Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Suy nghĩ về bài học mà em rút ra được từ những lời khuyên sau đây của Khổng Tử: ”Người quân tử có 3 điều phải nghĩ: (1) Lúc nhỏ nếu chẳng học thì khi lớn ngu dốt chẳng làm được gì (2) Lúc già yếu nếu không đem những gì mình biết để dạy người thì…

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Đề bài: Suy nghĩ về bài học mà em rút ra được từ những lời khuyên sau đây của Khổng Tử:

Người quân tử có 3 điều phải nghĩ:

1) Lúc nhỏ nếu chẳng học thì khi lớn ngu dốt chẳng làm được gì

2) Lúc già yếu nếu không đem những gì mình biết để dạy người thì qua đời chẳng ai thương tiếc

3) Lúc giàu có nếu không bố thí thì lúc khốn khó chẳng ai cứu giúp

Bài tham khảo

Đối với một người nhân nghĩa trung chính thì học vấn là điều tối quan trọng. Người quân tử bao giờ cũng muốn có đức nhưng phải có học thì cái đức mới có giá trị bởi nhân, trí tín trực dũng, cương đều là đức tốt cơ bản để tư thân, nhưng nếu chỉ muốn đức mà không muốn học để hiểu lý lẽ hay dở, đúng sai thì rất sai lầm. Muốn nhân lại bị tình cảm chi phối, che mờ đi thành ra ngu tối. Muốn trí lại bị ham muốn phân tâm thành mông lung. Muốn tín lại cố chấp hẹp hòi đâm ra ích kỷ. Muốn trực lại bị nóng nảy khống chế đâm ra ngang ngạnh. Muốn dũng lại không kiềm chế được thành ra bạo loạn. Muốn cương nhưng cố bảo thủ kiểu gàn dở đâm ra ngông cuồng… hậu quả của việc có đức nhưng không có học vấn là vậy. Sự học cũng như việc trồng lúa, có cây lúa mọc lên không tốt, có cây mọc tốt lại không có hạt. Người đi học thì có người học mãi vẫn không giỏi, có người giỏi thì đức lại không ra gì, vì thế mà con người ta cần giáo dục bồi đắp, tu dưỡng đạt được cả tài và đức. Người đi học thì phải say mê thì mới mong tiến bộ, nhất là đừng vội đặt ra mục đích cầu danh, kiếm lợi thì kiến thức mới sâu sắc, chắc chắn. 

