Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Em hãy chứng minh tinh thần đoàn kết trong câu tục ngữ, ca dao Việt Nam

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Ca dao Việt Nam được người xưa đúc kết lại thành những chân lí sống một cách rẩt tinh tế và sâu sắc. Những ai yêu mến ca dao cổ của Việt Nam có lẽ sẽ đều yêu thích cái cách thể hiện không cầu kì, không bóng bẩy mà lại rất giản dị của ca dao. Mỗi câu ca là một bài học, một kinh nghiệm, một chân lí sống. Nó khiến mỗi ai khi cất tiếng đọc lên sẽ đều phải ngậm ngùi, suy nghĩ về bản thân, về cách sống của chính mình. Một trong những vấn đề mà ca dao đề cập đến nhiều đó là sức mạnh của sự đoàn kết. Đây không còn là vấn đề xa lạ gì đối với chúng ta nữa tuy nhiên để hiểu được cái ý nghĩa của đoàn kết thì quả thực là không phải ai cũng biết.

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Câu ca dao tuy không cầu kì về hình thức nhưng lại mang giá trị gợi hình rất lớn. Một cây lẻ loi không thể làm nên được núi rừng bao la nhưng nếu có nhiều cây gộp lại thì sẽ làm nên được rừng núi lớn. Người xưa đã đúc kết qua câu ca dao một chân lí sống: Đoàn kết là yếu tố đầu tiên để thành công, sống mà cứ tách rời tập thể, đơn lẻ một mình thì yếu, biết đoàn kết lại thì sẽ làm nên được sức mạnh lớn lao. Con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết,đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Câu ca dao nhắc nhở chúng ta phải đồng sức đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết của dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ các đời vua Hùng, hay như việc chống giặc phương Bắc, nhân dân ta đã biết cùng nhau đứng lên đấu tranh đánh giặc. Các cuộc khởi nghĩa, cuộc kháng chiến liên tiếp nổ ra để giành lại độc lập tự do, nhân dân đồng lòng nhất trí theo vua, làm theo sự chỉ huy của tướng lĩnh để đánh thắng giặc ngoại xâm. Hay như chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy năm 938 là một mốc son lịch sử chói lọi ,sự đoàn kết của nhân dân, của tướng lĩnh đó là cùng nhau đẽo cọc, ngày đêm đóng cọc trên sông để đánh tan quân thù. Đây là một minh chứng rõ ràng nhất cho sự quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Còn biết bao cuộc khởi nghĩa khác nhau như Lê Lợi đánh thắng quân Minh. Một mình LL sẽ không thể nào đánh đổ được quân giặc với hàng nghìn tên mà phải có sự hỗ trợ của nghĩa quân, sự ủng hộ trợ giúp của nhân dân mới làm nên chiến thắng. Trong lịch sử tất cả các cuộc khởi nghĩa ta đều giành chiến thắng. Vậy có được chiến thắng ấy là do đâu? Đó là do sức mạnh của sự đoàn kết mà thôi! Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, sự đồng lòng của dân tộc còn thể hiện qua hai giai đoạn lịch sử chông pháp và chống Mĩ. Hơn một thế kỉ phải chống chọi với hai cường quốc hùng mạnh, khó khăn nhiều mà gian khổ cũng nhiều. Nhưng chính lúc ấy đã nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau, là sợi dây thắt chặt tình cảm đoàn kết, sự chung sức chung lòng. Miên Bắc nghe theo tiếng gọi của miền Nam, sinh viên, học sinh, rời khỏi giảnh đường đại học để cùng nhau đầu quân chiến đấu. Nhân dân mọi tầng lớp không tiếc công tiếc của, sẵn sàng cùng bộ đội chuyên chở thức ăn ra chiến trường, ủng hộ vật dụng làm đường cho xe chạy qua…tích cực làm các phong trào như áo ấm tặng chiến sĩ, hũ gạo nuôi quân,… Đoàn kết tạo nên một động lực giúp con người gắn lại với nhau, là cái gốc của sự yêu thương và đùm bọc.

Trong đời sống ngày nay, các phong trào đoàn kết tương thân tương ái được tổ chức ở khắp mọi nơi, sôi nỏi và tự nguyện. Khi một vùng bị thiên tai lũ lụt, gặp khó khân cả về vật chất và tinh thần, thì cả nước lại đứng lên ủng hộ. Vật chất ủng hộ đôi khi chỉ là cái bóng mà nấp sau cái bóng ấy là sự đồng cảm, lòng yêu thương của mỗi người. Nhiều tổ chức đã xây dựng quỹ vì người nghèo được các nhà hảo tâm, doanh nghiệp và nhân dân ủng hộ. Những người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo hiếu học đều được giúp đỡ. Quỹ vì trẻ em chất độc màu da cam, quỹ trái tim cho em, đều lần lượt ra đời. Ý nghĩa của chương trình không chỉ là số tiền ủng hộ mà ý nghĩa cao cả hơn là sự sẻ chia, đồng cảm, của mọi người đói với mỗi đứa trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, và trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam do chiến tranh để lại. Mỗi chương trình đều mang một ý nghĩa lớn lao, thể hiện sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam đối với đòng loại. Đây là những hành động và việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó sẻ chia, chung sức chung lòng của cả nước đối với những người có hoàn cảnh khó khăn. Có thể nói đoàn kết là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay.
Trong văn học có rất nhiều câu ca dao thể hiện sức mạnh đoàn kết giữa con người với con người.

“Lá lành đùm lá rách”

“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

Hay như Bác dã từng viết và khuyên dạy chúng ta phải đoàn kết bởi đoàn kết tạo nên sức mạnh khiến mọi việc đều thành công. Lời dạy ấy luôn đi sâu vào tư tưởng mỗi con người, mang một ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc

“Đoàn kết, đoán kết, đại đoàn kết

thành công, thành công, đại thành công.

Đoàn kết là một nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Bản thân mỗi con người không những phải giữ gìn mà còn phải phát huy truyền thống đó.

Ca dao Việt Nam được người xưa đúc kết lại thành những chân lí sống một cách rẩt tinh tế và sâu sắc. Những ai yêu mến ca dao cổ của Việt Nam có lẽ sẽ đều yêu thích cái cách thể hiện không cầu kì, không bóng bẩy mà lại rất giản dị của ca dao. Mỗi câu ca là một bài học, một kinh nghiệm, một chân lí sống. Nó khiến mỗi ai khi cất tiếng đọc lên sẽ đều phải ngậm ngùi, suy nghĩ về bản thân, về cách sống của chính mình. Một trong những vấn đề mà ca dao đề cập đến nhiều đó là sức mạnh của sự đoàn kết. Đây không còn là vấn đề xa lạ gì đối với chúng ta nữa tuy nhiên để hiểu được cái ý nghĩa của đoàn kết thì quả thực là không phải ai cũng biết.

