Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Văn nghị luận xã hội về đức tính khiêm nhường

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

“Đức tính khiêm nhường là một điều thật lạ lùng. Ngay giây phút bạn nghĩ bạn đã đạt được nó, thì cũng ngay giây phút đó, bạn đã đánh mất nó”.

Có một số người hiểu lầm, cho rằng khiêm nhường có nghĩa là xem mình là thấp kém, là không đáng kể, cho mình chỉ là “cái thảm chà chân” để mọi người khác dẫm lên trên. Nếu có một người luôn miệng nói rằng: “Ôi, tôi chẳng là ai cả. Đừng quá quan tâm tới tôi”, thì người này, thoạt tiên chúng ta tưởng như một người khiêm nhường, nhưng thực ra, đây là một người kiêu ngạo ngầm bên trong.

Vì khi một người luôn miệng tự tuyên bố rằng “tôi chẳng là ai cả”, “tôi chẳng có tài cán gì cả”, thì người đó muốn được người khác chú ý đến “sự hạ mình” của mình. Người đó muốn những người chung quanh khen ngợi mình là một người khiêm nhường và dĩ nhiên, đây không phải là một thái độ khiêm nhường đúng nghĩa.

Người khiêm nhường đúng nghĩa là người trung thực với chính bản thân mình và trung thực với những người chung quanh. Một người khiêm nhường thực sự có nhận định trung thực về giá trị bản thân của mình, công nhận những ưu điểm và cũng như những khuyết điểm nào mà mình có. Nhưng quan trọng hơn thế nữa, người khiêm nhường cũng nhìn nhận giá trị của người khác. Qua thái độ nhìn nhận giá trị người khác, người khiêm nhường thực sự bày tỏ sự tôn trọng và lòng quan tâm đến quyền lợi, nhu cầu, sự an ninh và niềm hạnh phúc của người xung quanh mình, đặt những điều này lên trên quyền lợi, nhu cầu, sự an ninh và niềm hạnh phúc của chính bản thân mình.

Một người khiêm nhường đúng nghĩa, không cần phải tự hạ bệ mình xuống, không cần phải đánh giá thấp về chính bản thân mình. Một người khiêm nhường thực sự không bận rộn nói về mình, khoe về sự hạ mình qua những câu như “tôi chẳng ra gì”, “tôi chẳng có tài cán chi”, nhưng người đó thường bày tỏ sự quan tâm đến người chung quanh, lắng nghe những nhu cầu và nguyện vọng của người khác, cũng như tạo ra những dịp tiện hay nhường lại những cơ hội để người khác có thể thăng tiến.

Người khiêm nhượng thực sự không quan tâm lắm đến việc xem xét mình đã đạt đến mức độ nào trong nấc thang khiêm nhường, cũng không bận rộn nói về chính mình hay khoe khoang về thái độ khiêm nhường của mình.

Khiêm nhường là sẵn sàng bước xuống, để nhường cho người khác có thể bước lên, như Kinh Thánh có diễn tả: “Đừng làm việc gì để thỏa mãn tham vọng cá nhân hoặc tự đề cao, nhưng hãy khiêm tốn, coi người khác hơn mình” (Phi-líp 2:3).

Khiêm nhượng không có nghĩa là yếm thế, nhu nhược, nhưng hoàn toàn ngược lại, người khiêm nhượng có tấm lòng can đảm, hào hiệp và sẵn sàng hy sinh cho tha nhân.

Khiêm nhường không dính líu gì đến địa vị hay cấp bậc của một người trong xã hội. Một người ở địa vị thấp kém vẫn có thể kiêu ngạo, và ngược lại, một nhà học giả uyên bác vẫn có thể rất khiêm nhường, bởi vì khiêm nhường không phải là tự hạ bệ mình xuống, nhưng là biểu hiện của sự tôn trọng và lòng quan tâm đến với tha nhân.

Khiêm nhường đi song hành với tình yêu thương, hay nói một cách khác, quý vị và tôi không thể yêu thương một người mà đồng thời lại lên mình, kiêu ngạo, lấn lướt người đó được, như sứ đồ Phao-lô có trình bày: “Tình yêu hay nhẫn nại, nhân từ; tình yêu chẳng ghen tị, khoe mình hay kiêu căng”

“Đức tính khiêm nhường là một điều thật lạ lùng. Ngay giây phút bạn nghĩ bạn đã đạt được nó, thì cũng ngay giây phút đó, bạn đã đánh mất nó”.

