Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 7

Anh/ chị hãy chứng minh bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Khả năng phá hoại của loài người rất là tàn khốc. Họ không để ý tới xã hội hay tương lai, chỉ quan tâm tới những lợi ích riêng tư trước mắt. Cho nên, phần lớn các tài nguyên địa cầu đã bị tiêu diệt và do đó làm ảnh hưởng tới nền kinh tế trên thế giới. Nếu một trận mưa lớn xảy ra mà không có ai cố gắng bảo trì đất đai và nước thì sẽ không có cây cối để hút nước mưa thấm trong lòng đất, sau đó nước chảy đi dần dần thành một con sông. Kết quả là một trận lụt. Khi lụt lội xảy ra, nhiều nhà cửa bị tàn phá, mùa màng ngập nước, và kinh tế toàn cầu tổn hại. Trận lụt mới đây ở bên Mỹ làm thiệt hại hàng tỷ bạc, bây giờ Hoa Kỳ vẫn chưa hoàn toàn hồi phục từ những tai họa như vầy. Tất cả những chuyện này xảy ra là do sự tàn phá môi trường sống của con người.

Nếu mỗi nhóm, mỗi đơn vị, mỗi người đều hành động như nhóm chúng ta, thương yêu chăm sóc cho thiên nhiên như lời tôi dạy thì thế giới của chúng ta sẽ khác. Chúng ta nghĩ chỉ có cộng sản hay những quốc gia quá khích gây chiến mới phá hủy tinh cầu và làm nguy hiểm đời sống loài người. Nhưng thực tế, họ không phải là duy nhất; ngay cả những nhóm nhỏ, những đơn vị nhỏ hay từng cá nhân cũng có thể hủy hoại địa cầu. Họ làm mỗi ngày một chút. Sự phá hoại này xảy ra kinh niên. Chiến tranh chỉ gây tổn hại một lần, và hậu quả kéo dài vài mươi năm là hết. Khi con người nhận thấy chiến tranh không mang lại lợi ích, họ yêu cầu đình chiến rồi bắt đầu công cuộc tái kiến thiết, tu bổ. Tuy nhiên, sự phá hại kinh niên xảy ra mỗi ngày khắp nơi trên thế giới rất khó mà hoàn lại được. Nó gây thiệt hại, tạo nên những nguy cơ không kém chiến tranh.

Tôi không dạy quý vị những điều này vì tiền bạc. Thí dụ như đôi khi tôi dạy quý vị cách hái trái cây, săn sóc cây cối, và xịt thuốc cho những cây không khỏe mạnh. Cây cối đôi khi cũng bị bệnh. Sâu sống bên trong, ăn cây, rồi cây bị đổ. Thành ra, khi nào có thời giờ quý vị phải săn sóc cho cây. Người biết cách nên chỉ cho người không biết cách. Hãy làm việc với nhau. Mỗi quý vị có thể thương yêu chăm sóc cho một vài cây. Khi quả lớn thì chúng ta hái.

Ngụ Ý của Hành Động Tâm Linh

Mỗi hành động của người tu hành đều mang một ý nghĩa tiêu biểu. Khi chúng ta làm việc gì đó với ý định muốn bảo tồn, lực lượng đầy lòng thương yêu quan tâm này sẽ truyền ra từ một góc của chúng ta trên thế giới tới toàn thể tinh cầu. Địa cầu sẽ được bảo toàn, gìn giữ; mùa màng sẽ được bảo vệ, kinh tế toàn cầu sẽ được duy trì, và mọi người sẽ có thức ăn. Thế giới sẽ có đủ tài nguyên và đủ thực phẩm cho tất cả mọi người. Chúng ta làm như vậy không phải vì muốn để dành nhiều tiền; thật ra, làm kiểu đó không để dành được bao nhiêu. Đây chỉ là hành động tiêu biểu. Có tinh thần bảo trì và tấm lòng đóng góp cho thấy khả năng bảo tồn và sức mạnh khẳng định mà chúng ta muốn chia sẻ cùng thế giới. Nếu lực lượng bảo tồn này lan tràn ra khắp ngõ địa cầu thì thế giới sẽ an toàn hơn nhiều lắm.

Khi người nào cũng phá hoại, không ai cố gắng bảo tồn thì đương nhiên lực lượng khẳng định sẽ sụt lần cho tới khi không còn lực che chở nào nữa mà chỉ có lực lượng phủ định, hủy hoại, là thắng thế. Cho nên chúng ta phải rán giữ cho nó quân bình. Có thể số người chúng ta rất ít, nhưng lực lượng chúng ta rất mạnh. Những người tu hành như chúng ta có thể tập trung trí óc tới nổi chỉ cần làm một chút thôi, kết quả cũng nhiều hơn và có ảnh hưởng lớn hơn so với nỗ lực của chúng ta. Thành ra, đừng nói rằng : “Ồ, chỉ có vài mẫu đất thì lợi ích bao nhiêu cho thế giới ? Sao Sư Phụ lo dữ vậy ?” Khi mỗi người làm một chút, tất cả mọi người cộng lại được rất là nhiều. Thế giới ngoài kia, mỗi người làm hại một chút. Tất cả hành động đều bắt đầu từ mỗi cá nhân. Thành thử, khi quý vị làm một hành vi tốt, hãy nhớ rằng mình đang làm với mục đích tiêu biểu.

Khi làm như vậy, lực lượng che chở bảo vệ của chúng ta có thể bù lại lực phá hoại trong thế giới. Dù rằng chúng ta không thể gỡ được tất cả những hành động trong quá khứ, nhưng ít nhất cũng cố gắng duy trì sự quân bình. Nếu không, nếu người nào cũng phá mà không ai muốn bảo tồn thì thế giới này trước sau gì cũng sẽ trở thành sa mạc. Bây giờ càng ngày càng ít đất rừng; chung quanh chỗ này cũng đang xảy ra như vậy. Núi non quanh đây thành trọc đầu như mấy nhà sư. Cho nên chúng ta cần phải giữ quân bình một chút tượng trưng. Nếu chúng ta không bảo tồn những khu rừng ở đây thì chỗ này giờ đã trở thành cằn cỗi. Quý vị thấy có đẹp không ? Cũng may là chỗ này chúng ta vẫn còn một số khu vực với rừng cây xanh tươi, rậm rạp. Mùa hè có thể ngồi dưới gốc cây đọc sách, thiền, hóng gió, nói chuyện, nghỉ ngơi, hay nằm võng. Nếu chúng ta không săn sóc nơi này, cây cối đã trở thành héo hon, bịnh tật, rồi cuối cùng sẽ chết. Toàn thể chỗ này sẽ trở thành trơ trọi giống như rặng núi đàng kia. Lúc đó quý vị sẽ cảm thấy thế nào ? Có thấy thậm tệ hơn bây giờ rất nhiều không ?

Nguy Hiểm Cho Địa Cầu và Loài Người

Nếu môi trường thiên nhiên bị phá hoại một chút rồi con người làm hại thêm chút nữa, không ai săn sóc thiên nhiên thì một ngày địa cầu chúng ta sẽ thành giống như Hỏa Tinh. Quý vị biết Hỏa Tinh không ? Tại sao gọi là Hỏa Tinh ? Là vì trên đó chỉ có lửa, và tinh cầu đó màu đỏ, không có sự sống, tối thiểu trên bề mặt. Tôi “nghe nói” là có sự sống dưới lòng đất. Đó là vì trong quá khứ, tinh cầu này bị tàn phá nặng nề, và có chiến tranh với những chúng sinh khác. Mặc dầu họ đánh nhau vì không còn cách nào khác, nhưng nghiệp chướng vẫn có. Họ giết nhau bằng bom hóa học khiến tinh cầu trở thành hoang vu. Hơn nữa, loài người cũng không sống được ở đó bởi vì bầu không khí chung quanh vẫn còn vô cùng độc hại. Bầu không khí trên tinh cầu chúng ta không độc, có khí oxy, thành ra chúng ta sống được. Nhưng có lẽ khí oxy của mình không trong sạch cho nên chúng ta không sống lâu được và sức sống của chúng ta rất yếu; chúng ta không thể trường thọ. Trên Hỏa Tinh, trên những tinh cầu nguy hiểm hoặc đã hao mòn, bầu không gian còn tệ hơn vậy nữa. Đầy khí độc, không oxygen, không sự sống nào tồn tại được.

