Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Chứng minh ca dao, tục ngữ là tiếng nói tình cảm gia đình thắm thiết

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Đọc lại ca dao, tục ngữ người Việt trong lúc văn học dịch đang phát triển thiếu định hướng, văn học trẻ trong nước ồn ào những khen chê, ta vẫn thấy một cái gì nhẹ nhõm, những ý vị và giá trị riêng, không thể thay thế.

Ca dao, tục ngữ là một trong những thể loại lời nói ngắn gọn nhất, đúc kết những quan sát, chiêm nghiệm sâu sắc, những tư tưởng, tìm cảm, triết lí sống của nhân dân ta, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới một hình thức nghệ thuật giản dị, và gần gũi với tất thảy người đọc. Tìm về với ca dao, tục ngữ là tìm về một vẻ đẹp ngôn từ, một bộ phận văn học kiến tạo những giá trị nhân văn phổ quát, một kiểu loại lời nói khúc chiết và chính xác về thực tại, có sức mạnh biểu cảm mạnh mẽ và có thể thanh lọc tâm hồn mỗi chúng ta. Có thể nói, ca dao, tục ngữ là một túi khôn phong phú của nhân dân, nơi chứa đựng những bài học về nhân tình, kinh nghiệm sống quan trọng.

Ca dao xưa nói rất tinh tế, ý nhị, sâu sắc về tình yêu nam nữ của người bình dân. Nhiều bài thơ trữ tình bây giờ thiếu đi cái tinh tế trong phô diễn tình cảm giữa đôi bên trai gái; nhưng đọc những câu ca dao giản dị, chẳng hạn “Ước gì sông rộng một gang/ Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”; “Bao giờ cho đến tháng hai/ Con gái làm cỏ, con trai be bờ”… ta vừa cảm nhận được sự thẳng thắn, táo bạo, thắm thiết trong lời ăn tiếng nói của người bình dân, vừa thấy cả vẻ đẹp của cảnh, của tình cảm nam nữ, vẻ đẹp trong lao động ngày mùa. Ca dao không chỉ phản ánh hiện thực mà còn kiến tạo và duy trì những tình yêu đẹp, những vẻ đẹp độc đáo của tình yêu: “Đôi ta như lửa mới nhen/ Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu”, “Vì tình anh phải đi đêm/ Vấp năm bảy cái, đất êm hơn giường”… Tình yêu đích thực trong ca dao bao giờ cũng là thứ tình yêu đã được thử thách trong gian nan xa cách, trắc trở khó khăn nhiều bề; đó là tình yêu của những người đồng cảm, đồng cảnh, cùng nhau trải qua nhiều đắng cay, ngọt bùi, sông sâu sóng cả, nguyện thề son sắt thủy chung với nhau (“Lầm than đã trải, nắng mưa đã từng/ Xa xôi ai có tỏ chừng? Gian nan tận khổ, ta đừng quên nhau”, “Trăm năm ghi tạc chữ đồng/ Dù ai thêu phụng vẽ rồng mặc ai”, “Em ơi chua ngọt đã từng/ Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau”…). Đằng sau những lời than thân trách phận, những lời phê phán thái độ thờ ơ, phụ tình, lên án lễ giáo phong kiến – chế độ gia trưởng (thường là lời của người nữ bình dân), ta bắt gặp những tình cảm chân thành, thắm thiết, những ước vọng mộc mạc hồn nhiên, chính đáng của lứa đôi, chồng vợ. Đọc ca dao chúng ta gặp lại một thứ “tình yêu gốc” lý tưởng, một kiểu mẫu về gia đình truyền thống. Nói về tình nghĩa vợ chồng, nhân dân ta răn dạy, đúc kết thành triết lí ứng xử đẹp đẽ: Thương nhau bất luận giàu nghèo/ Dù cho lên ải xuống đèo cũng cam; Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ/ Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu; Của chồng, công vợ; Đạo vợ, nghĩa chồng; Giàu về bạn, sang về vợ; Gái có công, chồng chẳng phụ, Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn;…