Có một số người hiểu lầm, cho rằng khiêm nhường có nghĩa là xem mình là thấp kém, là không đáng kể, cho mình chỉ là “cái thảm chà chân” để mọi người khác dẫm lên trên. Nếu có một người luôn miệng nói rằng: “Ôi, tôi chẳng là ai cả. Đừng quá quan tâm tới tôi”, thì người này, thoạt tiên chúng ta tưởng như một người khiêm nhường, nhưng thực ra, đây là một người kiêu ngạo ngầm bên trong.

Vì khi một người luôn miệng tự tuyên bố rằng “tôi chẳng là ai cả”, “tôi chẳng có tài cán gì cả”, thì người đó muốn được người khác chú ý đến “sự hạ mình” của mình. Người đó muốn những người chung quanh khen ngợi mình là một người khiêm nhường và dĩ nhiên, đây không phải là một thái độ khiêm nhường đúng nghĩa.

Người khiêm nhường đúng nghĩa là người trung thực với chính bản thân mình và trung thực với những người chung quanh. Một người khiêm nhường thực sự có nhận định trung thực về giá trị bản thân của mình, công nhận những ưu điểm và cũng như những khuyết điểm nào mà mình có. Nhưng quan trọng hơn thế nữa, người khiêm nhường cũng nhìn nhận giá trị của người khác. Qua thái độ nhìn nhận giá trị người khác, người khiêm nhường thực sự bày tỏ sự tôn trọng và lòng quan tâm đến quyền lợi, nhu cầu, sự an ninh và niềm hạnh phúc của người xung quanh mình, đặt những điều này lên trên quyền lợi, nhu cầu, sự an ninh và niềm hạnh phúc của chính bản thân mình.

Một người khiêm nhường đúng nghĩa, không cần phải tự hạ bệ mình xuống, không cần phải đánh giá thấp về chính bản thân mình. Một người khiêm nhường thực sự không bận rộn nói về mình, khoe về sự hạ mình qua những câu như “tôi chẳng ra gì”, “tôi chẳng có tài cán chi”, nhưng người đó thường bày tỏ sự quan tâm đến người chung quanh, lắng nghe những nhu cầu và nguyện vọng của người khác, cũng như tạo ra những dịp tiện hay nhường lại những cơ hội để người khác có thể thăng tiến.

Người khiêm nhượng thực sự không quan tâm lắm đến việc xem xét mình đã đạt đến mức độ nào trong nấc thang khiêm nhường, cũng không bận rộn nói về chính mình hay khoe khoang về thái độ khiêm nhường của mình.

Khiêm nhường là sẵn sàng bước xuống, để nhường cho người khác có thể bước lên, như Kinh Thánh có diễn tả: “Đừng làm việc gì để thỏa mãn tham vọng cá nhân hoặc tự đề cao, nhưng hãy khiêm tốn, coi người khác hơn mình” (Phi-líp 2:3).

Khiêm nhượng không có nghĩa là yếm thế, nhu nhược, nhưng hoàn toàn ngược lại, người khiêm nhượng có tấm lòng can đảm, hào hiệp và sẵn sàng hy sinh cho tha nhân.

Khiêm nhường không dính líu gì đến địa vị hay cấp bậc của một người trong xã hội. Một người ở địa vị thấp kém vẫn có thể kiêu ngạo, và ngược lại, một nhà học giả uyên bác vẫn có thể rất khiêm nhường, bởi vì khiêm nhường không phải là tự hạ bệ mình xuống, nhưng là biểu hiện của sự tôn trọng và lòng quan tâm đến với tha nhân.

Khiêm nhường đi song hành với tình yêu thương, hay nói một cách khác, quý vị và tôi không thể yêu thương một người mà đồng thời lại lên mình, kiêu ngạo, lấn lướt người đó được, như sứ đồ Phao-lô có trình bày: “Tình yêu hay nhẫn nại, nhân từ; tình yêu chẳng ghen tị, khoe mình hay kiêu căng”

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky