Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ học đường để giảm thiểu tai nạn giao thông

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Khi bề trên quản giáo không nghiêm thì con trẻ dễ làm điều không đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có tiếng nói chung trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của học sinh, sinh viên. 

Không còn là chuyện trẻ con 

Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông đường bộ của học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng. Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,… đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”. 

Một thống kê cho thấy, trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường hợp sai phạm ở Hà Nội gần đây, có khoảng 20% đối tượng vi phạm giao thông là học sinh phổ thông. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên phố gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ. Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố… 

Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em. 

Trách nhiệm của ai? 

Trước hiện tượng trên, một số địa phương đã có những biện pháp quyết liệt, chẳng hạn như cấm học sinh phổ thông đi xe máy đến trường. Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng nên các biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả. 

Sự thiếu ý thức của các em, trước hết có lỗi của các bậc phụ huynh. Do mải làm ăn, buôn bán, các bậc phụ huynh không dành nhiều thời gian, không quan tâm tới việc dạy dỗ con cái, không giáo dục các em ý thức chấp hành pháp luật. Nhiều bậc cha mẹ còn dung túng cho con khi mua xe mô tô cho con hoặc cho con đi xe máy đến trường khi các em chưa có giấy phép lái xe. 

Việc giáo dục ý thức công dân và giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng không thực sự được quan tâm như trước. Kết quả thi cử của các em đã đè nặng lên vai những người làm thầy, làm cô khiến họ không còn quan tâm nhiều đến những môn không phải thi tốt nghiệp hoặc thi đại học. Mô hình giáo dục cân bằng không còn nữa, “trí dục” đã chiếm ưu thế trước “đức dục” trong các chương trình giảng dạy. Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế và hệ giá trị, “Người Thầy” cũng không còn cái uy với học sinh như xưa và một bộ phận không nhỏ học sinh bỏ qua những lời răn dạy đạo đức của thầy, cô cũng là điều dễ hiểu. 

Các cơ quan nhà nước cũng không quan tâm đúng mức tới giao thông học đường. Các chế tài áp dụng đối hành vi vi phạm của các em được quy định trong văn bản pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe; việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục làm mất tính giáo dục của các biện pháp xử phạt. 

Ở phạm vi toàn xã hội, việc người lớn không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ đã trở thành tấm gương xấu cho bọn trẻ làm theo. Không ít các trường hợp, người lớn còn kích động, cổ vũ cho những hành vi sai trái của các em như tập trung xem và hò hét khi các em đua xe trái phép. 

Đồng thuận vì thế hệ tương lai 

Muốn chấn chỉnh giao thông học đường, cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,… mà phải bằng hành động cụ thể. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục các em. 

1. Đối với nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần điều chỉnh nội dung môn giáo dục công dân, mà một trong những nội dung trọng tâm là phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu giáo dục trước mắt. Có thể xem xét việc đưa vào giảng dạy các tình huống giao thông đã được phát trên chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của VTV1 Đài truyền hình Việt Nam để bài giảng thêm sinh động. 

Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi. 

Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học. 

Cần đưa kết quả giáo dục ý thức pháp luật thành một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá kết quả dạy và học của các trường, các lớp và của giáo viên. Không tôn vinh những trường, lớp hoặc giáo viên phụ trách trường, lớp có nhiều học sinh vi phạm giao thông đường bộ. 

2. Các bậc cha, mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật của con cái, không mua xe mô tô cho con hoặc không cho phép con đi xe mô tô đến trường. Nhà nước cũng cần quy định biện pháp xử lý nghiêm minh với các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc dung túng cho các em vi phạm. Cơ quan, đơn vị công tác cũng cần có hình thức xử lý thoả đáng đối với các bậc cha mẹ là đảng viên, cán bộ, công chức dung túng hoặc tiếp tay cho con cái vi phạm giao thông như: không nâng bậc lương, không xét thi đua, không bổ vào chức vụ lãnh đạo cao hơn,… 

3. Các cơ quan nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm giao thông của học sinh phổ thông, cũng như những người dung túng, tiếp tay cho các em vi phạm. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 152/2005/NĐ-CP theo hướng tăng mức xử phạt. Trong trường hợp người vi phạm không có tài sản riêng, cha mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm nộp phạt theo quy định của pháp luật. 

Bổ sung xử phạt hành vi điều động hoặc giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ: Các em học sinh phổ thông không thể đi xe máy đến trường nếu như những người thân không thiếu trách nhiệm hoặc dung túng. Cần phải có chế tài để buộc các bậc phụ huynh có trách nhiệm hơn đối với các em cũng như toàn xã hội. 

Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/2005/NĐ-CP như trên, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng. Chỉ khi nào các hành vi vi phạm bị xử lý công bằng và nghiêm minh thì người dân mới tuân thủ các quy định của pháp luật. Sẽ thông báo các trường hợp vi phạm tới nhà trường nơi đang học tập hoặc địa phương nơi đang cư trú. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. 

Sinh viên, học sinh là bộ phận lớn trong số các chủ thể tham gia giao thông đường bộ ở nước ta. Lái xe an toàn chính là biểu hiện tinh thần vì trách nhiệm cộng đồng của sinh viên – học sinh Việt Nam 

“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Khi bề trên quản giáo không nghiêm thì con trẻ dễ làm điều không đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có tiếng nói chung trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của học sinh, sinh viên. 

Không còn là chuyện trẻ con 

Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông đường bộ của học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng. Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,… đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”. 

Một thống kê cho thấy, trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường hợp sai phạm ở Hà Nội gần đây, có khoảng 20% đối tượng vi phạm giao thông là học sinh phổ thông. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên phố gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ. Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố… 

Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em. 

Trách nhiệm của ai? 

Trước hiện tượng trên, một số địa phương đã có những biện pháp quyết liệt, chẳng hạn như cấm học sinh phổ thông đi xe máy đến trường. Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng nên các biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả. 

Sự thiếu ý thức của các em, trước hết có lỗi của các bậc phụ huynh. Do mải làm ăn, buôn bán, các bậc phụ huynh không dành nhiều thời gian, không quan tâm tới việc dạy dỗ con cái, không giáo dục các em ý thức chấp hành pháp luật. Nhiều bậc cha mẹ còn dung túng cho con khi mua xe mô tô cho con hoặc cho con đi xe máy đến trường khi các em chưa có giấy phép lái xe. 

Việc giáo dục ý thức công dân và giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng không thực sự được quan tâm như trước. Kết quả thi cử của các em đã đè nặng lên vai những người làm thầy, làm cô khiến họ không còn quan tâm nhiều đến những môn không phải thi tốt nghiệp hoặc thi đại học. Mô hình giáo dục cân bằng không còn nữa, “trí dục” đã chiếm ưu thế trước “đức dục” trong các chương trình giảng dạy. Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế và hệ giá trị, “Người Thầy” cũng không còn cái uy với học sinh như xưa và một bộ phận không nhỏ học sinh bỏ qua những lời răn dạy đạo đức của thầy, cô cũng là điều dễ hiểu. 

Các cơ quan nhà nước cũng không quan tâm đúng mức tới giao thông học đường. Các chế tài áp dụng đối hành vi vi phạm của các em được quy định trong văn bản pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe; việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục làm mất tính giáo dục của các biện pháp xử phạt. 

Ở phạm vi toàn xã hội, việc người lớn không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ đã trở thành tấm gương xấu cho bọn trẻ làm theo. Không ít các trường hợp, người lớn còn kích động, cổ vũ cho những hành vi sai trái của các em như tập trung xem và hò hét khi các em đua xe trái phép. 

Đồng thuận vì thế hệ tương lai 

Muốn chấn chỉnh giao thông học đường, cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,… mà phải bằng hành động cụ thể. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục các em. 

1. Đối với nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần điều chỉnh nội dung môn giáo dục công dân, mà một trong những nội dung trọng tâm là phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu giáo dục trước mắt. Có thể xem xét việc đưa vào giảng dạy các tình huống giao thông đã được phát trên chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của VTV1 Đài truyền hình Việt Nam để bài giảng thêm sinh động. 

Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi. 

Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học. 

Cần đưa kết quả giáo dục ý thức pháp luật thành một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá kết quả dạy và học của các trường, các lớp và của giáo viên. Không tôn vinh những trường, lớp hoặc giáo viên phụ trách trường, lớp có nhiều học sinh vi phạm giao thông đường bộ. 

2. Các bậc cha, mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật của con cái, không mua xe mô tô cho con hoặc không cho phép con đi xe mô tô đến trường. Nhà nước cũng cần quy định biện pháp xử lý nghiêm minh với các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc dung túng cho các em vi phạm. Cơ quan, đơn vị công tác cũng cần có hình thức xử lý thoả đáng đối với các bậc cha mẹ là đảng viên, cán bộ, công chức dung túng hoặc tiếp tay cho con cái vi phạm giao thông như: không nâng bậc lương, không xét thi đua, không bổ vào chức vụ lãnh đạo cao hơn,… 

3. Các cơ quan nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm giao thông của học sinh phổ thông, cũng như những người dung túng, tiếp tay cho các em vi phạm. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 152/2005/NĐ-CP theo hướng tăng mức xử phạt. Trong trường hợp người vi phạm không có tài sản riêng, cha mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm nộp phạt theo quy định của pháp luật. 

Bổ sung xử phạt hành vi điều động hoặc giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ: Các em học sinh phổ thông không thể đi xe máy đến trường nếu như những người thân không thiếu trách nhiệm hoặc dung túng. Cần phải có chế tài để buộc các bậc phụ huynh có trách nhiệm hơn đối với các em cũng như toàn xã hội. 

Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/2005/NĐ-CP như trên, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng. Chỉ khi nào các hành vi vi phạm bị xử lý công bằng và nghiêm minh thì người dân mới tuân thủ các quy định của pháp luật. Sẽ thông báo các trường hợp vi phạm tới nhà trường nơi đang học tập hoặc địa phương nơi đang cư trú. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. 

Sinh viên, học sinh là bộ phận lớn trong số các chủ thể tham gia giao thông đường bộ ở nước ta. Lái xe an toàn chính là biểu hiện tinh thần vì trách nhiệm cộng đồng của sinh viên – học sinh Việt Nam 

Chọn tập
Bình luận