyên và các bài hát vui chơi trong đời sống. Đó là những tập tục rất phong phú, làm nảy nở thêm tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha.

Với nội dung truyền tải rất đa dạng và phong phú đời sống xã hội cho nên ở mỗi chủ đề, mỗi một lĩnh vực chúng ta có thể thấy vô vàn những câu nói, lối nói rất mộc mạc, dễ hiểu. Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nhận xét rằng: ca dao Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần ham sống, ham đấu tranh, vui vẻ, tế nhị, có duyên nhưng cũng không kém phần dồi dào tình cảm, mạnh mẽ sức lực, nảy nở tự do để đón ánh sáng trời hòa hợp với cỏ cây, hoa lá. Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người. Như vậy có thể nói ca dao và dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tạp quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người rất Việt Nam.

Trong câu hát ru của người mẹ Thanh Hoá, câu ca dao: “Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” như một lời nhắn nhủ của người mẹ với đứa con thơ về tình nghĩa đạo lý ở đời, phải ăn ở thuỷ chung trước sau như một, đầy ắp tình thương và tình người. Từ thực tế cuộc sống những câu hát dân gian, những lối nói chân thành chất phác nhưng cũng không kém phần triết lý sâu sẵc, thực tế là những cái hay, cái tinh tuý của dân tộc được kết tinh từ cuộc sống hàng ngày. Trong ứng xử giao tiếp ông cha ta đã có vô vàn những câu nói đúc kết về những lối nói, những hành vi ứng xử khéo léo, lịch sự và duyên dáng.

Phó Giáo sư, Phó Tiến sỹ Mai Ngọc Chừ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia phát biểu: “Trước hết tôi xin nói về lời chào, người Việt Nam rất coi trọng lời chào. Người ta thường nói:”Tiếng chào cao hơn mâm cỗ”. Trong ca dao thì tiếng chào không chỉ nói lên phép lịch sự của con người Việt Nam mà tiếng chào còn là cái cớ để những đôi trai gái làm quen với nhau, đó là những lời chào bắt duyên trong văn học dân gian. Ví dụ:

“Gặp nhau ăn một miếng trầu

Mai ra đường cái gặp nhau ta chào”

Hoặc: “Đôi ta như đá với dao,

Năng liếc thì sắc, năng chào thì quen”.

Nhưng năng chào cũng chưa đủ, chào phải đúng lúc, đúng chỗ:

“Gặp nhau đường vắng thì chào

Gặp nhau giữa chợ lao xao xin đừng”.

Câu thơ, giọng hát với cái đích là phục vụ nhân sinh. Con người luôn có hoài bão vươn tới cái hay, cái đẹp, cái thanh tao của cuộc sống là chân, thiện, mỹ, cho nên ca dao dân ca không chỉ là những bài hát ngắn dài, vần, vè về câu chữ, nhịp điệu trầm bổng du dương để quên nguôi cảnh buồn tẻ, trống trải mà thực tế nội dung ý nghĩa còn mang tính nhân văn sâu sắc.

“Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ, kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Bên cạnh ý nghĩa là công nuôi dưỡng, sinh thành như trời bể của cha mẹ, câu ca dao này còn được hiểu rộng ra với những nét nghĩa rất phong phú.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu: “Để hiểu câu ca dao như thế nó vừa lớn, vừa rộng, vừa có tính dân tộc, bởi vì núi được công nhận là cao, rộng, công cha đối với con là không phải bàn. Mình có đặc điểm khác các nước là làm nông nghiệp, việc bám vào quê hương, đất tổ, bám vào đất, nước là truyền thống của người Việt Nam. Người Việt Nam luôn bám vào quê hương và trong quê hương đó là do cha mẹ mình, tổ tiên mình sáng tạo ra, do vậy tấm lòng của mình phải hướng về cha mẹ, không thể xa rời được. Nghĩa đấy cũng như nước trong nguồn, chảy mãi. Công cha, nghĩa mẹ để lại mãi mãi cho mình, con cháu. Tình cảm con người đối với cha mẹ đều được công nhận trên thế giới, nhưng ở Việt Nam có đặc điểm riêng là làm lúa nước, phải bám đất, bám làng nên tình làng nghĩa nước, tình cha, nghĩa mẹ luôn đi với nhau rất trọn vẹn. Từ tình cha mẹ rồi mới đến tình làng nghĩa nước, tình yêu tổ quốc, 3 cái đó quyện chặt với nhau. Vì vậy công cha như núi Thái Sơn có thể hiểu là cha cụ thể nhưng cũng có thể là cha Tổ quốc, mẹ cũng thế, có thể hiểu là đất nước. Vì vậy đất nước mình cũng là cha mẹ mình, tổ tiên mình. Tổ tiên, đất nước, cha mẹ, tất cả hòa làm một trong câu ca dao đó”.

Ca dao dân ca là sản phẩm được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân, nội dung mang tính chất chung cũng lại rất riêng, gần gũi với tập quán sinh hoạt của con người. Ngay từ thủa lọt lòng, ca dao dân ca đã giành cho trẻ những bài hát đơn sơ, mộc mạc nhưng du dương, ngọt ngào để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Chuyển sang tuổi ấu thơ, các em lại được cất lên nhưng bài hát đồng dao để vui chơi giải trí, luyện cho trẻ quen với tiếng nói, tiếp cận với thiên nhiên, tìm hiểu những vấn đề xã hội nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Khi trưởng thành, trai gái lại tụ họp nhau lại thi hát đố, hát giao duyên và các bài hát vui chơi trong đời sống. Đó là những tập tục rất phong phú, làm nảy nở thêm tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha.

Với nội dung truyền tải rất đa dạng và phong phú đời sống xã hội cho nên ở mỗi chủ đề, mỗi một lĩnh vực chúng ta có thể thấy vô vàn những câu nói, lối nói rất mộc mạc, dễ hiểu. Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nhận xét rằng: ca dao Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần ham sống, ham đấu tranh, vui vẻ, tế nhị, có duyên nhưng cũng không kém phần dồi dào tình cảm, mạnh mẽ sức lực, nảy nở tự do để đón ánh sáng trời hòa hợp với cỏ cây, hoa lá. Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người. Như vậy có thể nói ca dao và dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tạp quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người rất Việt Nam.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky