Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Dàn ý cơ bản :

_ Định nghĩa “vô cảm” là gì? 

_ Tại sao lại gọi đó là 1 căn bệnh ( nhớ rằng là bệnh thì không phải là toàn xã hội đâu nhé ) 

_ Biểu hiện của căn bệnh này trong xã hội (vô tâm, sống chỉ biết mình thể hiện qua như bác sĩ, cán bộ nhà nước vô tâm với nhân dân…. ) 

_ Căn bệnh này sẽ có tác hại nào đối với bản thân mỗi người và rộng ra là cả cộng đồng, xã hộ . 

_ Cách chữa căn bệnh này theo bạn có thể là gì ? 

_ Với tư cách là 1 thanh niên trẻ của xã hội hiện đại, bạn đã đang và sẽ sống như thế nào để sống tích cực, không mắc phải căn bệnh “vô cảm” 

Tham khảo thêm:

Hiện nay, nhiều người dân Việt – nhất là tầng lớp thanh niên- mắc bệnh vô cảm. Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày.

Bệnh thể hiện ở những hiện tượng sau:

– Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn.

– Thấy người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước những khuyết tật của họ.

– Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết.

– Các cán bộ đã giàu sang nhưng vẫn tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. Trên các báo có đưa nhiều tin về những người bị lấy đất nhưng không được giải quyết thỏa đáng, có người liên tục mấy năm phải đội đơn đi kêu mà không ai giải quyết.

– Có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật , những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên. Trường hợp một bà mẹ già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận, khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được.

Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết. Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là “thương người như thể thương thân”.

Hoặc:

Đó là căn bệnh không có trong danh mục của ngành y, nhưng “những điều trông thấy” luôn “làm đau đớn lòng”. Xin được mạn phép liệt kê ra vài triệu chứng: 

* Ở giữa đường phố nọ có cái nắp cống bị cập kênh giống như một cái bẫy. Người xe nườm nượp, ai ngã mặc ai. Chẳng ai sửa lại cho an toàn!? 

* Ngày nay, con trẻ chúng ta “gùi” sách vở đến trường nặng như gùi hàng lậu ở biên giới. Tối ngày sấp ngửa học thêm tựa đánh vật, mà người lớn cứ dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra!? 

* Một công trình kiến trúc thô kệch, một nhóm tượng thô thiển, một danh lam thắng cảnh bị xâm hại, nhưng cứ ngang nhiên tồn tại, thách thức, trêu ngươi quốc hồn, quốc túy giữa thanh thiên bạch nhật. 

* Thấy một vụ tai nạn giao thông, dù chỉ sây sát nhẹ hay phải “đắp chiếu”, mọi người xúm xít kéo đến xem đông nghịt. Mặc cho các nạn nhân dù đang nằm bất tỉnh, hay đang võ mồm, võ chân, tay với nhau bươu đầu, mẻ trán… Mọi người vẫn thờ ơ!? 

* Một cuộc biểu diễn nghệ thuật được tường thuật trực tiếp trên truyền hình nhạt nhẽo, cẩu thả đến mức người ta phải “xin” từng tràng pháo tay lẹt đẹt. Vậy mà đồng nghiệp, công chúng vẫn chẳng có phản ứng gì!? 

* Một chuyện cười ra nước mắt nữa là có nỗi oan của một công dân thiêu đốt thời gian hơn 10 năm chạy kiện, lê bước hàng ngàn cây số qua các cửa, viết và sao chụp hàng chục cân đơn từ để đòi lẽ phải, công bằng. Thế mà, những người có trách nhiệm xét xử vẫn phán theo một kiểu tư duy kỳ lạ “sống chết mặc bay”!? 

Rồi những công chức với vẻ mặt tỉnh khô trước nỗi bức xúc của người dân. Họ có thể là người đang ăn lương Nhà nước, lậu Giời. Nhưng giữa họ và cuộc sống đích thực (những vấn đề sát sườn của nhân dân) còn rất xa. Khoảng cách ấy lâu ngày sinh ra căn bệnh vô cảm, vô cảm với chính trách nhiệm của mình và những gì đang diễn ra trong đời sống của cộng đồng.

