Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Có lẽ, ai đọc tác phẩm “Chữ người tử tù” đều rung động cảm phục trước vẻ đẹp của người anh hùng Huấn Cao. 

Truyện kể về nhân vật Huấn Cao- một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình.Khi bị bắt giam ở nhà tù tỉnh Sơn, vì cảm mến trước tấm lòng viên quản ngục ông đã đồng ý cho chữ. Và đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Tình huống truyện vô cùng độc đáo. Huấn Cao là người cho chữ nhưng lại là tử tù chờ ngày ra pháp trường, viên quản ngục là người xin chữ nhưng đồng thời lại là người quản lí trại giam nơi giam giữ Huấn Cao. Cuộc gặp gỡ đã tạo nên tình thế vô cùng kịch tính, làm nổi bật lên vẻ đẹp rạng ngời của nhân vật Huấn Cao.

Trước hết để xây dựng hình tượng Huấn Cao, tác giả lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát ngoài đời – môt con người mà ông hằng yêu mến kính trọng. Cao Bá Quát đã từng sống một cuộc sống tung hoành ngang dọc, là người có tài ,có đức, văn hay chữ đẹp, dám đứng lên chống lại bọn thực dân phong kiến, bọn cường quyền. Phải chăng, Nguyễn Tuân đã mượn Huấn Cao để ca ngợi Cao Bá Quát và mặt khác dựa vào Cao Bá Quát, khái quá lên một hình tượng Huấn Cao mà cái đẹp của tài hoa hòa quyện với cái đẹp của khí phách. Dưới ngòi bút tài hoa và bút pháp lãng mạn, Nguyễn Tuân đã xây dựng lên một nhân vật lí tưởng, vì vậy nhân vật này đẹp nhất trong thế giới nhân vật ” vang bóng một thời”. Khi nói về Huấn Cao , nhà văn không đi vào miêu tả lai lịch xuất thân mà bằng cách miêu tả gián tiếp để dựng lên chân dung nhân vật. Đây là một cách miêu tả “vẽ mây nảy trăng”. Cái tài của Huấn Cao được xác nhận khi quản ngục vừa nhận được phiến trát nói về người tù sẽ đến đề lao của mình ” Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó không?” Quản ngục biết rằng chữ của ông Huấn ” đẹp lắm, vuông lắm”, “Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”. Qua đó, ta cũng thấy được thái độ trân trọng của tác giả với những bậc tài hoa và nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc.

Bên cạnh tài viết chữ đẹp Huấn Cao còn có tài bẻ khóa vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do. Như vậy Huấn Cao trở thành mối đe dọa cho bất cứ trại giam nào có vinh hạnh được giam giữ ông. Điều đó thể hiện một con người khát khao tự do, hoài bão tung hoành luôn đấu tranh cho chính nghĩa, chống lại triều đình phong kiến mục nát. Tất cả những tài năng đó làm thành một Huấn Cao có tầm lớn, đi vào lòng độc giả như một anh hùng, một trượng phu đã vượt lên tất cả cái bình thường nhỏ nhoi của cuộc đời để vẫy vùng để chọc trời khuấy nước. Nhưng trong cái xã hội phong kiến ấy thì Huấn Cao hiện lên là một anh hùng sa cơ lỡ vận. Nhưng người anh hùng này không giống những người anh hùng sa cơ lỡ vận khác mà ta đã bắt gặp trong thơ của Nguyễn Du khi nói về người anh hùng Từ Hải: ” Hùm thiêng gặp bước sa cơ cũng hèn ” và lại càng không giống tâm trạng con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ. Với Huấn Cao những ngày cuối cùng trong cuộc đời ông lại ngời lên khí phách của một đấng trượng phu, của một người anh hùng. Điều đó được thể hiện ngay trong tác phẩm khi ông được dẫn đến đề lao bằng hành động ” chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Hành động đó thể hiện cái uy của ông đối với những người bạn tù trước sự phản ứng và tuân thủ của họ đồng thời thể hiện thái độ khinh bạc của mình đối với bọn lính áp giải bởi bọn chúng cũng chỉ là hạng người tiểu lại giữ tù mà thôi.