Ngày nay, loài người trên quả đất có khả năng phá hoại khủng khiếp và họ đã tạo ra rất nhiều hơi độc. Chỉ vì tiền bạc mà con người không nghĩ tới tương lai hay những người xung quanh họ, ngay cả con cháu hay thế hệ mai sau. Cho nên không khí quả đất càng ngày càng độc, và con người mắc phải nhiều thứ bệnh khác. Trị bệnh cho họ khó lắm bởi vì tính miễn nhiễm của họ càng ngày càng suy giảm.

Coi Trọng Ân Điển của Thượng Đế

Cây cối phát ra oxygen để giữ sự quân bình trong không khí nơi môi trường sống của chúng ta. Thiếu cây, địa cầu sẽ chỉ có hỏa hoạn và lụt lội, sẽ nóng và khô như sa mạc; bầu không khí sẽ không cân bằng. Bởi vì cây hấp thụ khí than (carbon dioxide) để tuần hoàn và biến hóa, nhả dưỡng khí (oxygen) lợi ích cho cơ thể chúng ta. Nếu chúng ta hay nhìn cây xanh, mắt sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, tinh thần sảng khoái và cơ thể vô cùng dễ chịu. Thành thử, cây cối rất thiết yếu đối với loài người. Chăm sóc cho cây tức là chăm sóc chính mình, không liên quan gì tới tiền bạc.

Đây là sự bảo toàn thiên nhiên một cách tiêu biểu. Chúng ta không thờ phụng thiên nhiên mà gìn giữ nó. Đôi khi cần phải chặt cây vì một mục đích cao hơn hoặc vì hoàn toàn cần thiết. Nhưng nếu không có lý do thì mình nên bảo toàn tất cả. Đó là hành động tiêu biểu. Chúng ta làm vậy không phải vì tiền, cũng không phải vì tôi khó tánh làm rộn quý vị. Quý vị có lẽ cho rằng chuyện đó không đáng vì quý vị có thể mua được nhiều cây với vài đồng bạc, nhưng ý nghĩa ở đây là khác. Người nào cũng muốn mua mà không muốn trồng. Vì Thượng Đế ban cho chúng ta cảnh thiên nhiên hùng vĩ thì chúng ta phải chăm sóc để chứng tỏ chúng ta quý trọng những gì Ngài đã ban cho. Rồi Ngài sẽ cho nữa. Thí dụ như cha mẹ cho tiền đứa con, và đứa con biết xoay sở làm ăn. Khi công việc bành trướng, phát đạt, cha mẹ tin tưởng và sẵn lòng cho nó thêm của cải. Nó càng làm ăn thịnh vượng. Nhưng nếu đứa con phung phí, xài hoang hoặc làm mất tiền mất bạc thì cha mẹ có cho nó nữa không ? Dĩ nhiên là không ! Điều này rất giản dị và hợp lý.

Cho nên, khi chúng ta được cái gì mà nghĩ là tốt thì hãy coi trọng nó, chăm sóc nó, thậm chí còn làm cho nó tốt thêm. Vì những người tu hành như chúng ta có rất nhiều lực lượng, chúng ta tạo được một ảnh hưởng dũng mãnh hơn người không tu cùng làm việc đó. Bởi vì chúng ta làm với sự chú ý tập trung và tình thương, rất khác với cách người ngoài làm việc một cách lơ đãng hoặc vì tiền bạc. Do đó chúng ta có khả năng ảnh hưởng mạnh hơn, mang nhiều lợi ích hơn cho thế giới. Thành thử, mỗi lần làm chuyện gì hãy nghĩ tới lực lượng của mình. Nếu không, người tu hành không khác gì người không tu hành. Vậy tu hành, phí công sức để làm gì? Quý vị có thấy tiến bộ khi đi cộng tu không? Nếu thật sự thành tâm, quý vị sẽ cảm thấy mình tiến bộ, và quý vị sẽ tiến bộ.