Dàn ý cơ bản :

_ Định nghĩa “vô cảm” là gì? 

_ Tại sao lại gọi đó là 1 căn bệnh ( nhớ rằng là bệnh thì không phải là toàn xã hội đâu nhé ) 

_ Biểu hiện của căn bệnh này trong xã hội (vô tâm, sống chỉ biết mình thể hiện qua như bác sĩ, cán bộ nhà nước vô tâm với nhân dân…. ) 

_ Căn bệnh này sẽ có tác hại nào đối với bản thân mỗi người và rộng ra là cả cộng đồng, xã hộ . 

_ Cách chữa căn bệnh này theo bạn có thể là gì ? 

_ Với tư cách là 1 thanh niên trẻ của xã hội hiện đại, bạn đã đang và sẽ sống như thế nào để sống tích cực, không mắc phải căn bệnh “vô cảm” 

Tham khảo thêm:

Hiện nay, nhiều người dân Việt – nhất là tầng lớp thanh niên- mắc bệnh vô cảm. Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày.

Bệnh thể hiện ở những hiện tượng sau:

– Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn.

– Thấy người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước những khuyết tật của họ.

– Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết.

– Các cán bộ đã giàu sang nhưng vẫn tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. Trên các báo có đưa nhiều tin về những người bị lấy đất nhưng không được giải quyết thỏa đáng, có người liên tục mấy năm phải đội đơn đi kêu mà không ai giải quyết.

– Có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật , những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên. Trường hợp một bà mẹ già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận, khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được.

Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết. Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là “thương người như thể thương thân”.

Hoặc:

Đó là căn bệnh không có trong danh mục của ngành y, nhưng “những điều trông thấy” luôn “làm đau đớn lòng”. Xin được mạn phép liệt kê ra vài triệu chứng: 

* Ở giữa đường phố nọ có cái nắp cống bị cập kênh giống như một cái bẫy. Người xe nườm nượp, ai ngã mặc ai. Chẳng ai sửa lại cho an toàn!? 

* Ngày nay, con trẻ chúng ta “gùi” sách vở đến trường nặng như gùi hàng lậu ở biên giới. Tối ngày sấp ngửa học thêm tựa đánh vật, mà người lớn cứ dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra!? 

* Một công trình kiến trúc thô kệch, một nhóm tượng thô thiển, một danh lam thắng cảnh bị xâm hại, nhưng cứ ngang nhiên tồn tại, thách thức, trêu ngươi quốc hồn, quốc túy giữa thanh thiên bạch nhật. 

* Thấy một vụ tai nạn giao thông, dù chỉ sây sát nhẹ hay phải “đắp chiếu”, mọi người xúm xít kéo đến xem đông nghịt. Mặc cho các nạn nhân dù đang nằm bất tỉnh, hay đang võ mồm, võ chân, tay với nhau bươu đầu, mẻ trán… Mọi người vẫn thờ ơ!? 

* Một cuộc biểu diễn nghệ thuật được tường thuật trực tiếp trên truyền hình nhạt nhẽo, cẩu thả đến mức người ta phải “xin” từng tràng pháo tay lẹt đẹt. Vậy mà đồng nghiệp, công chúng vẫn chẳng có phản ứng gì!? 

* Một chuyện cười ra nước mắt nữa là có nỗi oan của một công dân thiêu đốt thời gian hơn 10 năm chạy kiện, lê bước hàng ngàn cây số qua các cửa, viết và sao chụp hàng chục cân đơn từ để đòi lẽ phải, công bằng. Thế mà, những người có trách nhiệm xét xử vẫn phán theo một kiểu tư duy kỳ lạ “sống chết mặc bay”!? 

Rồi những công chức với vẻ mặt tỉnh khô trước nỗi bức xúc của người dân. Họ có thể là người đang ăn lương Nhà nước, lậu Giời. Nhưng giữa họ và cuộc sống đích thực (những vấn đề sát sườn của nhân dân) còn rất xa. Khoảng cách ấy lâu ngày sinh ra căn bệnh vô cảm, vô cảm với chính trách nhiệm của mình và những gì đang diễn ra trong đời sống của cộng đồng.

Chọn tập
Bình luận