Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Phân tích nhân vật ông Quán trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” (trích Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Gợi ý bài:

1. Cái ghét của ông quán

Mượn điển tích, điển cố trong sử sách, tác giả bộc lộ thái độ căm ghét rất quyết liệt những thế lực xấu xa làm hại dân. Đó là những cái Ác.

Điệp từ ghét càng có ý nghĩa nhấn mạnh thái độ và biểu lộ tính cách bộc trực thẳng thắng của người nói. Biện pháp tăng tiến cho thấy không chỉ oán ghét mà là căm thù. Thật ra là căm thù.

Câu thơ nào cũng hàm ý giải thích vì sao mà ghét. Vì hại dân. Xuất phát từ quyền lợi của nhân dân để đánh giá hành vi của những kẻ xấu xa. Lập trường nhân dân đã đem đến cái nhìn khách quan, minh bạch khi thẩm bình lịch sử, thể hiện tư tưởng nhân dân tiến bộ của nhà thơ. Tất cả đều bắt nguồn từ lòng thương dân sâu sắc.

2. Cái thương của ông quán

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.

Cùng vì thương mà mới ghét. Thương là chính. Trong ghét đã có thương. Thương dân lầm than, nhọc nhằn, bối rối, khổ đau.

Đối cực với ghét, ông quán đã thương những con người cụ thể, thuộc về cái Thiện. Những con người tài cao, đức trọng, có hoài bão giúp dân, giúp nước nhưng công nghiệp không thành. Tình thương ở đây rộng lớn hơn tình thương dân, nâng lên tình bác ái. Vì họ không thành sự nghiệp nên dân mới khổ, ấy là thương dân. Và thương chính những con người tài năng, đức độ mà bất hạnh ấy là tình bác ái.

Điệp từ thương đã bộc lộ nỗi lòng thống thiết của ông quán, bởi ông quán có thương mình trong đó.

Lời lẽ của ông quán có vẻ “sách vở” nhưng tâm tư lại hướng về cuộc đời, nói lên những điều ấp ủ tận tâm can trong đó có sự day dứt của đời mình nên giọng thơ có sức truyền cảm mãnh liệt: Ghét cay ghét đắng ghét vào tới tâm, Thương là thương…

Tiếng nói tình cảm xuất phát tự đáy lòng, yêu ghét rạch ròi nên dù có nói chuyện sử sách bên Tàu, lời lẽ mộc mạc nhưng lời thơ không hề khô khan, gượng gạo mà da diết, chứa chan; tạo ra sức hút đối với người đọc, tạo nên đặc điểm riêng trong bút pháp trữ tình của nhà thơ Đồ Chiểu.

Đoạn thơ cũng góp phần thể hiện rõ tính cách người Nam Bộ: bộc trực, thẳng thắng, tình cảm nồng nàn nguyên sơ.

Nhân vật ông quán là sự hoá thân của tác giả, bên trong thái độ yêu ghét phân minh ấy là tình cảm đạo đức trong sáng cao cả. Đả phá cái Ác, bênh vực cái Thiện trên lập trường nhân dân, vì quyền lợi của dân nên tư tưởng bao trùm đoạn trích là tình yêu thương nhân dân.

Đoạn thơ nhiều điển cố xen với ngôn từ bình dân, giọng điệu giàu sức truyền cảm, thuyết phục nhờ sử dụng điệp từ… Tất cả tạo ra đặc điểm riêng trong ngòi bút trữ tình của Đồ Chiểu.

Gợi ý bài:

1. Cái ghét của ông quán

Mượn điển tích, điển cố trong sử sách, tác giả bộc lộ thái độ căm ghét rất quyết liệt những thế lực xấu xa làm hại dân. Đó là những cái Ác.

Điệp từ ghét càng có ý nghĩa nhấn mạnh thái độ và biểu lộ tính cách bộc trực thẳng thắng của người nói. Biện pháp tăng tiến cho thấy không chỉ oán ghét mà là căm thù. Thật ra là căm thù.

Câu thơ nào cũng hàm ý giải thích vì sao mà ghét. Vì hại dân. Xuất phát từ quyền lợi của nhân dân để đánh giá hành vi của những kẻ xấu xa. Lập trường nhân dân đã đem đến cái nhìn khách quan, minh bạch khi thẩm bình lịch sử, thể hiện tư tưởng nhân dân tiến bộ của nhà thơ. Tất cả đều bắt nguồn từ lòng thương dân sâu sắc.

2. Cái thương của ông quán

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.

Cùng vì thương mà mới ghét. Thương là chính. Trong ghét đã có thương. Thương dân lầm than, nhọc nhằn, bối rối, khổ đau.

Đối cực với ghét, ông quán đã thương những con người cụ thể, thuộc về cái Thiện. Những con người tài cao, đức trọng, có hoài bão giúp dân, giúp nước nhưng công nghiệp không thành. Tình thương ở đây rộng lớn hơn tình thương dân, nâng lên tình bác ái. Vì họ không thành sự nghiệp nên dân mới khổ, ấy là thương dân. Và thương chính những con người tài năng, đức độ mà bất hạnh ấy là tình bác ái.

Điệp từ thương đã bộc lộ nỗi lòng thống thiết của ông quán, bởi ông quán có thương mình trong đó.

Lời lẽ của ông quán có vẻ “sách vở” nhưng tâm tư lại hướng về cuộc đời, nói lên những điều ấp ủ tận tâm can trong đó có sự day dứt của đời mình nên giọng thơ có sức truyền cảm mãnh liệt: Ghét cay ghét đắng ghét vào tới tâm, Thương là thương…

Tiếng nói tình cảm xuất phát tự đáy lòng, yêu ghét rạch ròi nên dù có nói chuyện sử sách bên Tàu, lời lẽ mộc mạc nhưng lời thơ không hề khô khan, gượng gạo mà da diết, chứa chan; tạo ra sức hút đối với người đọc, tạo nên đặc điểm riêng trong bút pháp trữ tình của nhà thơ Đồ Chiểu.

Đoạn thơ cũng góp phần thể hiện rõ tính cách người Nam Bộ: bộc trực, thẳng thắng, tình cảm nồng nàn nguyên sơ.

Nhân vật ông quán là sự hoá thân của tác giả, bên trong thái độ yêu ghét phân minh ấy là tình cảm đạo đức trong sáng cao cả. Đả phá cái Ác, bênh vực cái Thiện trên lập trường nhân dân, vì quyền lợi của dân nên tư tưởng bao trùm đoạn trích là tình yêu thương nhân dân.

Đoạn thơ nhiều điển cố xen với ngôn từ bình dân, giọng điệu giàu sức truyền cảm, thuyết phục nhờ sử dụng điệp từ… Tất cả tạo ra đặc điểm riêng trong ngòi bút trữ tình của Đồ Chiểu.

Chọn tập
Bình luận