Như ta biết, nội dung ca dao – dân ca về tình cảm gia đình rất đa dạng, ngoài tình nghĩa phu thê còn có tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, con cái, anh em… Ca dao góp phần củng cố, truyền dạy những truyền thống quý báu của dân tộc ta, như “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội, như sông có nguồn”. Chẳng phải thế mà chúng ta bắt gặp nỗi nhớ ông bà: “Ngó lên luộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”. Nỗi nhớ thương cha mẹ: “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa/ Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”. Lòng biết ơn cha mẹ, thầy dạy học: “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy/ Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”; “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”, “Ơn cha nặng lắm ai ơi/ Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”, “Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây/ Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu”.

Ca dao ngợi ca người con hiếu thảo đã dành cơm nuôi mẹ già yếu răng, biết lo lắng cho người mẹ, người cha tuổi cao đầu bạc; có khi ta nghe được từ ca dao giọng một người anh, người chị ru em trìu mến khi mẹ vắng nhà; ca ngợi tình cảm ruột thịt hòa thuận tương hỗ nhau: “Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ dần”, “Yêu nhau như thể tay chân/ Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”. Tục ngữ cũng răn dạy đạo lý: “Con chẳng chê cha mẹ khó, chó không chê nhà chủ nghèo”, “Tu đâu cho bằng tu nhà/ Thờ cha kính mẹ, ấy là chân tu”, “Em thuận, em hòa là nhà có phúc”, “Khôn ngoan đá đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, “Dâu dâu rể rể cũng kể là con”, …

Đặc biệt, ca dao dạy ta cách ứng xử trong nhiều mối quan hệ xã hội. Có thể nói, thế giới ca dao là thế giới của tình người, chan chứa tình người. Dù nói về sự thơ ơ, ích kỷ, bất nhân, phi nghĩa, bội nghĩa ở đời, ca dao cũng chứa đựng niềm mong ước vun đắp những tình cảm tốt đẹp và bền vững hơn trong đời sống; ca dao phê phán cái xấu để cảnh tỉnh giáo dục. Trước hết là tình cảm đồng bào tương thân tương ái: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”,“Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Tục ngữ cũng đúc kết những tình cảm tương trợ quý giá: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, hay …Tương thân tương ái, yêu nước thương nòi từ lâu đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta, là đạo lý làm người ở đời. Ca dao gợi lại những “mẫu gốc”, khơi gợi trong tiềm thức những mối liên hệ, gắn kết tự nhiên giữa người với người trong một cộng đồng dân