Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Bình giảng khổ thơ sau: “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu/ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều/ Nắng xuống trời lên sâu chót vót/ Sông dài trời rộng bến cô liêu” (Tràng giang – Huy Cận)

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

I. Mở bài

“Thơ Huy Cận dường như ngầm chất chứa cái lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế” (Xuân Diệu) có lẽ vì vậy Huy Cận cũng là hồn thơ “ảo não nhất” trong phong trào thơ mới. Hồn thơ ấy đã bộc lộ khéo léo tâm tình nỗi niềm của mình trước bức tranh thiên nhiên trống trải và hiu quạnh mà nhà thơ đã dày công khắc hoạ trong khổ hai của bài thơ.

II. Thân bài

1) Xuất xứ

“Tràng giang” là bài thơ đặc sắc nhất trong tập “Lửa thiêng” (1940) của Huy Cận. Đó là một bài thơ được sống Hồng gợi tứ, là những rung động của nhà thơ trước thiên nhiên sông nước bao la vô tận nơi bến phà, chèm trong buổi chiều tà.

2) Bình giảng

Nếu khổ đầu của bài thơ “Tràng giang”chủ ý là cảnh dòng sống mặt nước với bao nhiêu chia lìa lưu lạc với bao nhiêu vận động vô hướng, vô định; bao nhiêu nỗi buồn điệp điệp ; mối “sầu trăm ngả” thì ở khổ hai Huy Cận như vẽ thêm cảnh qua một trường nhìn dài hơn xa rộng hơn. đó là một không gian với “cồn nhỏ” chợ chiều, nắng, trời, sông, bến”

“Tràng giang” vốn là một không gian mênh mang vô tận, không chỉ là con sông dài, sông rộng một dòng sông cổ kính lâu đời. Giữa thế giới Tràng giang mênh mang ấy nổi bật lên cái nhỏ nhoi cô đơn chiếc của cồn cát trên sông. Đó là nơi dòng Huy Cận ở ngoại thành Hà Nội được tách làm đôi bởi một đồi cát nhỏ giữa dòng, nên đoạn sông này còn gọi là Nhị Hà hay Nhĩ Hà. Cặp từ láy “lơ thơ” được đảo lên trước nhấn mạnh vào cái thưa thớt trống trải của cảnh vật trên cồn. Dòng thơ bảy chữ mà có tới năm chữ là tính từ, khiến cho cảnh vật hiện lên vô cùng cụ thể, chi tiết sinh động. Cồn cát đã nhỏ như lại càng trở nên trống trải hơn ở giữa mênh mang sông nước. Huy Cận có lần cho biết cặp từ láy “đìu hiu” ông học được từ câu thơ ‘Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm:

“Non kỳ quạnh quẽ trăng treo

Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”

Lời thơ của Huy Cận đã kín đáo làm sống lại cái không khí trống trải, thê lương, buồn vắng của lời thơ xưa. Nhà thơ cảm thấy nỗi buồn cảm giác đìu hiu trống trải toả ra từ mỗi ngọn gió. Mỗi cơn gió thổi qua đều mang theo một phần trống vắng đều chất chứa nỗi buồn.

Huy Cận không chỉ cảm nhận Tràng giang bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng thính giác. Âm thanh của tiếng chợ chiều đã vãn bao giờ cũng chứa chất nỗi buồn, một âm thanh từng vang vọng trong “chợ đồng” của Nguyễn Khuyến. Âm thanh trong bài thơ là âm thanh buồn vắng ấy, lại cũng là một âm thanh từ xa vẳng lại nghe mơ hồ như có như không. Cái âm thanh nhỏ nhoi buồn vắng ấy không chỉ làm nổi bật cái tĩnh lặng vô cùng của nền cảnh thế giới mà còn là một biểu tượng một dấu vết của đời sống con người. Trong cảm nhận của Huy Cận, dấu vết sự sống con người hơi ấm của con người quá đỗi nhỏ nhoi, mong manh mờ nhạt giữa cái bao la rợn ngợp của thế giới, bị chìm lấp đi giữa thiên nhiên tạo vật. Nỗi buồn, nỗi cô đơn của nhà thơ càng thêm thấm thía.

Cái nhìn của Huy Cận còn bao quát một phạm vi không gian từ cao đến thấp, từ gần đến xa:

“Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu”