Khả năng phá hoại của loài người rất là tàn khốc. Họ không để ý tới xã hội hay tương lai, chỉ quan tâm tới những lợi ích riêng tư trước mắt. Cho nên, phần lớn các tài nguyên địa cầu đã bị tiêu diệt và do đó làm ảnh hưởng tới nền kinh tế trên thế giới. Nếu một trận mưa lớn xảy ra mà không có ai cố gắng bảo trì đất đai và nước thì sẽ không có cây cối để hút nước mưa thấm trong lòng đất, sau đó nước chảy đi dần dần thành một con sông. Kết quả là một trận lụt. Khi lụt lội xảy ra, nhiều nhà cửa bị tàn phá, mùa màng ngập nước, và kinh tế toàn cầu tổn hại. Trận lụt mới đây ở bên Mỹ làm thiệt hại hàng tỷ bạc, bây giờ Hoa Kỳ vẫn chưa hoàn toàn hồi phục từ những tai họa như vầy. Tất cả những chuyện này xảy ra là do sự tàn phá môi trường sống của con người.

Nếu mỗi nhóm, mỗi đơn vị, mỗi người đều hành động như nhóm chúng ta, thương yêu chăm sóc cho thiên nhiên như lời tôi dạy thì thế giới của chúng ta sẽ khác. Chúng ta nghĩ chỉ có cộng sản hay những quốc gia quá khích gây chiến mới phá hủy tinh cầu và làm nguy hiểm đời sống loài người. Nhưng thực tế, họ không phải là duy nhất; ngay cả những nhóm nhỏ, những đơn vị nhỏ hay từng cá nhân cũng có thể hủy hoại địa cầu. Họ làm mỗi ngày một chút. Sự phá hoại này xảy ra kinh niên. Chiến tranh chỉ gây tổn hại một lần, và hậu quả kéo dài vài mươi năm là hết. Khi con người nhận thấy chiến tranh không mang lại lợi ích, họ yêu cầu đình chiến rồi bắt đầu công cuộc tái kiến thiết, tu bổ. Tuy nhiên, sự phá hại kinh niên xảy ra mỗi ngày khắp nơi trên thế giới rất khó mà hoàn lại được. Nó gây thiệt hại, tạo nên những nguy cơ không kém chiến tranh.

Tôi không dạy quý vị những điều này vì tiền bạc. Thí dụ như đôi khi tôi dạy quý vị cách hái trái cây, săn sóc cây cối, và xịt thuốc cho những cây không khỏe mạnh. Cây cối đôi khi cũng bị bệnh. Sâu sống bên trong, ăn cây, rồi cây bị đổ. Thành ra, khi nào có thời giờ quý vị phải săn sóc cho cây. Người biết cách nên chỉ cho người không biết cách. Hãy làm việc với nhau. Mỗi quý vị có thể thương yêu chăm sóc cho một vài cây. Khi quả lớn thì chúng ta hái.

Ngụ Ý của Hành Động Tâm Linh

Mỗi hành động của người tu hành đều mang một ý nghĩa tiêu biểu. Khi chúng ta làm việc gì đó với ý định muốn bảo tồn, lực lượng đầy lòng thương yêu quan tâm này sẽ truyền ra từ một góc của chúng ta trên thế giới tới toàn thể tinh cầu. Địa cầu sẽ được bảo toàn, gìn giữ; mùa màng sẽ được bảo vệ, kinh tế toàn cầu sẽ được duy trì, và mọi người sẽ có thức ăn. Thế giới sẽ có đủ tài nguyên và đủ thực phẩm cho tất cả mọi người. Chúng ta làm như vậy không phải vì muốn để dành nhiều tiền; thật ra, làm kiểu đó không để dành được bao nhiêu. Đây chỉ là hành động tiêu biểu. Có tinh thần bảo trì và tấm lòng đóng góp cho thấy khả năng bảo tồn và sức mạnh khẳng định mà chúng ta muốn chia sẻ cùng thế giới. Nếu lực lượng bảo tồn này lan tràn ra khắp ngõ địa cầu thì thế giới sẽ an toàn hơn nhiều lắm.