tộc, đánh thức tình cảm trắc ẩn ở mỗi chúng ta: từ sự yêu thương đùm bọc, che chở lẫn nhau, sự giúp đỡ, san sẻ với những người gặp gian khó, bất hạnh tới sự đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm… Ca dao – tục ngữ đem lại cho chúng ta nhiều bài học thấm thía về nhân quả, nhân ái, lên án sự ích kỉ, vô trách nhiệm; nó là những tâm niệm của nhân dân ta về cách làm người, về lối sống, nhân cách: Sinh ra trong cõi hồng trần/ Làm người phải lấy chữ Nhân làm đầu; Con người có tổ, có tông, Như cây có cội, như sông có nguồn; “Ở hiền, thì lại gặp lành, Những người nhân đức, trời dành phần cho”… Ca dao – tục ngữ có thể ghi lại cuộc sống lận đận, lên thác xuống ghềnh, những nỗi nhọc nhằn, cơ cực của người lao động, hoặc cảnh ngộ bất công, oái oăm “người ăn không hết, người lần không ra”, “người thì áo bảy, áo ba/ người thì áo rách như là áo tơi” nhưng luôn giúp ta tin yêu cuộc sống, tin vào tình yêu thương con người, yêu thương đồng loại. Ca dao đem lại cho ta niềm hy vọng, lạc quan vui sống trước những khó khăn, thậm khổ: “Chớ than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”. Nhiều bài ca dao đem lại cho ta bài học về ăn ở đối đãi có trước có sau, có trên có dưới, bồi đắp lòng ơn nghĩa thủy chung, tinh thần bao dung hài hòa, nhắc nhở chúng ta nhớ lúc chung vui no đủ và khi gánh vác đắng cay muôn phần; ghi nhớ nguồn cội, công lao giúp đỡ, sự chia sẻ khó khăn của người khác, công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, thầy cô, công lao, thành quả tiền nhân tạo dựng, để lại: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”, “Uống nước nhớ nguồn”… Sống không chỉ cho đúng, mà cho phải với lương tâm, đạo lý, bổn phận. Nhiều câu tục ngữ còn khuyên nhủ người ta sống không nên nói nhau nặng lời, mà cần rộng lượng, thông cảm cho nhau, “trách mình trước, trách người sau”; trong đời sống nên học cách biết nhìn nhận những mặt tốt, những mặt tích cực của người khác để cộng tác, khuyến khích, trân quý và cũng cần phải luôn chân thành, thẳn thắn với nhau: “Không ai chê đám cưới, ai nỡ cười đám ma”, “Yêu nhau chín bỏ làm mười”, “Yêu nhau mọi việc chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”; Một câu nói ngay, bằng ăn chay cả tháng… Ca dao – tục ngữ người Việt là kho tàng luân lý, đạo đức học, nơi đề cao cội nguồn tổ tiên, những giá trị tinh thần, nghĩa tình hơn vật chất: “Vị tình vị nghĩa, ai vị đĩa xôi đầy”, “Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen”, “Bà con vì tổ vì tiên, không phải vì tiền, vì gạo”… Đọc ca dao – tục ngữ như là đọc những bài học về tu thân, bài học về làm người, tình người cao đẹp.