Suốt nửa tháng ở trong trại giam tỉnh Sơn, ông đã được thầy trò viên quản ngục biệt đãi, đáp lại ông vẫn thản nhiên nhận rượu thịt và coi đó là cái hứng lúc sinh bình. Sau nửa tháng thì Huấn Cao mới đối mặt với viên quản ngục. Trước sự lễ phép của viên quản ngục, Huấn Cao đã đáp lại rằng: ” Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây “. Nó thể hiện thái độ rất khinh bạc của Huấn Cao đối với viên quản ngục. Cố ý sỉ nhục viên quản ngục trong lời nói và trong cách xưng hô “ta- nhà ngươi” thì ông sẵn sàng chờ đợi một trận lôi đình, báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của ngục quan – những trò đánh đập như cơm bữa của các trại giam lúc bấy giờ. Nhưng với ông cái chết chém ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thi oai này. Qua những hành động lời nói ta mới thấy được khí phách của một người anh hùng coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Nhưng câu chuyện lại làm cho người đọc cảm thấy bất ngờ khi viên quản ngục lại lễ phép lui ra lại còn hậu đãi ông và năm người bạn của ông hơn trước nữa. Và chính vì thế nó khiến cho tình huống truyện thêm kịch tính hơn nữa. Với Huấn Cao bền ngoài thì thản nhiên như thế nhưng bên trong ông lại đặt ra rất nhiều câu hỏi để lí giải cho sự biệt đãi bất thường, sự tươm tất ấy của viên quản ngục, bởi vì tất cả đã khai bên Ti niết rồi, hay viên quản ngục còn muốn thăm dò hay muốn đo lòng người hay sao… Nhưng đến khi hiểu được nỗi lòng và những sở nguyện cao quý của viên quản ngục rồi, trong tư thế “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” thì ông cho chữ viên quản ngục. Vậy phải có khí phách của người anh hùng thì ông mới có phong thái ung dung như thế.

Nếu chỉ thấy tài hoa và khí phách của Huấn Cao thì hình tượng nhân vật Huấn Cao sẽ thiếu đi sự gần gũi đối với mọi người. Nhà văn Nguyễn Tuân đã khắc họa một nét phẩm chất nữa là Huấn Cao có thiên lương trong sáng. Một con người bao dung độ lượng, trọng nghĩa khinh tài khiến cho Huấn Cao đẹp như một nhân vật huyền thoại và điều đó được tác giả thể hiện trong hoàn cảnh éo le nhất khi mà kịch tính của câu truyện được đưa lên đỉnh điểm. Đó là vào một buổi chiều lạnh, ngục quan nhận được công văn của quan Hình bộ Thượng thư rằng sẽ bắt giải Huấn Cao và những người bạn của ông vào kinh lãnh án vào sáng sớm hôm sau. Trong khi viên quản ngục lặng người đi thì Huấn Cao lại lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười. Ông suy nghĩ về tấm lòng về sự biệt đãi của thầy trò viên quản ngục đối với mình suốt một tháng qua và ông mỉm cười – cái nụ cười bao dung và độ lượng, để bằng lòng cho chữ viên quản ngục. Trước đây ông chỉ bằng lòng cho chữ những người bạn tri kỉ của mình nhưng ông lại bằng lòng cho chữ viên quản ngục như đang lấy tấm lòng của mình đáp lại tấm lòng của thầy Quản. Vì vậy ông nói mà như…” Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Chính vì vậy Huấn Cao đã bằng lòng cho chữ. Và đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Kẻ tử từ “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” đang “dậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ. Ở đây không còn là một Huấn Cao tử tù nữa. Chỉ còn một Huấn Cao tự do nhất, sống động nhất. Vẻ đẹp đó đã làm cho viên quản ngục “khúm núm cất những đòng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì “run run bưng chậu mực”. Cái tư thế ấy cho thấy viên quản ngục và thầy thơ lại cảm thấy mình thật nhỏ bé trước một nghệ sĩ tài hoa, một con người có khí phách anh hùng, một con người không vì vàng bạc mà ép mình cho chữ, một con người mà đến cảnh chém chết còn không sợ nhưng lại sợ “phụ một tấm lòng trong thiên hạ”.

Nhân vật Huấn Cao hiện lên với ba phẩm chất là một con người có tài hoa, khí phách và có thiên lương trong sáng, là một người anh hùng có trí có dũng có tâm. Qua đó, nhà văn muốn gửi gắm quan niệm về cái đẹp thông qua nhân vật này, đó là: con người lí tưởng trước hết là con người có tài có tầm cao văn hóa và biết làm đẹp cho đời bằng cái tài của mình. Cái tài phải đi song song với bản lĩnh khí phách. Thế nhưng con người có tài có khì phách chưa đủ mà còn phải có cái tâm trong sáng. Nhà văn Nguyễn Tuân rất coi trọng chữ “tâm” coi trọng thiên lương của mỗi con người. Đúng như nhà văn Nguyễn Du đã viết:

” Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

Cho nên với nhân vật Huấn Cao – một con ” Nhất sinh đê thủ bái mai hoa ” (cả đời chỉ biết cúi đầu trước vẻ đẹp của hoa mai ) nhưng vì có thiên lương trng sáng nên rất nâng niu, cảm kích, trân trọng trước tấm lòng “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” của viên quản ngục, sống giữa cái xấu xa cái ác mà vẫn hướng thiện. Không những thế Huấn Cao còn dàng cho viên quản ngục những lời khuyên rất chân thành: ” thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.” Nó giống như lời khuyên bảo của cha ông xưa: ” đói cho sạch, rách cho thơm”, dù ở bất kì nơi đâu cũng phải giữ cái đạo làm người. 

