Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Ngữ văn 7 – Hướng dẫn soạn bài Những câu hát than thân

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

1. Người xưa hay mượn con cò để nói về cuộc đời và thân phận của mình vì con cò là con vật hiền lành, nhỏ bé, chịu khó lặn lội kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi với phẩm chất và thân phận của người nông dân. Ví dụ:

– Con cò mà đi ăn đêm.

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…

2. Trong bài 1, cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, hình ảnh lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Bản thân cò thì lận đận, gầy mòn. Việc vất vả đó kéo dài: bấy nay chứ không phải ngày một ngày hai. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lận đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng. Ngoài nội dung than thân, bài ca còn có nội dung tố cáo xã hội phong kiến bất công. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể đầy, ao cạn làm cho thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.

3. Cụm từ thương thay là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót. Trong bài này, thương thay được lặp lại 4 lần. ý nghĩa của sự lặp lại là: Mỗi lần là một lần thương một con vật, một cảnh ngộ. Bốn lần thương thay, bốn con vật, bốn cảnh ngộ khác nhau, nhưng lại cùng chung với thân phận người lao động; Tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động; Kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển.

4. Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2: thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác; thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn; thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi); thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót. Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.

5. Sưu tầm thêm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”, rồi giải thích những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

Gợi ý:

– Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:

– Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

– Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

– Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

– Thân em như miếng cau khô

Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày

– Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.

– Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.

– Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời, những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ).

6. Đọc câu ca, có thể thấy hình ảnh so sánh có những nét đặc biệt:

– Trái bần, tên của loại quả đồng âm với từ bần có nghĩa là nghèo khó.

– Hình ảnh trái bần trôi nổi. Không những thế, nó còn bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần đã trôi nổi, lại càng bấp bênh vô định. Nó chỉ mong được dạt, được tấp vào đâu đó nhưng nào có được. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khó, phải chịu bao sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định được số phận của mình

1. Người xưa hay mượn con cò để nói về cuộc đời và thân phận của mình vì con cò là con vật hiền lành, nhỏ bé, chịu khó lặn lội kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi với phẩm chất và thân phận của người nông dân. Ví dụ:

– Con cò mà đi ăn đêm.

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…

2. Trong bài 1, cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, hình ảnh lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Bản thân cò thì lận đận, gầy mòn. Việc vất vả đó kéo dài: bấy nay chứ không phải ngày một ngày hai. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lận đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng. Ngoài nội dung than thân, bài ca còn có nội dung tố cáo xã hội phong kiến bất công. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể đầy, ao cạn làm cho thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.

3. Cụm từ thương thay là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót. Trong bài này, thương thay được lặp lại 4 lần. ý nghĩa của sự lặp lại là: Mỗi lần là một lần thương một con vật, một cảnh ngộ. Bốn lần thương thay, bốn con vật, bốn cảnh ngộ khác nhau, nhưng lại cùng chung với thân phận người lao động; Tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động; Kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển.

4. Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2: thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác; thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn; thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi); thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót. Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.

5. Sưu tầm thêm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”, rồi giải thích những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

Gợi ý:

– Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:

– Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

– Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

– Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

– Thân em như miếng cau khô

Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày

– Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.

– Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.

– Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời, những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ).

6. Đọc câu ca, có thể thấy hình ảnh so sánh có những nét đặc biệt:

– Trái bần, tên của loại quả đồng âm với từ bần có nghĩa là nghèo khó.

– Hình ảnh trái bần trôi nổi. Không những thế, nó còn bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần đã trôi nổi, lại càng bấp bênh vô định. Nó chỉ mong được dạt, được tấp vào đâu đó nhưng nào có được. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khó, phải chịu bao sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định được số phận của mình

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky