Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Bình Ngô đại cáo)

Nguyễn Trãi viết như vậy để chứng tỏ rằng nhân tài là một yếu tố không thể thiếu xuyên suốt lịch sử vẻ vang của dân tộc. Nhưng tại sao vậy. Tại vì “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.” Đó là nhận định rất có giá trị của Thân Nhân Trung trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – 1442 . Vậy thực sự hiền tài có là nguyên khí quốc gia hay không? Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã từng quan niệm nguyên khí của quốc gia vừa là khát vọng, vừa là sức sống của dân tộc. 

Vậy chúng ta quan niệm thế nào là “người hiền tài”? Người hiền tài là người học rộng, tài cao, có đạo đức và luôn muốn đóng góp công sức mình cho sự phát triển của nước nhà. Người tài đóng vai trò trong sáng tạo ra các giá trị văn hóa, các công nghệ hiện đại. Có thể nói đó là yếu tố cốt lõi làm nên sự sống còn của mỗi quốc gia. “Nguyên khí” là chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. Vậy “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” có nghĩa là: Hiền tài, chính là phần cốt lõi, chất ban đầu để làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước. Quốc gia có nhiều hiền tài và biết sử dụng hiền tài thì sẽ phát triển vững mạnh.

Người xưa có câu: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Thịnh suy của mỗi triều đại, quốc gia không thể tách rời khỏi yếu tố con người. Các triều đại Trung Hoa như nhà Hán có Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà giúp sức đã đánh bại Hạng Vũ thống nhất Trung Hoa. Nhà Tống có Bao Công, Dương Gia tướng giúp vượt qua cơn nguy nan… Ở nước ta, cũng không phải ngoại lệ. Triều Trần, các danh tướng như Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, đã khắc ghi vào những trang sử vẻ vang của dân tộc qua ba lần chống Nguyên Mông. Nhưng đến triều Hồ rồi triều Nguyễn mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không đưa đất nước thoát khỏi nạn ngoại xâm vì không có nhân tài phò trợ.

Lịch sử nhân loại, việc dùng người mỗi thời khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử, thời thế và vai trò, nhiệm vụ. Người chân chính có thực tài thật là hiếm hoi, cần phải biết tìm, biết trân trọng. 

Đất nước ta, từ xưa đến nay lúc nào cũng nhiều người hiền tài, tuy nhiên từng thời kỳ, từng lúc mà người hiền tài đó được khơi ra như thế nào. Có nghĩa là khi được quan tâm, trọng dụng thì hiền tài sẽ có nhiều. Người có học vấn thường có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn người thường. Thời phong kiến, ở nước ta đã có biết bao bài học khi biết trọng dụng trí thức thì công cuộc bảo vệ tổ quốc, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước phát triển rất hiệu quả nhờ tầng lớp trí thức khơi dậy, hoà đồng với nhân dân xã thân vì nghiệp lớn. “Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn, “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” là một bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt khẳng định chủ quyền của đất nước, Nguyễn Trãi với bảng hùng văn lịch sử “Bình Ngô đại cáo” là minh chứng cho sự sáng suốt của các bậc tiền nhân biết quý trọng, coi trọng và sử dụng tri thức trong các cuộc chiến tranh trên mật trận trí tuệ.

Thời kỳ cách mạng còn trong “trứng nước” Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với tư duy, tầm nhìn sáng suốt và uy tín to lớn đã cảm hóa, thuyết phục được nhiều nhân sĩ, trí thức tiêu biểu tham gia khối đại đoàn kết dân tộc bất chấp hiểm nguy đi theo cách mạng, hy sinh cho nghiệp lớn. 

Cổ nhân đã dạy: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” có nghĩa là ngay cả người tầm thường cũng phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của đất nước. Trí thức lại càng phải có trách nhiệm hơn thế!. Ngày nay, tiếp tục truyền thống của cha ông, trí thức cần được rèn luyện để trở thành hiền tài có vai trò và trách nhiệm cống hiến tài năng vào tiến trình phát triển đất nước. Tri thức thời nay là tầng lớp tinh hoa của xã hội, sáng tạo ra các giá trị tinh thần, tôn trọng chân lý nhưng được nâng lên tầm cao mới theo tư duy của xã hội dân chủ và phù hợp với thời đại toàn cầu hóa của nền kinh tế tri thức. 

Với những công lao đóng góp cho đất nước, thế nên, nhà nước đã làm hết sức để khuyến khích, tìm kiếm nhân tài. Ban mũ áo, tước vị, cho vinh quy bái tổ và khắc lên đá để lưu danh ngàn đời. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một minh chứng sống động cho điều ấy.

Chúng ta tin vào sức năng động tự thân của dân tộc, sự sáng tạo và bền bỉ của giới trí thức như ngọn lửa bùng lên để những người có trọng trách biết suy nghĩ, trọng dụng, quy tụ, sử dụng đội ngũ trí thức, nhất là các bậc trí thức lão thành, tâm huyết có kinh nghiệm, bản lãnh hiến kế cho tiến trình xây dựng đất nước. Các bậc trí thức hàng đầu của đất nước, theo quy luật của tạo hóa sẽ có lúc phải ngừng nghỉ, đó là khoảng trống mênh mông để lại.

Ở các nước tiên tiến, người ta bỏ tiền mua bảo hiểm xe hơi, y tế, nhà cửa, kể cả đôi chân cầu thủ hay vòng một của người đẹp nếu cần. Còn đối với quốc gia thì càng có nhiều người tài thì đất nước ấy có bảo hiểm với trị giá rất cao. Nước Việt ta tuy là một nước nhỏ nhưng cũng không ít nhân tài. Người Việt có mặt ở các lĩnh vực khoa học và đứng đầu trong những nơi tầm cỡ thế giới. Suy ngẫm về tình hình hiện tại của đất nước, dễ dàng nhận thấy những người giỏi hay nhận đc ưu đãi là “du học”, nhưng liệu bao nhiêu trong số đó sẽ trở về nước, hay sẽ ở lại cống hiến cho nước sở tại? Nếu nhà nước có một chính sách đãi ngộ nhân tài thì Việt Nam sẽ thành một Nhật Bản hoặc một Singapore thứ hai là một điều không xa vời

Nhìn xa hơn, hiền tài phải được hướng tới lớp người trẻ tuổi bởi vì họ mới là lớp người có khả năng tiếp thu cái mới, sáng tạo, phụng sự đất nước khi còn sung sức. Khơi nguồn hiền tài từ lớp trẻ, đặc biệt là tuổi trẻ trí thức là con đường lâu dài và đúng đắn nhất. Cần tạo môi trường cho trí thức làm việc, phát huy năng lực, đãi ngộ xứng đáng công sức, thành quả họ mang lại. Tuy nhiên, vẫn có luồng ý kiến, trí thức chân chính không cần đãi ngộ, họ sẽ tự biết tìm cách để sáng tạo và tự sử dụng mình vào những công việc hữu ích cho tổ quốc. 

Hiểu xưa để biết nay, như lời người xưa “biết rõ dĩ vãng, rộng nhìn tương lai”, thiết nghĩ chúng ta nên phải tổ chức lại việc cầu hiền tài trong thời đại mới. Hiện nay, mặc dù đã có nhiều tỉnh thành quyết tâm thực hiện việc chiêu hiền đãi sĩ, nhưng việc này chưa thực sự có hiệu quả. Chưa có ai thống kê được các tỉnh thành đó đã đón được bao nhiêu nhân tài về làm việc. Quan niệm về nhân tài hiện nay cũng chưa được đưa ra một cách thống nhất. Người ta vẫn coi các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở các Đại học là những nhân tài, cần được trải thảm đỏ đón về, mà không hiểu rằng việc có kết quả xuất sắc ấy, nhiều khi chỉ là “học gạo”. Lại cũng có những bạn trẻ tài năng than rằng, thảm đỏ có trải ra thật, nhưng bước lên đó lại đầy chông gai.

