Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Nghị luận văn học: Nhận xét về thơ mới (1930 – 1945) Hoài Thanh viết ”Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế”. (theo cuốn thi nhân Việt Nam). Ý kiến của em về nhận xét trên

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

(…)

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm !

… Ai đã một lần yêu thơ hẳn đều sẽ nhớ đến mấy câu thơ trên của Xuân Diệu. Một trong những câu thơ mở đầu và tiêu biểu cho phong trào thơ mới của nền văn học VN từ năm 1930 – 1945. Đọc mấy câu thơ tôi như cảm thấy ẩn chứa trong đó một nỗi buồn e ấp, thầm kín, mang tính thời đại ma không thể thốt thành lời. Chỉ xin mượn lời Hoài Thanh để trải long mình: “Thục là thơ VN chưa bao giờ lại buồn và xôn xao như thế” !!! Cùng tìm hiểu và suy ngẫm về một giai đoạn lịch sử thơ VN để hiểu và yêu hơn cái vốn văn học Việt trong giai đoạn ấy.

Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế! Nhưng tôi xin tạm gác cái buồn ấy để nói them về cái gốc xuất xứ của nó…

Khác với mọi trường phái thi ca, Thơ mới ra đời với nhiều sự kiện và biến cố lịch sử to lớn. Phải chăng vì vậy mà nó có đến hai bản tuyên ngôn để khẳng định cho sự phát triển và tồn tại lâu dài của mình. Và lịc h sư cũng đã chúng minh điều đó, mười lăm năm – một khoảng thời gian vừa đủ để trưởng thành, phát triển và kịp thời khắc ghi dấu ấn trong lịch sử văn học VN. Xin được trích 11 câu thơ trong bài thơ” Cây đàn muôn điệu” của nhà văn Thế Lữ:

Tôi chỉ là một khách tình si

Ham vẻ đẹp có muôn hình, muôn thể

Mượn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽ

Và mượn cây đàn ngàn phím, tôi ca

Vẻ đẹp u trầm, đắm đuối, hay ngây thơ

Cũng như vẻ đẹp cao siêu, hùng tráng

Của non nước, của thi văn, tư tưởng…

(…..)

Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu

Với Nàng Thơ, tôi có bút muôn màu

Tôi muốn làm nhà nghệ sĩ nhiệm mầu

Lây thanh sắc trần gian làm tài liệu

 

Đó là mấy câu thơ trong bản tuyên ngôn thứ nhất. Còn với bản tuyên ngôn thứ hai, đó là “Cảm xúc” của Xuân Diệu – Một nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới.

Là thi sĩ là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

Để linh hồn ràng buộc với muôn dây

Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến

(…..)

Ta ấp ngực dò xem triều máu lê.

Nghìn trái tim mang trong một trái tim

Để hiểu vào giọng suối với lời chim

Tiếng mưa khóc lời reo tia nắng động

(…..)

Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ

Mà vạn vật là muôn đám nam châm

Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm

Sao lại trách người thơ tình lơi lả

Đọc hai bài thơ hẳn ai trong chúng ta cũng cảm nhận được rằng đặc điểm chung nhất của “Thơ mới” là “Trong thơ có cái tôi rất lớn!”. Và kể từ năm 1932, thơ mới bắt đầu phát triển nhanh chóng. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. Đó là tám nhà thơ ma theo tôi – một hoc sinh phổ thong cho là tiêu biểu nhất trong giai đoạn đó.

Thơ mới buồn, buồn nhiều. Phải chăng là mặt tiêu cực của Thơ mới, phải chăng cái buồn ấy là cái buồn ủy mị dẫn đến bi quan mất tin tưởng ? Thế Lữ buồn cả khi được thoát lên tiên. “Tiếng sáo thiên thai” dội vào lòng nhà thơ một nỗi buồn mênh mông xa vắng:

Tiếng đưa hiu hắt bên lòng

Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn !

Ở cõi trần Thế Lữ càng buồn. Nỗi lòng của Thế Lữ là nỗi “Nhớ rừng” của con hổ trong vườn bách thú:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới !

…Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu !

Nói về cái buồn của Chế Lan Viên “tất cả như vô nghĩa, tất cả không ngoài nghĩa khổ đau”. Một nỗi đau khổ triền miên của Chế Lan Viên!

Cái buồn trong thơ Hàn Mặc Tử phần lớn là cái buồn đau đời, không chỉ đau về tâm hồn mà đau cả về thể xác. Nhiều bài thơ của Hàn Mặc Tử là những tiếng kêu thương thống thiết.

Còn Xuân Diệu, nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới, Xuân Diệu viết:

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

(…)

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm !

Và có lẽ người hay buồn nhất là Huy Cận. Chính Huy Cận đã tự xưng ở câu mở đầu bài “Mai sau” viết năm 1940: “Chàng Huy Cận khi xưa hay buồn lắm.”

Huy Cận gọi những nỗi buồn ấy là “nỗi hiu quạnh của hồn buồn không có”.

Đến đây chúng ta đều thấy cái nỗi buồn của Thơ mới không phải là cái buồn ủy mị bạc nhược mà là cái buồn của những người có tâm huyết, đau buồn vì bế tắc chưa tìm ra lối thoát, cho nên một khi thấy ánh sáng của cách mạng, hầu hết các nhà thơ mới đều đi theo cách mạng và người đi theo cách mạng sớm nhất lại là người “khi xưa hay sầu lắm – Huy Cận”.

Thơ mới đã trở thành một di sản của văn học dân tộc. Đối xử với Thơ mới — tất nhiên là đối với những bài Thơ mới xuất sắc — phải như đối xử với những tinh hoa của di sản văn học dân tộc.

Thơ mới giờ đã là một dấu ấn của nền văn học dân tộc. Những sự kiện và thành tựu của nó sẽ là bài học và tri thức cho chúng toi bước vào đời dẫu về mặt thới gian nó đã là một khoảng cách quá lớn. Nhưng với niềm tin và những gì mà nó đạt được hôm nay, tôi và không ít người hẳn sẽ tin rằng thơ mới sẽ mãi sống trong long người đọc. Và với Hoài Thanh hẳn buồn nhưng không bị lụy, câu nói của ông hẳn sẽ thôi thúc không ít đọc giả tìm hiểu và them yêu thơ mới.!!!

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

(…)

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm !

… Ai đã một lần yêu thơ hẳn đều sẽ nhớ đến mấy câu thơ trên của Xuân Diệu. Một trong những câu thơ mở đầu và tiêu biểu cho phong trào thơ mới của nền văn học VN từ năm 1930 – 1945. Đọc mấy câu thơ tôi như cảm thấy ẩn chứa trong đó một nỗi buồn e ấp, thầm kín, mang tính thời đại ma không thể thốt thành lời. Chỉ xin mượn lời Hoài Thanh để trải long mình: “Thục là thơ VN chưa bao giờ lại buồn và xôn xao như thế” !!! Cùng tìm hiểu và suy ngẫm về một giai đoạn lịch sử thơ VN để hiểu và yêu hơn cái vốn văn học Việt trong giai đoạn ấy.

Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế! Nhưng tôi xin tạm gác cái buồn ấy để nói them về cái gốc xuất xứ của nó…

Khác với mọi trường phái thi ca, Thơ mới ra đời với nhiều sự kiện và biến cố lịch sử to lớn. Phải chăng vì vậy mà nó có đến hai bản tuyên ngôn để khẳng định cho sự phát triển và tồn tại lâu dài của mình. Và lịc h sư cũng đã chúng minh điều đó, mười lăm năm – một khoảng thời gian vừa đủ để trưởng thành, phát triển và kịp thời khắc ghi dấu ấn trong lịch sử văn học VN. Xin được trích 11 câu thơ trong bài thơ” Cây đàn muôn điệu” của nhà văn Thế Lữ:

Tôi chỉ là một khách tình si

Ham vẻ đẹp có muôn hình, muôn thể

Mượn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽ

Và mượn cây đàn ngàn phím, tôi ca

Vẻ đẹp u trầm, đắm đuối, hay ngây thơ

Cũng như vẻ đẹp cao siêu, hùng tráng

Của non nước, của thi văn, tư tưởng…

(…..)

Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu

Với Nàng Thơ, tôi có bút muôn màu

Tôi muốn làm nhà nghệ sĩ nhiệm mầu

Lây thanh sắc trần gian làm tài liệu

 

Đó là mấy câu thơ trong bản tuyên ngôn thứ nhất. Còn với bản tuyên ngôn thứ hai, đó là “Cảm xúc” của Xuân Diệu – Một nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới.

Là thi sĩ là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

Để linh hồn ràng buộc với muôn dây

Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến

(…..)

Ta ấp ngực dò xem triều máu lê.

Nghìn trái tim mang trong một trái tim

Để hiểu vào giọng suối với lời chim

Tiếng mưa khóc lời reo tia nắng động

(…..)

Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ

Mà vạn vật là muôn đám nam châm

Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm

Sao lại trách người thơ tình lơi lả

Đọc hai bài thơ hẳn ai trong chúng ta cũng cảm nhận được rằng đặc điểm chung nhất của “Thơ mới” là “Trong thơ có cái tôi rất lớn!”. Và kể từ năm 1932, thơ mới bắt đầu phát triển nhanh chóng. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. Đó là tám nhà thơ ma theo tôi – một hoc sinh phổ thong cho là tiêu biểu nhất trong giai đoạn đó.

Thơ mới buồn, buồn nhiều. Phải chăng là mặt tiêu cực của Thơ mới, phải chăng cái buồn ấy là cái buồn ủy mị dẫn đến bi quan mất tin tưởng ? Thế Lữ buồn cả khi được thoát lên tiên. “Tiếng sáo thiên thai” dội vào lòng nhà thơ một nỗi buồn mênh mông xa vắng:

Tiếng đưa hiu hắt bên lòng

Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn !

Ở cõi trần Thế Lữ càng buồn. Nỗi lòng của Thế Lữ là nỗi “Nhớ rừng” của con hổ trong vườn bách thú:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới !

…Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu !

Nói về cái buồn của Chế Lan Viên “tất cả như vô nghĩa, tất cả không ngoài nghĩa khổ đau”. Một nỗi đau khổ triền miên của Chế Lan Viên!

Cái buồn trong thơ Hàn Mặc Tử phần lớn là cái buồn đau đời, không chỉ đau về tâm hồn mà đau cả về thể xác. Nhiều bài thơ của Hàn Mặc Tử là những tiếng kêu thương thống thiết.

Còn Xuân Diệu, nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới, Xuân Diệu viết:

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

(…)

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm !

Và có lẽ người hay buồn nhất là Huy Cận. Chính Huy Cận đã tự xưng ở câu mở đầu bài “Mai sau” viết năm 1940: “Chàng Huy Cận khi xưa hay buồn lắm.”

Huy Cận gọi những nỗi buồn ấy là “nỗi hiu quạnh của hồn buồn không có”.

Đến đây chúng ta đều thấy cái nỗi buồn của Thơ mới không phải là cái buồn ủy mị bạc nhược mà là cái buồn của những người có tâm huyết, đau buồn vì bế tắc chưa tìm ra lối thoát, cho nên một khi thấy ánh sáng của cách mạng, hầu hết các nhà thơ mới đều đi theo cách mạng và người đi theo cách mạng sớm nhất lại là người “khi xưa hay sầu lắm – Huy Cận”.

Thơ mới đã trở thành một di sản của văn học dân tộc. Đối xử với Thơ mới — tất nhiên là đối với những bài Thơ mới xuất sắc — phải như đối xử với những tinh hoa của di sản văn học dân tộc.

Thơ mới giờ đã là một dấu ấn của nền văn học dân tộc. Những sự kiện và thành tựu của nó sẽ là bài học và tri thức cho chúng toi bước vào đời dẫu về mặt thới gian nó đã là một khoảng cách quá lớn. Nhưng với niềm tin và những gì mà nó đạt được hôm nay, tôi và không ít người hẳn sẽ tin rằng thơ mới sẽ mãi sống trong long người đọc. Và với Hoài Thanh hẳn buồn nhưng không bị lụy, câu nói của ông hẳn sẽ thôi thúc không ít đọc giả tìm hiểu và them yêu thơ mới.!!!

Chọn tập
Bình luận