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Câu ca dao tuy không cầu kì về hình thức nhưng lại mang giá trị gợi hình rất lớn. Một cây lẻ loi không thể làm nên được núi rừng bao la nhưng nếu có nhiều cây gộp lại thì sẽ làm nên được rừng núi lớn. Người xưa đã đúc kết qua câu ca dao một chân lí sống: Đoàn kết là yếu tố đầu tiên để thành công, sống mà cứ tách rời tập thể, đơn lẻ một mình thì yếu, biết đoàn kết lại thì sẽ làm nên được sức mạnh lớn lao. Con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết,đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Câu ca dao nhắc nhở chúng ta phải đồng sức đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết của dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ các đời vua Hùng, hay như việc chống giặc phương Bắc, nhân dân ta đã biết cùng nhau đứng lên đấu tranh đánh giặc. Các cuộc khởi nghĩa, cuộc kháng chiến liên tiếp nổ ra để giành lại độc lập tự do, nhân dân đồng lòng nhất trí theo vua, làm theo sự chỉ huy của tướng lĩnh để đánh thắng giặc ngoại xâm. Hay như chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy năm 938 là một mốc son lịch sử chói lọi ,sự đoàn kết của nhân dân, của tướng lĩnh đó là cùng nhau đẽo cọc, ngày đêm đóng cọc trên sông để đánh tan quân thù. Đây là một minh chứng rõ ràng nhất cho sự quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Còn biết bao cuộc khởi nghĩa khác nhau như Lê Lợi đánh thắng quân Minh. Một mình LL sẽ không thể nào đánh đổ được quân giặc với hàng nghìn tên mà phải có sự hỗ trợ của nghĩa quân, sự ủng hộ trợ giúp của nhân dân mới làm nên chiến thắng. Trong lịch sử tất cả các cuộc khởi nghĩa ta đều giành chiến thắng. Vậy có được chiến thắng ấy là do đâu? Đó là do sức mạnh của sự đoàn kết mà thôi! Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, sự đồng lòng của dân tộc còn thể hiện qua hai giai đoạn lịch sử chông pháp và chống Mĩ. Hơn một thế kỉ phải chống chọi với hai cường quốc hùng mạnh, khó khăn nhiều mà gian khổ cũng nhiều. Nhưng chính lúc ấy đã nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau, là sợi dây thắt chặt tình cảm đoàn kết, sự chung sức chung lòng. Miên Bắc nghe theo tiếng gọi của miền Nam, sinh viên, học sinh, rời khỏi giảnh đường đại học để cùng nhau đầu quân chiến đấu. Nhân dân mọi tầng lớp không tiếc công tiếc của, sẵn sàng cùng bộ đội chuyên chở thức ăn ra chiến trường, ủng hộ vật dụng làm đường cho xe chạy qua…tích cực làm các phong trào như áo ấm tặng chiến sĩ, hũ gạo nuôi quân,… Đoàn kết tạo nên một động lực giúp con người gắn lại với nhau, là cái gốc của sự yêu thương và đùm bọc.

Trong đời sống ngày nay, các phong trào đoàn kết tương thân tương ái được tổ chức ở khắp mọi nơi, sôi nỏi và tự nguyện. Khi một vùng bị thiên tai lũ lụt, gặp khó khân cả về vật chất và tinh thần, thì cả nước lại đứng lên ủng hộ. Vật chất ủng hộ đôi khi chỉ là cái bóng mà nấp sau cái bóng ấy là sự đồng cảm, lòng yêu thương của mỗi người. Nhiều tổ chức đã xây dựng quỹ vì người nghèo được các nhà hảo tâm, doanh nghiệp và nhân dân ủng hộ. Những người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo hiếu học đều được giúp đỡ. Quỹ vì trẻ em chất độc màu da cam, quỹ trái tim cho em, đều lần lượt ra đời. Ý nghĩa của chương trình không chỉ là số tiền ủng hộ mà ý nghĩa cao cả hơn là sự sẻ chia, đồng cảm, của mọi người đói với mỗi đứa trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, và trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam do chiến tranh để lại. Mỗi chương trình đều mang một ý nghĩa lớn lao, thể hiện sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam đối với đòng loại. Đây là những hành động và việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó sẻ chia, chung sức chung lòng của cả nước đối với những người có hoàn cảnh khó khăn. Có thể nói đoàn kết là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay.
Trong văn học có rất nhiều câu ca dao thể hiện sức mạnh đoàn kết giữa con người với con người.

“Lá lành đùm lá rách”

“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

Hay như Bác dã từng viết và khuyên dạy chúng ta phải đoàn kết bởi đoàn kết tạo nên sức mạnh khiến mọi việc đều thành công. Lời dạy ấy luôn đi sâu vào tư tưởng mỗi con người, mang một ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc

“Đoàn kết, đoán kết, đại đoàn kết

thành công, thành công, đại thành công.

Đoàn kết là một nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Bản thân mỗi con người không những phải giữ gìn mà còn phải phát huy truyền thống đó.

Chọn tập
Bình luận