Lời thơ có nhiều thực thể như “nắng, trời, sông, bến” nhưng vẫn không một chút sắc màu. Đó là một thiên nhiên hết sức cổ điển được cảm nhận ở tầm bao quát. Trong tương quan nội tại của hai dòng thơ này các tính từ đều bị động từ “xuống lên”đã đành là động từ nhưng ngay “dài- rộng”cũng không còn là tính từ nữa mà đã bị động từ hoá. Bằng cách ấy Huy Cận đã thể hiện được sự vận động, sự mở rộng về mọi hướng của không gian: “Nắng xuống – trời lên”, sông như dài thêm ra, trời như rộng thêm, bến cô liêu hơn. ở đây con người đã biết lấy mình làm trung tâm đo đếm vũ trụ. Độc đáo và xuất thần nhất vẫn là cụm từ ‘sâu chót vót”. Trong tư duy thông thường người ta chỉ viết “cao chót vót”. Bằng cách kết hợp từ độc đáo mới lạ đã đồng nhất chiều cao của vòm trời với chiều sâu của đáy vũ trụ hoá ra vũ trụ là một cái vực thăm thẳm. Cách cảm nhận ở hai dòng thơ này vì vậy đã kín đáo gợi lên một hình tường Tràng giang đang chảy giữa vũ trụ, giữa nắng, giữa trời. Nó gợi nhớ hình tượng dòng Hoàng Hà như từ trên mây đổ xuống trong thơ Lí Bạch:

“Ngỡ dải thiên hà tuột khỏi mây”

hay trong bài “Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”

“Trông ngang chỉ thấy dòng sông lưng trời”

Huy Cận vì vậy đã làm hiện lên một dòng Tràng giang vừa độc đáo vừa cổ điển, một dòng sông tuôn về từ cảm giác vũ trụ giữa không gian vũ trụ mênh mang không cùng như thế, cái bến nhỏ của đời người càng trở nên nhỏ bé tội nghiệp cô liêu hơn. Hình ảnh ‘bến cô liêu” một lần nữa cho thấy dấu vết của sự sống con người quá đỗi nhỏ nhoi mờ nhạt bị chìm lấp đi giữa thiên nhiên vô tận vô cùng. Chình hình tượng thế giới như thế đã làm nổi bật hơn cái lẻ loi cô độc bơ vơ của nhà thơ, và khiến nỗi buồn nỗi sầu thêm mênh mang thấm thía: “Người thấy lạc loài giữa cái mênh mông của không gian, cái xa vắng của thời gian, lời thơ vì thế mà buồn rười rượi” (Hoài Thanh)

III. Kết luận

Khổ thơ như những nét vẽ hoàn thiện thêm bức tranh thiên nhiên thế giới đã được mở ra ở bốn dòng thơ đầu đồng thời phát triển mở rộng thêm hình tượng không gian có tầm vũ trụ trong cảm nhận của Huy Cận. Nhà thơ nhìn đâu cũng chỉ thấy thiên nhiên ngự trị, thấy dấu vết sự sống con người nho nhoi mờ nhạt, mong manh. Đó là cội nguồn sâu thẳm của nỗi nhớ nhà, là cảm giác bơ vơ lạc lõng của một hồn thơ mới giữa thiên nhiên trời rộng sông dài.

I. Mở bài

“Thơ Huy Cận dường như ngầm chất chứa cái lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế” (Xuân Diệu) có lẽ vì vậy Huy Cận cũng là hồn thơ “ảo não nhất” trong phong trào thơ mới. Hồn thơ ấy đã bộc lộ khéo léo tâm tình nỗi niềm của mình trước bức tranh thiên nhiên trống trải và hiu quạnh mà nhà thơ đã dày công khắc hoạ trong khổ hai của bài thơ.

II. Thân bài

1) Xuất xứ

“Tràng giang” là bài thơ đặc sắc nhất trong tập “Lửa thiêng” (1940) của Huy Cận. Đó là một bài thơ được sống Hồng gợi tứ, là những rung động của nhà thơ trước thiên nhiên sông nước bao la vô tận nơi bến phà, chèm trong buổi chiều tà.

2) Bình giảng

Nếu khổ đầu của bài thơ “Tràng giang”chủ ý là cảnh dòng sống mặt nước với bao nhiêu chia lìa lưu lạc với bao nhiêu vận động vô hướng, vô định; bao nhiêu nỗi buồn điệp điệp ; mối “sầu trăm ngả” thì ở khổ hai Huy Cận như vẽ thêm cảnh qua một trường nhìn dài hơn xa rộng hơn. đó là một không gian với “cồn nhỏ” chợ chiều, nắng, trời, sông, bến”

“Tràng giang” vốn là một không gian mênh mang vô tận, không chỉ là con sông dài, sông rộng một dòng sông cổ kính lâu đời. Giữa thế giới Tràng giang mênh mang ấy nổi bật lên cái nhỏ nhoi cô đơn chiếc của cồn cát trên sông. Đó là nơi dòng Huy Cận ở ngoại thành Hà Nội được tách làm đôi bởi một đồi cát nhỏ giữa dòng, nên đoạn sông này còn gọi là Nhị Hà hay Nhĩ Hà. Cặp từ láy “lơ thơ” được đảo lên trước nhấn mạnh vào cái thưa thớt trống trải của cảnh vật trên cồn. Dòng thơ bảy chữ mà có tới năm chữ là tính từ, khiến cho cảnh vật hiện lên vô cùng cụ thể, chi tiết sinh động. Cồn cát đã nhỏ như lại càng trở nên trống trải hơn ở giữa mênh mang sông nước. Huy Cận có lần cho biết cặp từ láy “đìu hiu” ông học được từ câu thơ ‘Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm:

“Non kỳ quạnh quẽ trăng treo

Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”

Lời thơ của Huy Cận đã kín đáo làm sống lại cái không khí trống trải, thê lương, buồn vắng của lời thơ xưa. Nhà thơ cảm thấy nỗi buồn cảm giác đìu hiu trống trải toả ra từ mỗi ngọn gió. Mỗi cơn gió thổi qua đều mang theo một phần trống vắng đều chất chứa nỗi buồn.

Huy Cận không chỉ cảm nhận Tràng giang bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng thính giác. Âm thanh của tiếng chợ chiều đã vãn bao giờ cũng chứa chất nỗi buồn, một âm thanh từng vang vọng trong “chợ đồng” của Nguyễn Khuyến. Âm thanh trong bài thơ là âm thanh buồn vắng ấy, lại cũng là một âm thanh từ xa vẳng lại nghe mơ hồ như có như không. Cái âm thanh nhỏ nhoi buồn vắng ấy không chỉ làm nổi bật cái tĩnh lặng vô cùng của nền cảnh thế giới mà còn là một biểu tượng một dấu vết của đời sống con người. Trong cảm nhận của Huy Cận, dấu vết sự sống con người hơi ấm của con người quá đỗi nhỏ nhoi, mong manh mờ nhạt giữa cái bao la rợn ngợp của thế giới, bị chìm lấp đi giữa thiên nhiên tạo vật. Nỗi buồn, nỗi cô đơn của nhà thơ càng thêm thấm thía.

Cái nhìn của Huy Cận còn bao quát một phạm vi không gian từ cao đến thấp, từ gần đến xa:

“Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu”

Lời thơ có nhiều thực thể như “nắng, trời, sông, bến” nhưng vẫn không một chút sắc màu. Đó là một thiên nhiên hết sức cổ điển được cảm nhận ở tầm bao quát. Trong tương quan nội tại của hai dòng thơ này các tính từ đều bị động từ “xuống lên”đã đành là động từ nhưng ngay “dài- rộng”cũng không còn là tính từ nữa mà đã bị động từ hoá. Bằng cách ấy Huy Cận đã thể hiện được sự vận động, sự mở rộng về mọi hướng của không gian: “Nắng xuống – trời lên”, sông như dài thêm ra, trời như rộng thêm, bến cô liêu hơn. ở đây con người đã biết lấy mình làm trung tâm đo đếm vũ trụ. Độc đáo và xuất thần nhất vẫn là cụm từ ‘sâu chót vót”. Trong tư duy thông thường người ta chỉ viết “cao chót vót”. Bằng cách kết hợp từ độc đáo mới lạ đã đồng nhất chiều cao của vòm trời với chiều sâu của đáy vũ trụ hoá ra vũ trụ là một cái vực thăm thẳm. Cách cảm nhận ở hai dòng thơ này vì vậy đã kín đáo gợi lên một hình tường Tràng giang đang chảy giữa vũ trụ, giữa nắng, giữa trời. Nó gợi nhớ hình tượng dòng Hoàng Hà như từ trên mây đổ xuống trong thơ Lí Bạch:

“Ngỡ dải thiên hà tuột khỏi mây”

hay trong bài “Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”

“Trông ngang chỉ thấy dòng sông lưng trời”

Huy Cận vì vậy đã làm hiện lên một dòng Tràng giang vừa độc đáo vừa cổ điển, một dòng sông tuôn về từ cảm giác vũ trụ giữa không gian vũ trụ mênh mang không cùng như thế, cái bến nhỏ của đời người càng trở nên nhỏ bé tội nghiệp cô liêu hơn. Hình ảnh ‘bến cô liêu” một lần nữa cho thấy dấu vết của sự sống con người quá đỗi nhỏ nhoi mờ nhạt bị chìm lấp đi giữa thiên nhiên vô tận vô cùng. Chình hình tượng thế giới như thế đã làm nổi bật hơn cái lẻ loi cô độc bơ vơ của nhà thơ, và khiến nỗi buồn nỗi sầu thêm mênh mang thấm thía: “Người thấy lạc loài giữa cái mênh mông của không gian, cái xa vắng của thời gian, lời thơ vì thế mà buồn rười rượi” (Hoài Thanh)

III. Kết luận

Khổ thơ như những nét vẽ hoàn thiện thêm bức tranh thiên nhiên thế giới đã được mở ra ở bốn dòng thơ đầu đồng thời phát triển mở rộng thêm hình tượng không gian có tầm vũ trụ trong cảm nhận của Huy Cận. Nhà thơ nhìn đâu cũng chỉ thấy thiên nhiên ngự trị, thấy dấu vết sự sống con người nho nhoi mờ nhạt, mong manh. Đó là cội nguồn sâu thẳm của nỗi nhớ nhà, là cảm giác bơ vơ lạc lõng của một hồn thơ mới giữa thiên nhiên trời rộng sông dài.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky