Khi phân tích hình ảnh bà Tú em cần làm nổi bật được 2 ý:
– Nỗi vất vả của bà Tú
– Phẩm chất của một người vợ, người mẹ => người Phụ nữ VIệt Nam.
Dưới đây là một vài gợi ý em có thể tham khảo nhé!
* Nỗi vất vả, gian truân của bà Tú.
– Câu thơ đầu giới thiệu về hoàn cảnh, công việc làm ăn của bà Tú, đồng thời thể hiện sự thấu hiểu của nhà thơ về nỗi vất vả của người vơ:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
+ Thời gian: quanh năm: là một vòng thời gian tuần hoàn khép kín, hết ngày này sang tháng khác, năm này qua năm khác không kể mưa hay nắng.
+ Địa điểm: mom sông: gợi sự chênh vênh, cheo leo và nguy hiểm.
+ Công việc: buôn bán: là công việc sinh nhai của bà, nghề buôn thúng bán mẹt cho thấy sự vất vả của bà.
-> Câu thơ nêu lên hoàn cảnh vất vả, lam lũ, cả không gian và thời gian như làm nặng thêm lên những khó khăn, gian khổ trong công việc của bà.
– Câu thơ thứ hai là mục đích công việc của bà:
Nuôi đủ năm con với một chồng
+ Khẳng định và ca ngợi vai trò trụ cột của bà Tú trong việc đảm bào cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ cho cả gia đình.
+ Cái độc đáo ở đây là hai từ chỉ số đếm năm và một đặt song song nhau như có ý đặt ngang hàng đàn con đông đúc, chưa đỡ đần được gì cho mẹ và ông chồng vô tích sự chẳng giúp gì được cho vợ. cấu trúc “năm con” đặt cạnh “một chồng” gợi hình ảnh chiếc đòn gánh mà hai đầu đều trĩu nặng, ở giữa là đôi vai gầy và tấm lòng lo toan và tình thương của bà Tú.
– Hai câu thực:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
+ Con cò trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian như trong ca dao mà còn trong cái rợn ngợp của thời gian. Với ba từ “khi quãng vắng” cả thời gian và không gian trở nên heo hút, rợn ngợp, chứa đầy lo âu, nguy hiểm.
+ Dùng cụm từ thân cò thay cho con cò nghĩa là tác giả đã đồng nhất thân phận bà Tú với thân phận con cò, gợi lên sự côi cút, tội nghiệp, thương cảm và thấm thía hơn.
+ Nghệ thuật đảo ngữ lặn lội thân cò cũng góp phần diễn tả một cách ấn tượng, thấm thía, ngậm ngùi về thân phận vất vả của người vợ lo toan kiếm sống nuôi chồng, nuôi con.
– Ở câu thứ tư, Tú Xương làm rõ hơn sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú. Câu thơ diễn tả lại cảnh chen chúc, tranh giành trên sông nước của những người buôn bán nhỏ.
– Buổi đò đông có hai cách hiểu: nhiều người trên 1 chuyến đò/ nhiều đò trên một bến sông nước.
Trong ca dao, người mẹ đã từng dặn con: con ơi…
Buổi đò đông không chỉ có những lời phàn nàn, cáu gắt, chen lấn xô đẩy mà còn chứa đầy những nguy hiểm bất trắc.
– Hai câu thực đối nhau về từ ngữ: vắng – đông, nhưng lại tiếp nhau về ý làm nổi bật sự gian truân của bà Tú, đó cũng là tấm lòng xót thương da diết của ông Tú.
* Đức tính cao đẹp của bà Tú:
+ Bà không chỉ là người đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con: nuôi đủ năm con với một chồng mà bà còn là người giàu đức hi sinh. Trong hai câu luận, một lần nữa Tú Xương lại cảm phục sự quên mình của vợ:
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.
– Duyên chỉ có một mà nợ thì hai, nhưng bà Tú vẫn không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng vì con.
– Bà lấy ông, có con với ông, nuôi ông và nuôi con, đó là duyên. Có duyên thì mới lấy nhau do trời sắp đặt nhưng đó cũng là nợ. và dù là duyên hay nợ thì bà cũng không kêu ca, vẫn cam chịu “âu đành phận”, “dám quản công” dẫu “năm nắng mười mưa” bà vẫn chấp nhận nỗi cơ cực, nhọc nhằn của đời mình như một sự tất yếu. Bà không hề than thân, trách phận hay oán giận chồng con. Bà sẵn sàng, tự nguyện gánh mọi khổ cực vì chồng con.
-> Đây là một phẩm chất rất đáng trân trọng của bà Tú nói riêng và là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam nói chung.