Người quân tử phải chuyên tâm nghiên cứu mọi diều hay, điều tết trên lý thuyết và trong thực tế cuộc sống chứ không phải học vẹt, khoe mồm chỉ biết nghe qua tai rồi nói ra miệng lấy mẽ thì học kiểu gì cũng vô bổ. Khổng tử còn cho rằng: “Người quân tử có ba điều lo nghĩ không thể không xét đến. Trẻ mà không học thì khi lớn lên không có tài năng gì. Già mà không chỉ dạy người, khi chết rồi không ai tưởng nghĩ đến mình. Khi giàu có mà không đem của giúp người thì lúc cùng quẫn không ai giúp mình. Cho nên người quân tử lúc trẻ nghĩ đến tuổi già mà lo học, lúc già nghĩ đến cái chết mà lo dạy người, lúc thịnh nghĩ đến lúc suy mà lo giúp người”. Sách Đại học xưa cũng dạy rằng: từ vua đến dân ai cũng phải lây tự sửa mình làm gốc vì kết quả học vấn là biểu hiện rõ nhất của phép tu thân. Muốn hoàn thiện mình, quan trọng nhất phải giữ được tâm và ý. Giữ được tâm cho chính tức là không bị chi phối và điều khiển của tức giận, sợ hãi, vui say. Còn khi tâm đã loạn thì mắt trông không thấy, tai nghe không hiểu, mồm ăn không biết mùi vị. Giữ được ý cho thành nghĩa là không bao giờ tự lừa dối mình, đối với mọi việc đều thành thực như như ghét mùi thối, yêu sắc đẹp. Nho giáo lấy thành ý là chìa khóa của phép tư thân. Khi đã biết cách sửa được mình thì biểu hiện đầu tiên là không làm điều gì bất thường, trái đạo, không dùng lời nói khéo mà hại đạo đức, không nóng nảy làm bậy, không bo bo tính lấy lợi ích của riêng mình, tuy ai cũng muốn có phẩm giá nhưng không được dựa trên danh lợi phi nghĩa. Đã là người quân tử thì không bao giờ thấy điều lợi mà bỏ việc nghĩa, nếu làm việc phi nghĩa mà được phú quý thì đành chịu bần tiện còn hơn. Sách Luận ngữ nhận xét: “Quân tử lo nghĩ giữ đức hạnh, tiểu nhân chỉ nghĩ đến địa vị mình. Quân tử nghĩ sợ pháp luật, tiểu nhân chỉ nghĩ đến sự lợi lộc. Quân tử có tính cách trung hoà mà không a dua bè phái, tiểu nhân thích a dua bè phái mà không có tính dung hoà”. Vì vậy mà trong mọi hoàn cảnh, người quân tử đều tím thấy niềm vui kể cả khi ăn gạo hẩm, uống nước lã, nằm đất. Ngoài ra, người quân tử có học vấn thật sự còn biết tuỳ vị trí và cảnh ngộ của bản thân để ứng xử cho đúng. Phú quý thì hành lễ theo cách phú quý, bần tiện thì hành xử theo cảnh bần tiện, gặp người hoang dã thì đối xử theo cách hoang dã, khi lâm nạn thì hành động theo cảnh ngộ hoạn nạn. Trong mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện đểu biết cách ứng xử cho thích hợp, đó là thành quả của học vấn, hiểu biết, giáo dục trong đối nhân xử thế của người quân tử, như Mạnh tử đã nói: “Người quân tử lấy đức nhân làm nhà ở, lấy đức nghĩa làm đường đi, lấy lễ làm cửa. Chỉ có mỗi người quân tử mới có thể đi đường ấy, ra vào cửa ấy mà thôi”.

Đề bài: Suy nghĩ về bài học mà em rút ra được từ những lời khuyên sau đây của Khổng Tử:

Người quân tử có 3 điều phải nghĩ:

1) Lúc nhỏ nếu chẳng học thì khi lớn ngu dốt chẳng làm được gì

2) Lúc già yếu nếu không đem những gì mình biết để dạy người thì qua đời chẳng ai thương tiếc

3) Lúc giàu có nếu không bố thí thì lúc khốn khó chẳng ai cứu giúp

Bài tham khảo

Đối với một người nhân nghĩa trung chính thì học vấn là điều tối quan trọng. Người quân tử bao giờ cũng muốn có đức nhưng phải có học thì cái đức mới có giá trị bởi nhân, trí tín trực dũng, cương đều là đức tốt cơ bản để tư thân, nhưng nếu chỉ muốn đức mà không muốn học để hiểu lý lẽ hay dở, đúng sai thì rất sai lầm. Muốn nhân lại bị tình cảm chi phối, che mờ đi thành ra ngu tối. Muốn trí lại bị ham muốn phân tâm thành mông lung. Muốn tín lại cố chấp hẹp hòi đâm ra ích kỷ. Muốn trực lại bị nóng nảy khống chế đâm ra ngang ngạnh. Muốn dũng lại không kiềm chế được thành ra bạo loạn. Muốn cương nhưng cố bảo thủ kiểu gàn dở đâm ra ngông cuồng… hậu quả của việc có đức nhưng không có học vấn là vậy. Sự học cũng như việc trồng lúa, có cây lúa mọc lên không tốt, có cây mọc tốt lại không có hạt. Người đi học thì có người học mãi vẫn không giỏi, có người giỏi thì đức lại không ra gì, vì thế mà con người ta cần giáo dục bồi đắp, tu dưỡng đạt được cả tài và đức. Người đi học thì phải say mê thì mới mong tiến bộ, nhất là đừng vội đặt ra mục đích cầu danh, kiếm lợi thì kiến thức mới sâu sắc, chắc chắn. 

Người quân tử phải chuyên tâm nghiên cứu mọi diều hay, điều tết trên lý thuyết và trong thực tế cuộc sống chứ không phải học vẹt, khoe mồm chỉ biết nghe qua tai rồi nói ra miệng lấy mẽ thì học kiểu gì cũng vô bổ. Khổng tử còn cho rằng: “Người quân tử có ba điều lo nghĩ không thể không xét đến. Trẻ mà không học thì khi lớn lên không có tài năng gì. Già mà không chỉ dạy người, khi chết rồi không ai tưởng nghĩ đến mình. Khi giàu có mà không đem của giúp người thì lúc cùng quẫn không ai giúp mình. Cho nên người quân tử lúc trẻ nghĩ đến tuổi già mà lo học, lúc già nghĩ đến cái chết mà lo dạy người, lúc thịnh nghĩ đến lúc suy mà lo giúp người”. Sách Đại học xưa cũng dạy rằng: từ vua đến dân ai cũng phải lây tự sửa mình làm gốc vì kết quả học vấn là biểu hiện rõ nhất của phép tu thân. Muốn hoàn thiện mình, quan trọng nhất phải giữ được tâm và ý. Giữ được tâm cho chính tức là không bị chi phối và điều khiển của tức giận, sợ hãi, vui say. Còn khi tâm đã loạn thì mắt trông không thấy, tai nghe không hiểu, mồm ăn không biết mùi vị. Giữ được ý cho thành nghĩa là không bao giờ tự lừa dối mình, đối với mọi việc đều thành thực như như ghét mùi thối, yêu sắc đẹp. Nho giáo lấy thành ý là chìa khóa của phép tư thân. Khi đã biết cách sửa được mình thì biểu hiện đầu tiên là không làm điều gì bất thường, trái đạo, không dùng lời nói khéo mà hại đạo đức, không nóng nảy làm bậy, không bo bo tính lấy lợi ích của riêng mình, tuy ai cũng muốn có phẩm giá nhưng không được dựa trên danh lợi phi nghĩa. Đã là người quân tử thì không bao giờ thấy điều lợi mà bỏ việc nghĩa, nếu làm việc phi nghĩa mà được phú quý thì đành chịu bần tiện còn hơn. Sách Luận ngữ nhận xét: “Quân tử lo nghĩ giữ đức hạnh, tiểu nhân chỉ nghĩ đến địa vị mình. Quân tử nghĩ sợ pháp luật, tiểu nhân chỉ nghĩ đến sự lợi lộc. Quân tử có tính cách trung hoà mà không a dua bè phái, tiểu nhân thích a dua bè phái mà không có tính dung hoà”. Vì vậy mà trong mọi hoàn cảnh, người quân tử đều tím thấy niềm vui kể cả khi ăn gạo hẩm, uống nước lã, nằm đất. Ngoài ra, người quân tử có học vấn thật sự còn biết tuỳ vị trí và cảnh ngộ của bản thân để ứng xử cho đúng. Phú quý thì hành lễ theo cách phú quý, bần tiện thì hành xử theo cảnh bần tiện, gặp người hoang dã thì đối xử theo cách hoang dã, khi lâm nạn thì hành động theo cảnh ngộ hoạn nạn. Trong mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện đểu biết cách ứng xử cho thích hợp, đó là thành quả của học vấn, hiểu biết, giáo dục trong đối nhân xử thế của người quân tử, như Mạnh tử đã nói: “Người quân tử lấy đức nhân làm nhà ở, lấy đức nghĩa làm đường đi, lấy lễ làm cửa. Chỉ có mỗi người quân tử mới có thể đi đường ấy, ra vào cửa ấy mà thôi”.

Chọn tập
Bình luận