Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Nghị luận văn học: Quan niệm nhân sinh mang màu sắc hiện đại của Nguyễn Công Trứ được thể hiện qua bài thơ “Bài ca ngất ngưỡng”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Nguyễn Công Trứ (1778 – 1859) là một ông quan lớn văn võ toàn tài dưới triều Nguyễn. Nhắc đến ông người ta nhớ đến công lao khai khẩn đất hoang, lấn biển, lập nên hai xã Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Người ta cũng không quên một nhà thơ với những vần thơ đầy khẩu khí của một bậc chính nhân quân tử về chí nam nhi phụng sự đất nước, về cái tôi ngất ngưởng của một con người hiểu rõ về mình, về xã hội mà mình đang sống. Nếu như Chí anh hùng tràn đầy khí phách của người tuổi trẻ, thì Bài ca ngất ngưởng, được viết lúc ông đã thành danh, là bài thơ tổng kết về cuộc đời và khẳng định cái tôi (bản ngã) của cụ Thượng Trứ.

Để làm rõ được cái tôi ngất ngưởng của mình, nhà thơ đã chọn thể hát nói bằng chữ Nôm – một thể thơ tài tử của dân tộc tương đối tự do, viết ra không phải để đọc mà để ngâm nga, hát xướng. Người thể hiện có thể theo đà cảm xúc mà luyến láy cho phù hợp. Bài thơ vì vậy mà đầy âm sắc, nhạc điệu.

Nếu tính cả nhan đề, bài thơ có đến năm lần dùng từ “ngất ngưởng”, được đặt ở cuối mỗi đoạn như nốt nhấn của bài ca. Đây là cái dáng vẻ của một tinh thần ngạo nghễ, tự coi mình, hơn người, trên thiên hạ. Đây cũng là tư thế chung của toàn bài.

Mở bài ta bắt gặp sự khác đời trong cách tự giới thiệu về mình:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự.

Câu thơ chữ Hán tạm dịch là: Phàm những việc trong trời đất này không có việc gì không phải là phận sự của ta – Tiếp theo tác giả dùng một loạt từ Hán – Việt cùng thủ pháp liệt kê, kể cụ thể những chức tước danh phận của mình: Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông…/ Lúc bình Tây, cờ đại tướng/ Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên… Nhịp thơ trầm bổng nhấn nhá của lối ca trù nghe thật êm đềm nhẹ nhàng như mặt sông mùa xuân. Một sự khẳng định tài năng kiệt xuất của mình thật khéo mà cũng thật kiêu ngạo khác đời. Nguyễn Công Trứ dám nói thẳng không hề né tránh. Ngay cả cách đưa biệt hiệu “ông Hi Văn” vào bài cũng chẳng giống ai. Hi Văn – chữ Hán có nghĩa là nhà văn hiếm. Tự gọi mình một cách trang trọng là ông và nhận mình như vậy thì chỉ có ông. Nguvễn Công Trứ đã phá vỡ tính phi ngã của thi pháp trung đại, không chịu ép mình vào cái ta chung của cộng đồng, xã hội. (Ở câu cuối ta thấy ông còn tự tách mình ra, đối lập mình với cả tầng lớp phong kiến). Tất nhiên ông có cái thế của một bậc đại nhân quân tử để viết như vậy. Nhưng nói được như ông ở thơ văn trung đại không nhiều. Nếu có chăng, trước đó có Nguyễn Trãi với một tình yêu lãng mạn ở Cây chuối, Phạm Thái đau đớn xót xa đến tuyệt vọng trước cái chết của người yêu trong Văn tế Trương Quỳnh Như. Gần nhất có cách xưng danh khắng định mình của Hồ Xuân Hương (Này của Xuân Hương mới quệt rồi – Mời trầu), hay Nguyễn Du (Thiên hạ ai người khóc Tố Như – Độc Tiểu Thanh kí). Các nhà văn ấy vẫn còn nhún nhường, khép nép hoặc còn bóng gió, chung chung.

Cái ngất ngưởng còn ở lối sống, cách sống khác đời. Nguyễn Công Trứ là người biết sống. Khi trai trẻ, hoạt động hăng hái hết mình theo quan niệm nhập thế hành đạo tích cực của nho gia, Trở về già thì sống nhàn hạ hưởng lạc. Một trong những thú vui của ông là nghe hát ả đào (còn gọi là ca trù). Người ta lên xe xuống ngựa xênh xang thì cụ Thượng Trứ ngao du sơn thủy, thưởng lãm chùa chiền cùng các cô đầu bằng xe bò. Mà là bò cái vàng với cái mo cau che sau đuôi. Cụ giải thích: Để che miệng thế gian:

Điển viên dạo chiếc xe bò cái

Sẵn chiếc mo che miệng thế gian

Sự ngông ngạo này chính ông đã nhận xét: Bụt cũng nực cười… Nguyễn Công Trứ đã vượt ra khỏi lẽ sống được tầm thường ở đời:

Được mất dương dương người tái thượng

Khen che phơi phới ngọn đông phong

Khi cơ, khi tửu, khi cắc khi tùng

Không phật, không tiên, không vướng tục

Như trên đã nói, Nguyễn Công Trứ tự tách mình ra khỏi cái trật tự xã hội nhố nhăng, ô uế, bẩn thỉu, nhiều kẻ vỗ ngực là quân tử nhưng thực chất chỉ là hạng cây vông: Tuổi tác càng già càng xốp xáp/ Ruột gan không có, có gai chông (Vịnh cây vông).

Ngông ngạo nhưng ở hai bài này Nguyễn Công Trứ không rơi vào tình thế bi quan bế tắc hay phá phách bất cần đời như một số nhà văn lãng mạn sau này. Mục đích sống của ông rất rõ ràng: Phò vua giúp nước:

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Hay như có lần đối lại ý của một nhà sư ông hóm hỉnh nêu:

Hay tám vạn nghìn tư mặc kệ

Không quân thần phụ tử đếch nên người.

Nói khác đi, sự ngất ngưởng của ông ta là để nhằm lật tung cái trật tự xã hội phong kiến đương thời tưởng như yên ả bằng phẳng nhưng thực chất thối nát, mục ruỗng đến cùng cực. Ông không muốn mình bị “đồng hóa” cùng hội cùng thuyền với lũ tham quan vô lại.

Vì vậy tiếng cười tự trào của Nguyễn Khuyến có ngạo nghễ nhưng không ngoa ngôn, lộng ngữ, vừa cụ thể lại vừa có tính biểu tượng, vừa có chút trào phúng lại vừa mang tính triết lý, thể hiện quan niệm sống của nhà thơ.

Thơ văn Nguyễn Công Trứ vốn phóng khoáng ngang tàng như bản chất con người ông. Bài ca ngất ngưởng là một trong những bài thơ hay được nhiều người nhắc đến với sự tán thưởng thích thú. Một phần bởi bài thơ giàu tính nhạc, nhưng phần lớn bởi bản lĩnh vững vàng cứng cỏi của con người tài năng xuất chúng này. Nguyễn Công Trứ đã thổi một luồng sinh khí mới lạ cho văn chương đương đại, đưa yếu tố cá nhân, cái tôi cần được giãi bày vào trực tiếp trong văn chương. Đó cũng là một trong những bước đệm quan trọng để văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX có những bước chuyến mình vượt bậc, bước qua cái ta, giải phóng yếu tố cá nhân, cho văn chương Việt Nam tiến kịp nền thơ ca nói riêng và văn học nghệ thuật hiện đại thế giới nói chung

Nguyễn Công Trứ (1778 – 1859) là một ông quan lớn văn võ toàn tài dưới triều Nguyễn. Nhắc đến ông người ta nhớ đến công lao khai khẩn đất hoang, lấn biển, lập nên hai xã Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Người ta cũng không quên một nhà thơ với những vần thơ đầy khẩu khí của một bậc chính nhân quân tử về chí nam nhi phụng sự đất nước, về cái tôi ngất ngưởng của một con người hiểu rõ về mình, về xã hội mà mình đang sống. Nếu như Chí anh hùng tràn đầy khí phách của người tuổi trẻ, thì Bài ca ngất ngưởng, được viết lúc ông đã thành danh, là bài thơ tổng kết về cuộc đời và khẳng định cái tôi (bản ngã) của cụ Thượng Trứ.

Để làm rõ được cái tôi ngất ngưởng của mình, nhà thơ đã chọn thể hát nói bằng chữ Nôm – một thể thơ tài tử của dân tộc tương đối tự do, viết ra không phải để đọc mà để ngâm nga, hát xướng. Người thể hiện có thể theo đà cảm xúc mà luyến láy cho phù hợp. Bài thơ vì vậy mà đầy âm sắc, nhạc điệu.

Nếu tính cả nhan đề, bài thơ có đến năm lần dùng từ “ngất ngưởng”, được đặt ở cuối mỗi đoạn như nốt nhấn của bài ca. Đây là cái dáng vẻ của một tinh thần ngạo nghễ, tự coi mình, hơn người, trên thiên hạ. Đây cũng là tư thế chung của toàn bài.

Mở bài ta bắt gặp sự khác đời trong cách tự giới thiệu về mình:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự.

Câu thơ chữ Hán tạm dịch là: Phàm những việc trong trời đất này không có việc gì không phải là phận sự của ta – Tiếp theo tác giả dùng một loạt từ Hán – Việt cùng thủ pháp liệt kê, kể cụ thể những chức tước danh phận của mình: Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông…/ Lúc bình Tây, cờ đại tướng/ Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên… Nhịp thơ trầm bổng nhấn nhá của lối ca trù nghe thật êm đềm nhẹ nhàng như mặt sông mùa xuân. Một sự khẳng định tài năng kiệt xuất của mình thật khéo mà cũng thật kiêu ngạo khác đời. Nguyễn Công Trứ dám nói thẳng không hề né tránh. Ngay cả cách đưa biệt hiệu “ông Hi Văn” vào bài cũng chẳng giống ai. Hi Văn – chữ Hán có nghĩa là nhà văn hiếm. Tự gọi mình một cách trang trọng là ông và nhận mình như vậy thì chỉ có ông. Nguvễn Công Trứ đã phá vỡ tính phi ngã của thi pháp trung đại, không chịu ép mình vào cái ta chung của cộng đồng, xã hội. (Ở câu cuối ta thấy ông còn tự tách mình ra, đối lập mình với cả tầng lớp phong kiến). Tất nhiên ông có cái thế của một bậc đại nhân quân tử để viết như vậy. Nhưng nói được như ông ở thơ văn trung đại không nhiều. Nếu có chăng, trước đó có Nguyễn Trãi với một tình yêu lãng mạn ở Cây chuối, Phạm Thái đau đớn xót xa đến tuyệt vọng trước cái chết của người yêu trong Văn tế Trương Quỳnh Như. Gần nhất có cách xưng danh khắng định mình của Hồ Xuân Hương (Này của Xuân Hương mới quệt rồi – Mời trầu), hay Nguyễn Du (Thiên hạ ai người khóc Tố Như – Độc Tiểu Thanh kí). Các nhà văn ấy vẫn còn nhún nhường, khép nép hoặc còn bóng gió, chung chung.

Cái ngất ngưởng còn ở lối sống, cách sống khác đời. Nguyễn Công Trứ là người biết sống. Khi trai trẻ, hoạt động hăng hái hết mình theo quan niệm nhập thế hành đạo tích cực của nho gia, Trở về già thì sống nhàn hạ hưởng lạc. Một trong những thú vui của ông là nghe hát ả đào (còn gọi là ca trù). Người ta lên xe xuống ngựa xênh xang thì cụ Thượng Trứ ngao du sơn thủy, thưởng lãm chùa chiền cùng các cô đầu bằng xe bò. Mà là bò cái vàng với cái mo cau che sau đuôi. Cụ giải thích: Để che miệng thế gian:

Điển viên dạo chiếc xe bò cái

Sẵn chiếc mo che miệng thế gian

Sự ngông ngạo này chính ông đã nhận xét: Bụt cũng nực cười… Nguyễn Công Trứ đã vượt ra khỏi lẽ sống được tầm thường ở đời:

Được mất dương dương người tái thượng

Khen che phơi phới ngọn đông phong

Khi cơ, khi tửu, khi cắc khi tùng

Không phật, không tiên, không vướng tục

Như trên đã nói, Nguyễn Công Trứ tự tách mình ra khỏi cái trật tự xã hội nhố nhăng, ô uế, bẩn thỉu, nhiều kẻ vỗ ngực là quân tử nhưng thực chất chỉ là hạng cây vông: Tuổi tác càng già càng xốp xáp/ Ruột gan không có, có gai chông (Vịnh cây vông).

Ngông ngạo nhưng ở hai bài này Nguyễn Công Trứ không rơi vào tình thế bi quan bế tắc hay phá phách bất cần đời như một số nhà văn lãng mạn sau này. Mục đích sống của ông rất rõ ràng: Phò vua giúp nước:

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Hay như có lần đối lại ý của một nhà sư ông hóm hỉnh nêu:

Hay tám vạn nghìn tư mặc kệ

Không quân thần phụ tử đếch nên người.

Nói khác đi, sự ngất ngưởng của ông ta là để nhằm lật tung cái trật tự xã hội phong kiến đương thời tưởng như yên ả bằng phẳng nhưng thực chất thối nát, mục ruỗng đến cùng cực. Ông không muốn mình bị “đồng hóa” cùng hội cùng thuyền với lũ tham quan vô lại.

Vì vậy tiếng cười tự trào của Nguyễn Khuyến có ngạo nghễ nhưng không ngoa ngôn, lộng ngữ, vừa cụ thể lại vừa có tính biểu tượng, vừa có chút trào phúng lại vừa mang tính triết lý, thể hiện quan niệm sống của nhà thơ.

Thơ văn Nguyễn Công Trứ vốn phóng khoáng ngang tàng như bản chất con người ông. Bài ca ngất ngưởng là một trong những bài thơ hay được nhiều người nhắc đến với sự tán thưởng thích thú. Một phần bởi bài thơ giàu tính nhạc, nhưng phần lớn bởi bản lĩnh vững vàng cứng cỏi của con người tài năng xuất chúng này. Nguyễn Công Trứ đã thổi một luồng sinh khí mới lạ cho văn chương đương đại, đưa yếu tố cá nhân, cái tôi cần được giãi bày vào trực tiếp trong văn chương. Đó cũng là một trong những bước đệm quan trọng để văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX có những bước chuyến mình vượt bậc, bước qua cái ta, giải phóng yếu tố cá nhân, cho văn chương Việt Nam tiến kịp nền thơ ca nói riêng và văn học nghệ thuật hiện đại thế giới nói chung

Chọn tập
Bình luận