Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Em hãy giải thích câu ca dao: ”Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Dân tộc ta với lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đã nêu cao ngọn cờ đoàn kết chống ngoại xâm và hết lòng đùm bọc, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Đó là một truyền thống tốt đẹp và nó đã đi vào ca dao được lưu truyền từ đời này qua đời khác, trong đó có câu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Từ câu ca dao, ta thấy hiện lên một hình ảnh rất đẹp: Tấm “nhiễu điều” (lụa đỏ quý giá) phủ lên “giá gương” (chiếc khung để gắn, gương soi). Tấm lụa ấy che phủ cho tấm gương kia khỏi bị bụi bám mãi mãi sáng đẹp. Ngược lại tấm gưong ấy cũng nâng cao giá trị của tấm nhiều diều. Hai vật ấy gắn bó nhau và bổ sung giá trị cho nhau. Thông qua hình ảnh ấy, ông cha ta muốn gửi gắm tình cảm của mình: Mọi người trong nước phải sống thương yêu, đùm bọc, che chở lẫn nhau.

Nêu suy nghĩ câu ca dao: “Nhiều điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Thật vậy, đều được sinh ra từ một mẹ Âu Cơ, chúng ta mang chung dòng máu Rồng, Tiên, ai cũng là người Việt Nam. Do đó, dù ở nơi đâu ta cũng có mối quan hệ khắng khít với nhau. Đây chính là sợi dây vô hình nối kết các thành viên trong cộng đồng lại để tạo nên xã hội. Trong một làng, mối liên hệ này được thể hiện trong những khi “tối lửa tắt đèn”, những bát cơm, những viên thuốc, gói hàng… trao cho nhau bằng sự yêu mến đùm bọc lẫn nhau. Tinh thần này còn được biểu hiện rõ hơn khi trong nước bị giặc ngoại xâm thì nhân dân ở khắp mọi miền đều tham gia tích cực, quyết tâm đoàn kết chống quân thù “Hậu phương lớn yểm trợ cho tiền tuyến lớn nào lúa gạo, tiền bạc, thuốc men để ăn no đánh mạnh… Làm sao nói cho hết được tình cảm thương yêu, giúp đỡ, chia bùi sẻ ngọt của đồng bào ta khi có một vùng bị thiên tai lũ lụt. “Miếng khi đói bằng gói khi no”, “Lá lành đùm lá rách”… dù chỉ là những vật dụng tầm thường, như nồi niêu, chén bát… nhưng sao thấm đượm nghĩa tình của người cùng tiếng nổi, cùng dân tộc. Đây là việc làm của người được may mắn đang dang rộng vòng tay để chở che đùm bọc cho người không may gặp khó khăn, hoạn nạn. Nghĩa cử này tốt đẹp biết dường nào! Bởi là người lẽ nào ta thua vật vô tri giác “tấm nhiễu điều” kia sao? Cũng chính tinh thần đoàn kết yêu thương ấy mà nhân dân ta đã kề vai sát cánh trong hai thời kì kháng chiến để đi đến chiến thắng như hôm nay. Tinh thần đoàn kết ấy đã được nhân dân ta lưu truyền và phát huy từ đời này sang đời khác, đến hôm nay và cho cả mai sau. Và nó đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Phải nói rằng, bằng tinh thần đoàn kết, thương yêu đồng bào, giống nòi chính là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước. Và tình yêu ấy không phải là lời nói suông, mà phải được thể hiện bằng những việc làm cụ thể. Một hành động giúp người tàn tật, già cả; lời thăm hỏi các gia đình liệt sĩ, thượng binh, gói hàng cứu trợ đồng bào bị lũ lụt… tất cả những việc làm ấy là nghĩa cử cao đẹp, là kết quả của bài học tương thân, tương ái của mỗi chúng ta.

Thế nhưng, bên cạnh cách sống đẹp ấy cũng còn không ít kẻ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Họ sống sung sướng trên sự đau khổ, nghèo đói của người khác. Họ ngoảnh mặt làm ngơ trước cảnh “màn trời, chiếu đất” của đồng bào đồng loại. Đó là những biểu hiện suy thoái về đạo đức nhân cách. Họ đáng để cho người đời lên ăn và phê phán.

Yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau là một lối sống đẹp, biết trọng nhân nghĩa. Tuy nhiên ta phải biết đặt mình tình thương ấy đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh. Đừng để cho những kẻ lười biếng, thụ động lợi dụng lòng tốt của ta mà trở nên ỷ lại, sống bám vào người khác. Ta cũng nên hiểu rằng giúp người khác vượt qua khó khăn để họ vươn lên trong cuộc sống tức là ta đã góp phần làm cho đất nước tiến tới phồn vinh, hạnh phúc. Việc làm này phải phát xuất từ tấm chân tình, từ lòng thương yêu người, thương yêu đồng loại thì mới đáng trân trọng.

Dù thời đại nào, đất nước có văn minh tiến bộ đến dâu, câu ca dao trên vẫn giữ nguyên giá tĩị của nó. Và trong từng bước đi lên xây dựng đất nước, tình thương yêu đoàn kết cần được kế thừa phát huy ngày càng mạnh mẽ hơn để mỗi người sát cánh bên nhau xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp, như Bác Hồ từng dạy:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công

Dân tộc ta với lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đã nêu cao ngọn cờ đoàn kết chống ngoại xâm và hết lòng đùm bọc, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Đó là một truyền thống tốt đẹp và nó đã đi vào ca dao được lưu truyền từ đời này qua đời khác, trong đó có câu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Từ câu ca dao, ta thấy hiện lên một hình ảnh rất đẹp: Tấm “nhiễu điều” (lụa đỏ quý giá) phủ lên “giá gương” (chiếc khung để gắn, gương soi). Tấm lụa ấy che phủ cho tấm gương kia khỏi bị bụi bám mãi mãi sáng đẹp. Ngược lại tấm gưong ấy cũng nâng cao giá trị của tấm nhiều diều. Hai vật ấy gắn bó nhau và bổ sung giá trị cho nhau. Thông qua hình ảnh ấy, ông cha ta muốn gửi gắm tình cảm của mình: Mọi người trong nước phải sống thương yêu, đùm bọc, che chở lẫn nhau.

Nêu suy nghĩ câu ca dao: “Nhiều điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Thật vậy, đều được sinh ra từ một mẹ Âu Cơ, chúng ta mang chung dòng máu Rồng, Tiên, ai cũng là người Việt Nam. Do đó, dù ở nơi đâu ta cũng có mối quan hệ khắng khít với nhau. Đây chính là sợi dây vô hình nối kết các thành viên trong cộng đồng lại để tạo nên xã hội. Trong một làng, mối liên hệ này được thể hiện trong những khi “tối lửa tắt đèn”, những bát cơm, những viên thuốc, gói hàng… trao cho nhau bằng sự yêu mến đùm bọc lẫn nhau. Tinh thần này còn được biểu hiện rõ hơn khi trong nước bị giặc ngoại xâm thì nhân dân ở khắp mọi miền đều tham gia tích cực, quyết tâm đoàn kết chống quân thù “Hậu phương lớn yểm trợ cho tiền tuyến lớn nào lúa gạo, tiền bạc, thuốc men để ăn no đánh mạnh… Làm sao nói cho hết được tình cảm thương yêu, giúp đỡ, chia bùi sẻ ngọt của đồng bào ta khi có một vùng bị thiên tai lũ lụt. “Miếng khi đói bằng gói khi no”, “Lá lành đùm lá rách”… dù chỉ là những vật dụng tầm thường, như nồi niêu, chén bát… nhưng sao thấm đượm nghĩa tình của người cùng tiếng nổi, cùng dân tộc. Đây là việc làm của người được may mắn đang dang rộng vòng tay để chở che đùm bọc cho người không may gặp khó khăn, hoạn nạn. Nghĩa cử này tốt đẹp biết dường nào! Bởi là người lẽ nào ta thua vật vô tri giác “tấm nhiễu điều” kia sao? Cũng chính tinh thần đoàn kết yêu thương ấy mà nhân dân ta đã kề vai sát cánh trong hai thời kì kháng chiến để đi đến chiến thắng như hôm nay. Tinh thần đoàn kết ấy đã được nhân dân ta lưu truyền và phát huy từ đời này sang đời khác, đến hôm nay và cho cả mai sau. Và nó đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Phải nói rằng, bằng tinh thần đoàn kết, thương yêu đồng bào, giống nòi chính là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước. Và tình yêu ấy không phải là lời nói suông, mà phải được thể hiện bằng những việc làm cụ thể. Một hành động giúp người tàn tật, già cả; lời thăm hỏi các gia đình liệt sĩ, thượng binh, gói hàng cứu trợ đồng bào bị lũ lụt… tất cả những việc làm ấy là nghĩa cử cao đẹp, là kết quả của bài học tương thân, tương ái của mỗi chúng ta.

Thế nhưng, bên cạnh cách sống đẹp ấy cũng còn không ít kẻ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Họ sống sung sướng trên sự đau khổ, nghèo đói của người khác. Họ ngoảnh mặt làm ngơ trước cảnh “màn trời, chiếu đất” của đồng bào đồng loại. Đó là những biểu hiện suy thoái về đạo đức nhân cách. Họ đáng để cho người đời lên ăn và phê phán.

Yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau là một lối sống đẹp, biết trọng nhân nghĩa. Tuy nhiên ta phải biết đặt mình tình thương ấy đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh. Đừng để cho những kẻ lười biếng, thụ động lợi dụng lòng tốt của ta mà trở nên ỷ lại, sống bám vào người khác. Ta cũng nên hiểu rằng giúp người khác vượt qua khó khăn để họ vươn lên trong cuộc sống tức là ta đã góp phần làm cho đất nước tiến tới phồn vinh, hạnh phúc. Việc làm này phải phát xuất từ tấm chân tình, từ lòng thương yêu người, thương yêu đồng loại thì mới đáng trân trọng.

Dù thời đại nào, đất nước có văn minh tiến bộ đến dâu, câu ca dao trên vẫn giữ nguyên giá tĩị của nó. Và trong từng bước đi lên xây dựng đất nước, tình thương yêu đoàn kết cần được kế thừa phát huy ngày càng mạnh mẽ hơn để mỗi người sát cánh bên nhau xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp, như Bác Hồ từng dạy:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công

Chọn tập
Bình luận