Với Nguyễn Tuân cái tâm luôn là gốc rễ của nhân cách là điểm xuất phát cũng là nơi đi đến của tài năng và khí phách con người. Đồng thời, nó còn có giá trị gợi lại nét bẳn sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị mai một và khẳng định phẩm chất trong sáng của con người:

“Bần tiện bất năng di

Phú quý bất năng dâm

Uy vũ bất năng khuất”

Nói tóm lại, Huấn Cao là một con người mang những phẩm chất tốt đẹp nhất. Tuy bị cầm tù về thể xác nhưng lại tự do về tâm hồn. Hay nói khác đi,Huấn Cao dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân là biểu tượng cho cái đẹp trong hoàn cảnh lịch sử đang đầy rẫy những cái xấu xa ,tội lỗi, biểu tượng cho thiên lương cao quý. Con người sống vượt lên những hiện thực tầm thường, tăm tối để toả sáng, để vĩnh cửu, để bất diệt, truyền cho người đời phẩm giá làm người, những phẩm giá tiêu biểu cho đạo lý dân tộc.

Dựng lên hình tượng Huấn Cao với vẻ đẹp rực rỡ tráng lệ giữa chốn lao tù ẩm thấp chật chội. Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm cảm phục sâu sắc đối với những người anh hùng xả thân vì nghĩa lớn. Nhà văn đã sử dụng ngòi bút tả thực đầy kịch tính kết hợp với việc khắc hoạ tính cách nhân vật và ngòi bút miêu tả phong cảnh hiện thực lẫn lãng mạn. Có thể nói “Chữ người tử tù” với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vời của Huấn Cao, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Có lẽ, ai đọc tác phẩm “Chữ người tử tù” đều rung động cảm phục trước vẻ đẹp của người anh hùng Huấn Cao. 

Truyện kể về nhân vật Huấn Cao- một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình.Khi bị bắt giam ở nhà tù tỉnh Sơn, vì cảm mến trước tấm lòng viên quản ngục ông đã đồng ý cho chữ. Và đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Tình huống truyện vô cùng độc đáo. Huấn Cao là người cho chữ nhưng lại là tử tù chờ ngày ra pháp trường, viên quản ngục là người xin chữ nhưng đồng thời lại là người quản lí trại giam nơi giam giữ Huấn Cao. Cuộc gặp gỡ đã tạo nên tình thế vô cùng kịch tính, làm nổi bật lên vẻ đẹp rạng ngời của nhân vật Huấn Cao.

Trước hết để xây dựng hình tượng Huấn Cao, tác giả lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát ngoài đời – môt con người mà ông hằng yêu mến kính trọng. Cao Bá Quát đã từng sống một cuộc sống tung hoành ngang dọc, là người có tài ,có đức, văn hay chữ đẹp, dám đứng lên chống lại bọn thực dân phong kiến, bọn cường quyền. Phải chăng, Nguyễn Tuân đã mượn Huấn Cao để ca ngợi Cao Bá Quát và mặt khác dựa vào Cao Bá Quát, khái quá lên một hình tượng Huấn Cao mà cái đẹp của tài hoa hòa quyện với cái đẹp của khí phách. Dưới ngòi bút tài hoa và bút pháp lãng mạn, Nguyễn Tuân đã xây dựng lên một nhân vật lí tưởng, vì vậy nhân vật này đẹp nhất trong thế giới nhân vật ” vang bóng một thời”. Khi nói về Huấn Cao , nhà văn không đi vào miêu tả lai lịch xuất thân mà bằng cách miêu tả gián tiếp để dựng lên chân dung nhân vật. Đây là một cách miêu tả “vẽ mây nảy trăng”. Cái tài của Huấn Cao được xác nhận khi quản ngục vừa nhận được phiến trát nói về người tù sẽ đến đề lao của mình ” Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó không?” Quản ngục biết rằng chữ của ông Huấn ” đẹp lắm, vuông lắm”, “Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”. Qua đó, ta cũng thấy được thái độ trân trọng của tác giả với những bậc tài hoa và nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc.