Đọc lại ca dao, tục ngữ người Việt trong lúc văn học dịch đang phát triển thiếu định hướng, văn học trẻ trong nước ồn ào những khen chê, ta vẫn thấy một cái gì nhẹ nhõm, những ý vị và giá trị riêng, không thể thay thế.

Ca dao, tục ngữ là một trong những thể loại lời nói ngắn gọn nhất, đúc kết những quan sát, chiêm nghiệm sâu sắc, những tư tưởng, tìm cảm, triết lí sống của nhân dân ta, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới một hình thức nghệ thuật giản dị, và gần gũi với tất thảy người đọc. Tìm về với ca dao, tục ngữ là tìm về một vẻ đẹp ngôn từ, một bộ phận văn học kiến tạo những giá trị nhân văn phổ quát, một kiểu loại lời nói khúc chiết và chính xác về thực tại, có sức mạnh biểu cảm mạnh mẽ và có thể thanh lọc tâm hồn mỗi chúng ta. Có thể nói, ca dao, tục ngữ là một túi khôn phong phú của nhân dân, nơi chứa đựng những bài học về nhân tình, kinh nghiệm sống quan trọng.

Ca dao xưa nói rất tinh tế, ý nhị, sâu sắc về tình yêu nam nữ của người bình dân. Nhiều bài thơ trữ tình bây giờ thiếu đi cái tinh tế trong phô diễn tình cảm giữa đôi bên trai gái; nhưng đọc những câu ca dao giản dị, chẳng hạn “Ước gì sông rộng một gang/ Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”; “Bao giờ cho đến tháng hai/ Con gái làm cỏ, con trai be bờ”… ta vừa cảm nhận được sự thẳng thắn, táo bạo, thắm thiết trong lời ăn tiếng nói của người bình dân, vừa thấy cả vẻ đẹp của cảnh, của tình cảm nam nữ, vẻ đẹp trong lao động ngày mùa. Ca dao không chỉ phản ánh hiện thực mà còn kiến tạo và duy trì những tình yêu đẹp, những vẻ đẹp độc đáo của tình yêu: “Đôi ta như lửa mới nhen/ Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu”, “Vì tình anh phải đi đêm/ Vấp năm bảy cái, đất êm hơn giường”… Tình yêu đích thực trong ca dao bao giờ cũng là thứ tình yêu đã được thử thách trong gian nan xa cách, trắc trở khó khăn nhiều bề; đó là tình yêu của những người đồng cảm, đồng cảnh, cùng nhau trải qua nhiều đắng cay, ngọt bùi, sông sâu sóng cả, nguyện thề son sắt thủy chung với nhau (“Lầm than đã trải, nắng mưa đã từng/ Xa xôi ai có tỏ chừng? Gian nan tận khổ, ta đừng quên nhau”, “Trăm năm ghi tạc chữ đồng/ Dù ai thêu phụng vẽ rồng mặc ai”, “Em ơi chua ngọt đã từng/ Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau”…). Đằng sau những lời than thân trách phận, những lời phê phán thái độ thờ ơ, phụ tình, lên án lễ giáo phong kiến – chế độ gia trưởng (thường là lời của người nữ bình dân), ta bắt gặp những tình cảm chân thành, thắm thiết, những ước vọng mộc mạc hồn nhiên, chính đáng của lứa đôi, chồng vợ. Đọc ca dao chúng ta gặp lại một thứ “tình yêu gốc” lý tưởng, một kiểu mẫu về gia đình truyền thống. Nói về tình nghĩa vợ chồng, nhân dân ta răn dạy, đúc kết thành triết lí ứng xử đẹp đẽ: Thương nhau bất luận giàu nghèo/ Dù cho lên ải xuống đèo cũng cam; Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ/ Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu; Của chồng, công vợ; Đạo vợ, nghĩa chồng; Giàu về bạn, sang về vợ; Gái có công, chồng chẳng phụ, Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn;…

Như ta biết, nội dung ca dao – dân ca về tình cảm gia đình rất đa dạng, ngoài tình nghĩa phu thê còn có tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, con cái, anh em… Ca dao góp phần củng cố, truyền dạy những truyền thống quý báu của dân tộc ta, như “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội, như sông có nguồn”. Chẳng phải thế mà chúng ta bắt gặp nỗi nhớ ông bà: “Ngó lên luộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”. Nỗi nhớ thương cha mẹ: “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa/ Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”. Lòng biết ơn cha mẹ, thầy dạy học: “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy/ Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”; “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”, “Ơn cha nặng lắm ai ơi/ Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”, “Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây/ Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu”.

Ca dao ngợi ca người con hiếu thảo đã dành cơm nuôi mẹ già yếu răng, biết lo lắng cho người mẹ, người cha tuổi cao đầu bạc; có khi ta nghe được từ ca dao giọng một người anh, người chị ru em trìu mến khi mẹ vắng nhà; ca ngợi tình cảm ruột thịt hòa thuận tương hỗ nhau: “Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ dần”, “Yêu nhau như thể tay chân/ Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”. Tục ngữ cũng răn dạy đạo lý: “Con chẳng chê cha mẹ khó, chó không chê nhà chủ nghèo”, “Tu đâu cho bằng tu nhà/ Thờ cha kính mẹ, ấy là chân tu”, “Em thuận, em hòa là nhà có phúc”, “Khôn ngoan đá đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, “Dâu dâu rể rể cũng kể là con”, …

