Lớp trẻ hiện nay như tôi, như bạn chưa một lần có cơ hội gặp Bác và mãi mãi không bao giờ có cơ hội nghe giọng nói của Người. Thế nhưng, qua lời kể của ba, của mẹ, của những bậc đi trước và của cả lịch sử dân tộc Việt Nam, ta hiểu được một chân lý:nếu không có Bác Hồ kính yêu sẽ không có một Việt Nam độc lập, không có một Việt Nam đang từng ngày hội nhập và phát triển cùng nhân loại.
Những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức vĩ đại của Bác ngày qua ngày được truyền tụng, được kể lại như những bài học về cách làm người, về chữ tài, chữ đức trong cuộc sống mọi thời đại.Mỗi khi nghe kể, được biết đến hơn bao giờ hết, tôi thấy yêu, thấy kính và thương vô ngần vị Chủ tịch Nước vĩ đại mà giản dị, gần gũi
Tôi nhớ một câu chuyện nhỏ về con người của Bác ở một khía cạnh rất bình thường, “Vào một buổi chiều Việt Bắc, trời đông im ắng và cô quạnh, bà Trường Chinh có dẫn một cô con gái lên thăm Bác.Lúc tiễn hai mẹ con ra đầu dốc, Người cứ đứng nhìn theo mãi.Khi quay về, các đồng chí thấy mắt Bác long lanh ướt. Bác bảo với mọi người:
” – Chúng ta, ai cũng đều mong ước một gia đình ấm cúng. Người cách mạng là người giàu tình cảm, lại càng quý trọng cuộc sống gia đình, chẳng qua đây không phải là lúc để thực hiện điều đó, đành phải chịu đựng mà thôi. Ta chưa lo được gia đình nhỏ thì hãy lo cho gia đình lớn đã vậy…”
“Gia đình lớn” của Người, của cách mạng là nhân dân, là đại dân tộc Việt Nam. Người đã bỏ qua những niềm hạnh phúc riêng của mình mà dành trọn cuộc đời cho những niềm hạnh phúc lớn lao hơn. Cuộc đời của Người mồ côi mẹ từ năm lên chín., mười năm sau giã biệt người cha già, ra đi tìm đường cứu nước, anh mất rồi chị mất, Bác đều không có điều kiện chăm lo. Dù rất quý trọng tình cảm gia đình, dù biết rằng sự lựa chọn nào cũng mất mát nhưng Bác – con người vĩ đại của dân tộc – đã lựa chọn một cuộc sống không chỉ cho riêng bản thân mà cho mọi người, mọi tầng lớp, mọi giai cấp. Có thể, giây phút nào đó bất chợt trong đời Người, Bác của chúng ta đã đối mặt với sự cô đơn của một người xa xứ, xa gia đình nhưng điều tuyệt vời nhất là Bác đã để lại những tình cảm lớn hơn sưởi ấm lòng mình, là động lực giúp con người Hồ Chí Minh vươn lên, vượt lên tất cả. Con người ấy, vốn chẳng phải thần thánh mà chỉ đơn giản là một con người có tầm vóc cao quý và một trái tim vô biên với dân tộc, với thế giới.
Ngày mà Người vĩnh viễn ra đi với hồn thiêng sông núi, câu cuối cùng mà Người gửi lại cho Đảng, cho dân tộc: Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dânnnn. Chữ dânnnn luôn ở vị trí trung tâm trong Bác, luôn ở vị thế cao nhất trong tâm tưởng Người. Và chính tình yêu thương bao la, chân thành và tha thiết ấy đã tạc nên tượng đài vị Chủ tịch Nước bất tử trong lòng mỗi người con Việt Nam.
Ngày hôm nay, tôi đang viết những lời cảm nhận chân thành nhất về Người Cha kính yêu của nhân dân Việt Nam trong tư thế của thế hệ trẻ năng động, hội nhập. Từ bé, trong tôi đã thấm nhuần lời dạy của Bác: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháuuuuuuu. Học tập và sống tốt. Đó là điều duy nhất tôi có thể làm và làm tốt. Chỉ cần biết cố gắng, gìn giữ ước mơ hoài bão, vươn tới tương lai bằng chính đôi chân của mình, là một học sinh giỏi, năng động trong các phong trào, thể hiện và chứng tỏ đầy đủ bản lĩnh của thế hệ trẻ 9X, sống với chính mình, hết mình với cuộc đời bằng tất cả phẩm chất của một con người chân chính. Tôi tin rằng khi tôi làm được, bạn làm được, tất cả chúng ta đều sẽ rất tự hào: Chúng ta là thế hệ trẻ Hồ Chí Minh!
Cuộc sống ngày nay, có những người lãnh đạo mà tôi biết, khoảng cách giữa họ với dân là rất lớn, tiếng nói của dân là rất xa, tâm tư nguyện vọng của dân là một khoảng trắng. Nhưng với Bác kính yêu thì không! Một con người đã khước từ tất cả mọi thứ thuộc về cái “tôi” riêng mà vun đắp cho cái “ta” chung, một con người mà tôi, bạn, nhân dân Việt Nam và cả thế giới phải cúi đầu lẫn quỳ gối