Khi người nào cũng phá hoại, không ai cố gắng bảo tồn thì đương nhiên lực lượng khẳng định sẽ sụt lần cho tới khi không còn lực che chở nào nữa mà chỉ có lực lượng phủ định, hủy hoại, là thắng thế. Cho nên chúng ta phải rán giữ cho nó quân bình. Có thể số người chúng ta rất ít, nhưng lực lượng chúng ta rất mạnh. Những người tu hành như chúng ta có thể tập trung trí óc tới nổi chỉ cần làm một chút thôi, kết quả cũng nhiều hơn và có ảnh hưởng lớn hơn so với nỗ lực của chúng ta. Thành ra, đừng nói rằng : “Ồ, chỉ có vài mẫu đất thì lợi ích bao nhiêu cho thế giới ? Sao Sư Phụ lo dữ vậy ?” Khi mỗi người làm một chút, tất cả mọi người cộng lại được rất là nhiều. Thế giới ngoài kia, mỗi người làm hại một chút. Tất cả hành động đều bắt đầu từ mỗi cá nhân. Thành thử, khi quý vị làm một hành vi tốt, hãy nhớ rằng mình đang làm với mục đích tiêu biểu.

Khi làm như vậy, lực lượng che chở bảo vệ của chúng ta có thể bù lại lực phá hoại trong thế giới. Dù rằng chúng ta không thể gỡ được tất cả những hành động trong quá khứ, nhưng ít nhất cũng cố gắng duy trì sự quân bình. Nếu không, nếu người nào cũng phá mà không ai muốn bảo tồn thì thế giới này trước sau gì cũng sẽ trở thành sa mạc. Bây giờ càng ngày càng ít đất rừng; chung quanh chỗ này cũng đang xảy ra như vậy. Núi non quanh đây thành trọc đầu như mấy nhà sư. Cho nên chúng ta cần phải giữ quân bình một chút tượng trưng. Nếu chúng ta không bảo tồn những khu rừng ở đây thì chỗ này giờ đã trở thành cằn cỗi. Quý vị thấy có đẹp không ? Cũng may là chỗ này chúng ta vẫn còn một số khu vực với rừng cây xanh tươi, rậm rạp. Mùa hè có thể ngồi dưới gốc cây đọc sách, thiền, hóng gió, nói chuyện, nghỉ ngơi, hay nằm võng. Nếu chúng ta không săn sóc nơi này, cây cối đã trở thành héo hon, bịnh tật, rồi cuối cùng sẽ chết. Toàn thể chỗ này sẽ trở thành trơ trọi giống như rặng núi đàng kia. Lúc đó quý vị sẽ cảm thấy thế nào ? Có thấy thậm tệ hơn bây giờ rất nhiều không ?

Nguy Hiểm Cho Địa Cầu và Loài Người

Nếu môi trường thiên nhiên bị phá hoại một chút rồi con người làm hại thêm chút nữa, không ai săn sóc thiên nhiên thì một ngày địa cầu chúng ta sẽ thành giống như Hỏa Tinh. Quý vị biết Hỏa Tinh không ? Tại sao gọi là Hỏa Tinh ? Là vì trên đó chỉ có lửa, và tinh cầu đó màu đỏ, không có sự sống, tối thiểu trên bề mặt. Tôi “nghe nói” là có sự sống dưới lòng đất. Đó là vì trong quá khứ, tinh cầu này bị tàn phá nặng nề, và có chiến tranh với những chúng sinh khác. Mặc dầu họ đánh nhau vì không còn cách nào khác, nhưng nghiệp chướng vẫn có. Họ giết nhau bằng bom hóa học khiến tinh cầu trở thành hoang vu. Hơn nữa, loài người cũng không sống được ở đó bởi vì bầu không khí chung quanh vẫn còn vô cùng độc hại. Bầu không khí trên tinh cầu chúng ta không độc, có khí oxy, thành ra chúng ta sống được. Nhưng có lẽ khí oxy của mình không trong sạch cho nên chúng ta không sống lâu được và sức sống của chúng ta rất yếu; chúng ta không thể trường thọ. Trên Hỏa Tinh, trên những tinh cầu nguy hiểm hoặc đã hao mòn, bầu không gian còn tệ hơn vậy nữa. Đầy khí độc, không oxygen, không sự sống nào tồn tại được.