Đặc biệt, ca dao dạy ta cách ứng xử trong nhiều mối quan hệ xã hội. Có thể nói, thế giới ca dao là thế giới của tình người, chan chứa tình người. Dù nói về sự thơ ơ, ích kỷ, bất nhân, phi nghĩa, bội nghĩa ở đời, ca dao cũng chứa đựng niềm mong ước vun đắp những tình cảm tốt đẹp và bền vững hơn trong đời sống; ca dao phê phán cái xấu để cảnh tỉnh giáo dục. Trước hết là tình cảm đồng bào tương thân tương ái: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”,“Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Tục ngữ cũng đúc kết những tình cảm tương trợ quý giá: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, hay …Tương thân tương ái, yêu nước thương nòi từ lâu đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta, là đạo lý làm người ở đời. Ca dao gợi lại những “mẫu gốc”, khơi gợi trong tiềm thức những mối liên hệ, gắn kết tự nhiên giữa người với người trong một cộng đồng dân tộc, đánh thức tình cảm trắc ẩn ở mỗi chúng ta: từ sự yêu thương đùm bọc, che chở lẫn nhau, sự giúp đỡ, san sẻ với những người gặp gian khó, bất hạnh tới sự đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm… Ca dao – tục ngữ đem lại cho chúng ta nhiều bài học thấm thía về nhân quả, nhân ái, lên án sự ích kỉ, vô trách nhiệm; nó là những tâm niệm của nhân dân ta về cách làm người, về lối sống, nhân cách: Sinh ra trong cõi hồng trần/ Làm người phải lấy chữ Nhân làm đầu; Con người có tổ, có tông, Như cây có cội, như sông có nguồn; “Ở hiền, thì lại gặp lành, Những người nhân đức, trời dành phần cho”… Ca dao – tục ngữ có thể ghi lại cuộc sống lận đận, lên thác xuống ghềnh, những nỗi nhọc nhằn, cơ cực của người lao động, hoặc cảnh ngộ bất công, oái oăm “người ăn không hết, người lần không ra”, “người thì áo bảy, áo ba/ người thì áo rách như là áo tơi” nhưng luôn giúp ta tin yêu cuộc sống, tin vào tình yêu thương con người, yêu thương đồng loại. Ca dao đem lại cho ta niềm hy vọng, lạc quan vui sống trước những khó khăn, thậm khổ: “Chớ than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”. Nhiều bài ca dao đem lại cho ta bài học về ăn ở đối đãi có trước có sau, có trên có dưới, bồi đắp lòng ơn nghĩa thủy chung, tinh thần bao dung hài hòa, nhắc nhở chúng ta nhớ lúc chung vui no đủ và khi gánh vác đắng cay muôn phần; ghi nhớ nguồn cội, công lao giúp đỡ, sự chia sẻ khó khăn của người khác, công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, thầy cô, công lao, thành quả tiền nhân tạo dựng, để lại: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”, “Uống nước nhớ nguồn”… Sống không chỉ cho đúng, mà cho phải với lương tâm, đạo lý, bổn phận. Nhiều câu tục ngữ còn khuyên nhủ người ta sống không nên nói nhau nặng lời, mà cần rộng lượng, thông cảm cho nhau, “trách mình trước, trách người sau”; trong đời sống nên học cách biết nhìn nhận những mặt tốt, những mặt tích cực của người khác để cộng tác, khuyến khích, trân quý và cũng cần phải luôn chân thành, thẳn thắn với nhau: “Không ai chê đám cưới, ai nỡ cười đám ma”, “Yêu nhau chín bỏ làm mười”, “Yêu nhau mọi việc chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”; Một câu nói ngay, bằng ăn chay cả tháng… Ca dao – tục ngữ người Việt là kho tàng luân lý, đạo đức học, nơi đề cao cội nguồn tổ tiên, những giá trị tinh thần, nghĩa tình hơn vật chất: “Vị tình vị nghĩa, ai vị đĩa xôi đầy”, “Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen”, “Bà con vì tổ vì tiên, không phải vì tiền, vì gạo”… Đọc ca dao – tục ngữ như là đọc những bài học về tu thân, bài học về làm người, tình người cao đẹp.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky