Ý chính trong bài:
“Người trong bao”- Sêkhốp là một trong những tác phẩm mới được đưa vào trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Bởi đây là một tác phẩm văn học nước ngoài mới được đưa vào trong chương trình nên chúng ta gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tác phẩm. Trong phạm vi bài viết này, người viết sẽ tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật Bê-li-cốp.
Nhân vật Bê-li-cốp được xây dựng bằng 2 nghệ thuật cơ bản: nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình và nghệ thuật xây dựng nhân vật lưỡng diện.
Trước hết là nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình. Theo từ điển tiếng Việt thì điển hình được hiểu là kiểu mẫu và có khả năng tập trung nhiều tính chất tiêu biểu. Như vậy, một nhân vật điển hình phải là một nhân vật vừa mang những nét chung, khái quát lạ vừa mang những nét riêng, đặc biệt. Bê-li-cốp là kiểu người trong bao: ô trong bao, dao trong bao, suy nghĩ trong bao, khuôn mặt trong bao…Nét riêng của nhân vật này là tính cách trong bao, lối sống trong bao được đẩy đến đỉnh điểm. Như vậy, Bê-li-cóp là nhân vật có khả năng đại diện cho một kiểu người trong bao, một lối sống Mêsian- lối sống tiểu tư sản tầm thường, dung tục đã và đang tồn tại trong xã hội NGA cuối Thế kỉ XIX – đầu Thế kỉ XX.
Thứ hai, Bê-li-cốp là nhân vật lưỡng diện (2 mặt). Ở Bê-li-cốp tồn tại cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực: Bê-li-cốp luôn tuân theo những chỉ thị, thông tư của cấp trên. Như vậy, hắn là một thầy giáo chuẩn mực của nhà trường, một viên chức tận tuỵ với cấp trên và một công dân gương mẫu của nhà nước. Mặt tiêu cực: lối sông trong bao, thu mìnhmột cách thái quá, việc máy móc tuân theo những chỉ thị, thông tư của Bê-li-cốp biến hắn thành một con ốc hèn nhát trong xã hội. KHông chỉ vậy, tính lưỡng diện của nhân vật này còn được thể hiện ở điểm: Bê-li-cốp vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân.Bê-li-cóp là tội nhânb vì hắn gieo rắc lối sống ấy vào tất cả mọi người. Mặt khác Bê là nạn nhân, là sản phẩm tất yếu của xã hội chuyên chế Nga cuôí Thế kỉ XIX – đầu Thế kỉ XX.