Ngày nay, loài người trên quả đất có khả năng phá hoại khủng khiếp và họ đã tạo ra rất nhiều hơi độc. Chỉ vì tiền bạc mà con người không nghĩ tới tương lai hay những người xung quanh họ, ngay cả con cháu hay thế hệ mai sau. Cho nên không khí quả đất càng ngày càng độc, và con người mắc phải nhiều thứ bệnh khác. Trị bệnh cho họ khó lắm bởi vì tính miễn nhiễm của họ càng ngày càng suy giảm.

Coi Trọng Ân Điển của Thượng Đế

Cây cối phát ra oxygen để giữ sự quân bình trong không khí nơi môi trường sống của chúng ta. Thiếu cây, địa cầu sẽ chỉ có hỏa hoạn và lụt lội, sẽ nóng và khô như sa mạc; bầu không khí sẽ không cân bằng. Bởi vì cây hấp thụ khí than (carbon dioxide) để tuần hoàn và biến hóa, nhả dưỡng khí (oxygen) lợi ích cho cơ thể chúng ta. Nếu chúng ta hay nhìn cây xanh, mắt sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, tinh thần sảng khoái và cơ thể vô cùng dễ chịu. Thành thử, cây cối rất thiết yếu đối với loài người. Chăm sóc cho cây tức là chăm sóc chính mình, không liên quan gì tới tiền bạc.

Đây là sự bảo toàn thiên nhiên một cách tiêu biểu. Chúng ta không thờ phụng thiên nhiên mà gìn giữ nó. Đôi khi cần phải chặt cây vì một mục đích cao hơn hoặc vì hoàn toàn cần thiết. Nhưng nếu không có lý do thì mình nên bảo toàn tất cả. Đó là hành động tiêu biểu. Chúng ta làm vậy không phải vì tiền, cũng không phải vì tôi khó tánh làm rộn quý vị. Quý vị có lẽ cho rằng chuyện đó không đáng vì quý vị có thể mua được nhiều cây với vài đồng bạc, nhưng ý nghĩa ở đây là khác. Người nào cũng muốn mua mà không muốn trồng. Vì Thượng Đế ban cho chúng ta cảnh thiên nhiên hùng vĩ thì chúng ta phải chăm sóc để chứng tỏ chúng ta quý trọng những gì Ngài đã ban cho. Rồi Ngài sẽ cho nữa. Thí dụ như cha mẹ cho tiền đứa con, và đứa con biết xoay sở làm ăn. Khi công việc bành trướng, phát đạt, cha mẹ tin tưởng và sẵn lòng cho nó thêm của cải. Nó càng làm ăn thịnh vượng. Nhưng nếu đứa con phung phí, xài hoang hoặc làm mất tiền mất bạc thì cha mẹ có cho nó nữa không ? Dĩ nhiên là không ! Điều này rất giản dị và hợp lý.

Cho nên, khi chúng ta được cái gì mà nghĩ là tốt thì hãy coi trọng nó, chăm sóc nó, thậm chí còn làm cho nó tốt thêm. Vì những người tu hành như chúng ta có rất nhiều lực lượng, chúng ta tạo được một ảnh hưởng dũng mãnh hơn người không tu cùng làm việc đó. Bởi vì chúng ta làm với sự chú ý tập trung và tình thương, rất khác với cách người ngoài làm việc một cách lơ đãng hoặc vì tiền bạc. Do đó chúng ta có khả năng ảnh hưởng mạnh hơn, mang nhiều lợi ích hơn cho thế giới. Thành thử, mỗi lần làm chuyện gì hãy nghĩ tới lực lượng của mình. Nếu không, người tu hành không khác gì người không tu hành. Vậy tu hành, phí công sức để làm gì? Quý vị có thấy tiến bộ khi đi cộng tu không? Nếu thật sự thành tâm, quý vị sẽ cảm thấy mình tiến bộ, và quý vị sẽ tiến bộ.

Chọn tập
Bình luận