Cái đẹp, cái hay của tiếng Việt đã được chứng minh trên nhiều phương diện. Bằng cái nhìn khách quan, qua con mắt nghiên cứu, tìm tòi, và cả sự trìu mến của người yêu tiếng Việt nữa.
Bạn biết đấy! Đất nước chúng ta được tạo hóa ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp thiên nhiên vô cùng kì ảo và lộng lẫy. Giờ đây Việt Nam cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, vì vậy mà bạn bè quốc tế sang thăm hỏi và làm việc tại Việt Nam cũng rất nhiều. ĐẶt chân tới Việt NAm, họ có dịp nghe tiếng nói của quần chúng, nhân dân ta, đã nhận xét rằng: ” Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”. Họ chỉ mới nghe và nghe thôi, song trong họ mãi khắc ghi ấn tượng về vẻ đẹp độc đáo của tiếng Việt. Đây không phai là một lời khen xã giao nên nó mang một ý nghĩa rất lớn, vô cùng quan trọng, nó góp phần nhấn mạnh, góp phần bổ sung và tô điểm cho văn hóa nói, văn hóa viết của những ai hằng ngày nghe, hằng ngày nói và sử dụng tiếng Việt làm phương tiện trao đổi thông tin,trao đổi ý nghĩ. Có lẽ để nói một cách khách quan hơn và ở một khía cạnh toàn diện hơn thì những người ngoại quốc sống và làm việc tại nước ta chắc chắn là những nhân chứng xác thực nhất để nói về vấn đề này. Thu thập lời nhận xét của những “nhân chứng ” này, tôi thấy họ đều có ý bày tỏ một điều :” Tiếng Việt là một thứ tiếng rất đẹp, rành mạch trong lối nói, uyển chuyển trong câu kéo, ngon lành trong các câu tục ngữ”. Sở dĩ tiếng ta “đẹp” như vật là nhờ hệ thống nguyên âm, phụ âm hết sức đa dạng, phong ph, đồng thời lại rất giàu về thanh điệu. Bởi tiếng Việt ta giàu hình tượng ngữ âm như thế mà khi người Việt chúng ta cất tiềng nói cũng như khi ta ngân lên những nhịp, những âm nhịp nhàng, trầm bổng. Bạn biết không? Tiếng Anh, tiếng Pháp có hai thanh, tiếng Trung có bốn thanh, thì tiếng Việt chúng ta lại phong phú với sáu thanh gồm hai thanh bằng và bốn thanh trắc. Thật thú vị phải không nào? Sự nhịp nhàng uyển chuyển trong vẻ đẹp của tiếng Việt đã được thể hiện hết sức ấn tượng một cách rõ nét và cụ thể qua nhiều câu ca dao của người nghệ sĩ dân gian xưa. Dưới đây là một ví dụ khá quen thuộc với chúng ta
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa
Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
Bằng những biện pháp tu từ độc đáo và giàu hình ảnh, tác giả dân gian đã phác họa bức chân dung của kẻ lười nhác, chỉ biết đến bản thân. Đồng thời cũng lấy sự lười biếng này để châm chọc đả kích thói đời ưa thảnh thơi, an nhàn mà quên đi lao động học tập, quên đi trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội. Trong khi người lao động một nắng hai sương thì chú cái cò lại hay rượu chè, bài bạc, tối ngày chỉ ăn với ngủ, chẳng buồn làm lụng gì, đã vậy còn đòi lấy cô vợ đẹp.
Chúng ta tự hào bởi trải qua bao thăng trầm lịch sử. trải qua bao âm mưa thâm độc của giặc ngoại xâm muốn xóa Việt Nam khỏi bản đồ thế giới, đất nước ta vẫn hiện ngang vững vàng và nhân dân ta vẫn được nói tiếng mẹ đẻ thiêng liêng. Tự hào hơn nữa khi biết rằng tiếng Việt – ngôn ngữ ta sử dụng hằng ngày là một thứ tiếng giàu và đẹp.