Bên cạnh tài viết chữ đẹp Huấn Cao còn có tài bẻ khóa vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do. Như vậy Huấn Cao trở thành mối đe dọa cho bất cứ trại giam nào có vinh hạnh được giam giữ ông. Điều đó thể hiện một con người khát khao tự do, hoài bão tung hoành luôn đấu tranh cho chính nghĩa, chống lại triều đình phong kiến mục nát. Tất cả những tài năng đó làm thành một Huấn Cao có tầm lớn, đi vào lòng độc giả như một anh hùng, một trượng phu đã vượt lên tất cả cái bình thường nhỏ nhoi của cuộc đời để vẫy vùng để chọc trời khuấy nước. Nhưng trong cái xã hội phong kiến ấy thì Huấn Cao hiện lên là một anh hùng sa cơ lỡ vận. Nhưng người anh hùng này không giống những người anh hùng sa cơ lỡ vận khác mà ta đã bắt gặp trong thơ của Nguyễn Du khi nói về người anh hùng Từ Hải: ” Hùm thiêng gặp bước sa cơ cũng hèn ” và lại càng không giống tâm trạng con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ. Với Huấn Cao những ngày cuối cùng trong cuộc đời ông lại ngời lên khí phách của một đấng trượng phu, của một người anh hùng. Điều đó được thể hiện ngay trong tác phẩm khi ông được dẫn đến đề lao bằng hành động ” chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Hành động đó thể hiện cái uy của ông đối với những người bạn tù trước sự phản ứng và tuân thủ của họ đồng thời thể hiện thái độ khinh bạc của mình đối với bọn lính áp giải bởi bọn chúng cũng chỉ là hạng người tiểu lại giữ tù mà thôi.

Suốt nửa tháng ở trong trại giam tỉnh Sơn, ông đã được thầy trò viên quản ngục biệt đãi, đáp lại ông vẫn thản nhiên nhận rượu thịt và coi đó là cái hứng lúc sinh bình. Sau nửa tháng thì Huấn Cao mới đối mặt với viên quản ngục. Trước sự lễ phép của viên quản ngục, Huấn Cao đã đáp lại rằng: ” Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây “. Nó thể hiện thái độ rất khinh bạc của Huấn Cao đối với viên quản ngục. Cố ý sỉ nhục viên quản ngục trong lời nói và trong cách xưng hô “ta- nhà ngươi” thì ông sẵn sàng chờ đợi một trận lôi đình, báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của ngục quan – những trò đánh đập như cơm bữa của các trại giam lúc bấy giờ. Nhưng với ông cái chết chém ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thi oai này. Qua những hành động lời nói ta mới thấy được khí phách của một người anh hùng coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Nhưng câu chuyện lại làm cho người đọc cảm thấy bất ngờ khi viên quản ngục lại lễ phép lui ra lại còn hậu đãi ông và năm người bạn của ông hơn trước nữa. Và chính vì thế nó khiến cho tình huống truyện thêm kịch tính hơn nữa. Với Huấn Cao bền ngoài thì thản nhiên như thế nhưng bên trong ông lại đặt ra rất nhiều câu hỏi để lí giải cho sự biệt đãi bất thường, sự tươm tất ấy của viên quản ngục, bởi vì tất cả đã khai bên Ti niết rồi, hay viên quản ngục còn muốn thăm dò hay muốn đo lòng người hay sao… Nhưng đến khi hiểu được nỗi lòng và những sở nguyện cao quý của viên quản ngục rồi, trong tư thế “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” thì ông cho chữ viên quản ngục. Vậy phải có khí phách của người anh hùng thì ông mới có phong thái ung dung như thế.

Nếu chỉ thấy tài hoa và khí phách của Huấn Cao thì hình tượng nhân vật Huấn Cao sẽ thiếu đi sự gần gũi đối với mọi người. Nhà văn Nguyễn Tuân đã khắc họa một nét phẩm chất nữa là Huấn Cao có thiên lương trong sáng. Một con người bao dung độ lượng, trọng nghĩa khinh tài khiến cho Huấn Cao đẹp như một nhân vật huyền thoại và điều đó được tác giả thể hiện trong hoàn cảnh éo le nhất khi mà kịch tính của câu truyện được đưa lên đỉnh điểm. Đó là vào một buổi chiều lạnh, ngục quan nhận được công văn của quan Hình bộ Thượng thư rằng sẽ bắt giải Huấn Cao và những người bạn của ông vào kinh lãnh án vào sáng sớm hôm sau. Trong khi viên quản ngục lặng người đi thì Huấn Cao lại lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười. Ông suy nghĩ về tấm lòng về sự biệt đãi của thầy trò viên quản ngục đối với mình suốt một tháng qua và ông mỉm cười – cái nụ cười bao dung và độ lượng, để bằng lòng cho chữ viên quản ngục. Trước đây ông chỉ bằng lòng cho chữ những người bạn tri kỉ của mình nhưng ông lại bằng lòng cho chữ viên quản ngục như đang lấy tấm lòng của mình đáp lại tấm lòng của thầy Quản. Vì vậy ông nói mà như…” Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Chính vì vậy Huấn Cao đã bằng lòng cho chữ. Và đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Kẻ tử từ “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” đang “dậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ. Ở đây không còn là một Huấn Cao tử tù nữa. Chỉ còn một Huấn Cao tự do nhất, sống động nhất. Vẻ đẹp đó đã làm cho viên quản ngục “khúm núm cất những đòng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì “run run bưng chậu mực”. Cái tư thế ấy cho thấy viên quản ngục và thầy thơ lại cảm thấy mình thật nhỏ bé trước một nghệ sĩ tài hoa, một con người có khí phách anh hùng, một con người không vì vàng bạc mà ép mình cho chữ, một con người mà đến cảnh chém chết còn không sợ nhưng lại sợ “phụ một tấm lòng trong thiên hạ”.

Nhân vật Huấn Cao hiện lên với ba phẩm chất là một con người có tài hoa, khí phách và có thiên lương trong sáng, là một người anh hùng có trí có dũng có tâm. Qua đó, nhà văn muốn gửi gắm quan niệm về cái đẹp thông qua nhân vật này, đó là: con người lí tưởng trước hết là con người có tài có tầm cao văn hóa và biết làm đẹp cho đời bằng cái tài của mình. Cái tài phải đi song song với bản lĩnh khí phách. Thế nhưng con người có tài có khì phách chưa đủ mà còn phải có cái tâm trong sáng. Nhà văn Nguyễn Tuân rất coi trọng chữ “tâm” coi trọng thiên lương của mỗi con người. Đúng như nhà văn Nguyễn Du đã viết:

” Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

Cho nên với nhân vật Huấn Cao – một con ” Nhất sinh đê thủ bái mai hoa ” (cả đời chỉ biết cúi đầu trước vẻ đẹp của hoa mai ) nhưng vì có thiên lương trng sáng nên rất nâng niu, cảm kích, trân trọng trước tấm lòng “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” của viên quản ngục, sống giữa cái xấu xa cái ác mà vẫn hướng thiện. Không những thế Huấn Cao còn dàng cho viên quản ngục những lời khuyên rất chân thành: ” thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.” Nó giống như lời khuyên bảo của cha ông xưa: ” đói cho sạch, rách cho thơm”, dù ở bất kì nơi đâu cũng phải giữ cái đạo làm người. 

Với Nguyễn Tuân cái tâm luôn là gốc rễ của nhân cách là điểm xuất phát cũng là nơi đi đến của tài năng và khí phách con người. Đồng thời, nó còn có giá trị gợi lại nét bẳn sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị mai một và khẳng định phẩm chất trong sáng của con người:

“Bần tiện bất năng di

Phú quý bất năng dâm

Uy vũ bất năng khuất”

Nói tóm lại, Huấn Cao là một con người mang những phẩm chất tốt đẹp nhất. Tuy bị cầm tù về thể xác nhưng lại tự do về tâm hồn. Hay nói khác đi,Huấn Cao dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân là biểu tượng cho cái đẹp trong hoàn cảnh lịch sử đang đầy rẫy những cái xấu xa ,tội lỗi, biểu tượng cho thiên lương cao quý. Con người sống vượt lên những hiện thực tầm thường, tăm tối để toả sáng, để vĩnh cửu, để bất diệt, truyền cho người đời phẩm giá làm người, những phẩm giá tiêu biểu cho đạo lý dân tộc.

Dựng lên hình tượng Huấn Cao với vẻ đẹp rực rỡ tráng lệ giữa chốn lao tù ẩm thấp chật chội. Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm cảm phục sâu sắc đối với những người anh hùng xả thân vì nghĩa lớn. Nhà văn đã sử dụng ngòi bút tả thực đầy kịch tính kết hợp với việc khắc hoạ tính cách nhân vật và ngòi bút miêu tả phong cảnh hiện thực lẫn lãng mạn. Có thể nói “Chữ người tử tù” với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vời của Huấn Cao, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

Chọn tập
Bình luận