Tiếng Việt giàu lắm. Về mặt thanh điệu, có thể nói, tiếng Việt là thứ tiếng giàu thanh điểu bản nhất. Nếu tiếng Hán có 4 thanh, tiếng Nga, Anh, Pháp… chỉ có 2 thanh thì với 6 thanh điệu, người nghe tiếng Việt như được thưởng thức “những giai âm trong bản nhạc trầm bổng”. Ngoài 2 thanh bằng là âm bình (thanh huyền) và phù bình (thanh không), tiếng Việt còn có 4 thanh trắc: sắc, hỏi, ngã, nặng. Tiếng Việt chúng ta còn có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. Ta có thể liệt kê: 12 ngyên âm (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i, y, ê, e), 3 cặp nguyên âm đuôi (iê, uô, ươ) và các phụ âm (b, c, k, q, m, n, r, s, t, v, p, h, th, kh, tr, ch, ng, ngh, qu…). Chính từ hệ thống nguyên âm và phụ âm vô cùng phong phú này, người Việt đã cấu tạo và sáng tạo ra một hệ thống từ vựng có đầy đủ khả năng diễn đạt suy nghĩ và tình cảm của mình, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp. Qua các thời kỳ, từ vựng tiếng Việt ngày càng được bổ sung, được “tăng lên ngày một nhiều”. Gần đây, những từ ngữ được Việt hóa như: ma-két-ting, com-pu-tơ, in-tơ-nét,… xuất hiện một cách phổ biến trong ngôn ngữ Việt. Đó chính là sự thích nghi sáng tạo, uyển chuyển để đáp ứng nhu cầu giao lưu và sự phát triển ngày càng cao của đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa… Ngoài việc không ngừng đặt ra những từ ngữ mới, nhằm biểu thị những khái niệm mới, hình ảnh mới, cảm xúc mới, tiếng Việt còn không ngừng đặt ra những cách nói mới thể hiện sự linh hoạt trong cấu tạo ngữ pháp. Người đi đầu trong việc làm mới mẻ ngữ pháp tiếng Việc là nhà thơ Xuân Diệu với những câu thơ hết sức ân tượng:
“Những luồng run rẫy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”
(Đây mùa thu tới)
Điều đó không chỉ mang lại sự mới lạ độc đáo cho câu thơ mà còn góp phần thể hiện tài năng sáng tạo của nhà thơ. Với sự giàu có, dồi dào phong phú của hệ thống nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, sự linh hoạt và thích ứng một cách nhanh chóng của hệ thống từ vựng và cấu tạo ngữ pháp, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định: “Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử…”.
Bên cạnh đó, tiếng Việt còn là một thứ tiếng đẹp. Tiếng Việt đẹp trước hết bởi nó giàu chất nhạc. Từ xa xưa, cha ông ta đã biết phối hợp một cách điêu luyện, nhuần nhuyễn và hài hòa các thanh điệu để tạo nên những câu ca dao trữ tình đằm thắm:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Hay để ca ngợi vẻ đẹp non sông đất nước:
“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Huế thì vô…”
Tiếp thu và phát triển lên đến đỉnh cao thành tựu của văn học dân gian chính là nhà thơ Tố Hữu. Đọc những câu thơ lục bát mang đầy tính chát dân tộc của ông, chúng ta thấy âm vang trong lòng khúc nhạc của tình người ta thiết:
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng”
(Việt Bắc)
“Thi trung hữu nhạc, thi trung hữu họa” (trong thơ có nhạc, trong thơ có họa) không phải chỉ là đặc điểm của thơ ca Trung Hoa cổ điển mà còn là nét độc đáo của thơ ca Việt Nam từ xưa tới nay. Đó cũng chính là sự thể hiện cái đẹp của tiếng Việt. Chỉ với bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, cô đọng, hình ảnh người nhạc sĩ, họa sĩ tài hoa Hồ Chí Minh đã hiện ra trên nền bức tranh – âm nhạc “Cảnh khuya”:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Dường như, chúng ta không chỉ nghe thấy tiếng nhạc của sáo tre, sáo trúc mà còn như đang đuợc thưởng thức âm thanh trầm bổng từ mỗi từ, mỗi chữ của câu văn: “Diều bay, diều lá tre bay lưng trời… sáo tre, sáo trúc vang lưng trời… Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông, hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre” (Thép Mới)
Tiếng Việt đẹp bởi yêu cầu tự nhiên về sự hài hòa, cân xứng trong cấu tạo cú pháp “Ai bảo được mon đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, thăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm đươc cô gái còn son nhớ chồng thì mới biết được người mê luyến mùa xuân”. (Vũ Bằng)
Bằng biện pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cả cú pháp, câu văn trở nên uyển chuyển, duyên dáng mà vẫn không kém phần mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục.
Càng thấy được sự giàu đẹp của tiếng Việt, ta càng cảm thấy tự hào về tứ tiếng mẹ đẻ thân thương. Song, tự hào bao nhiêu, trách nhiệm của chúng ta trong việc phát triển, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt càng nặng nề, to lớn bấy nhiêu. Không những thế, chúng ta còn phải có nghĩa vụ tôn vinh và giới thiệu tiếng Việt đối với bạn bè thế giới.