Để chiêu dụ nhân tài, các tỉnh thường đưa ra các tiêu chí về học hàm học vị, nhưng thực chất của các học hàm học vị đó ra sao thì không ai kiểm chứng được. Để chiêu dụ nhân tài, các tỉnh thường đưa ra các ưu đãi như: cấp cho các căn hộ, trả lương ở mức cao, bổ nhiệm cho chức vụ… Nhưng những người tài cao vẫn chỉ về rồi lại đi. Họ vấp phải một môi trường làm việc cũ kỹ, không phát huy được trí lực của bản thân họ. Họ không muốn bị biến thành một công chức “sáng vác ô đi, tối vác về”. Họ lại ra đi! Vì nhà cửa, tiền lương, chức vụ không phải là cái mà người tài bận tâm trước nhất!

Sao người tài khó biết và khó dùng vậy?

Nếu chúng ta hiểu một cách sâu xa chân lý “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” không cần phải đốt đuốc lên mới thấy được người có thực tài mà chỉ cần có kế sách cụ thể, thực sự trân trọng tài năng, khiêm nhường mời gọi người tâm huyết để khơi nguồn hiền tài còn rất nhiều tiềm năng của đất nước để làm cho đất nước hưng thịnh và hiền tài ngày một nhiều thêm. 

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.” đó không chỉ là một triết lí đúng của người xưa mà còn chính xác đối với thời nay. Vì vậy mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường cần có biện pháp giáo dục để thế hệ trẻ sẽ phát huy hết tiềm năng phục vụ cho đất nước.

Tư tưởng Thân Nhân Trung từ hơn năm thế kỉ trước vẫn còn đúng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trước kia, bây giờ và mãi mãi sau này “hiền tài” luôn là “nguyên khí” của quốc gia, là nguồn tài nguyên và động lực to lớn để đất nước đi lên. Ngày nay có thể hiểu hiền tài không chỉ là trí thức, mà là tất cả những ai có năng lực, có tâm huyết và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho dân tộc. Quốc gia nào muốn trường tồn thì phải làm theo đúng tư tưởng ấy mà thôi.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Bình Ngô đại cáo)

Nguyễn Trãi viết như vậy để chứng tỏ rằng nhân tài là một yếu tố không thể thiếu xuyên suốt lịch sử vẻ vang của dân tộc. Nhưng tại sao vậy. Tại vì “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.” Đó là nhận định rất có giá trị của Thân Nhân Trung trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – 1442 . Vậy thực sự hiền tài có là nguyên khí quốc gia hay không? Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã từng quan niệm nguyên khí của quốc gia vừa là khát vọng, vừa là sức sống của dân tộc. 

Vậy chúng ta quan niệm thế nào là “người hiền tài”? Người hiền tài là người học rộng, tài cao, có đạo đức và luôn muốn đóng góp công sức mình cho sự phát triển của nước nhà. Người tài đóng vai trò trong sáng tạo ra các giá trị văn hóa, các công nghệ hiện đại. Có thể nói đó là yếu tố cốt lõi làm nên sự sống còn của mỗi quốc gia. “Nguyên khí” là chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. Vậy “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” có nghĩa là: Hiền tài, chính là phần cốt lõi, chất ban đầu để làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước. Quốc gia có nhiều hiền tài và biết sử dụng hiền tài thì sẽ phát triển vững mạnh.

Người xưa có câu: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Thịnh suy của mỗi triều đại, quốc gia không thể tách rời khỏi yếu tố con người. Các triều đại Trung Hoa như nhà Hán có Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà giúp sức đã đánh bại Hạng Vũ thống nhất Trung Hoa. Nhà Tống có Bao Công, Dương Gia tướng giúp vượt qua cơn nguy nan… Ở nước ta, cũng không phải ngoại lệ. Triều Trần, các danh tướng như Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, đã khắc ghi vào những trang sử vẻ vang của dân tộc qua ba lần chống Nguyên Mông. Nhưng đến triều Hồ rồi triều Nguyễn mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không đưa đất nước thoát khỏi nạn ngoại xâm vì không có nhân tài phò trợ.

Lịch sử nhân loại, việc dùng người mỗi thời khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử, thời thế và vai trò, nhiệm vụ. Người chân chính có thực tài thật là hiếm hoi, cần phải biết tìm, biết trân trọng. 

Đất nước ta, từ xưa đến nay lúc nào cũng nhiều người hiền tài, tuy nhiên từng thời kỳ, từng lúc mà người hiền tài đó được khơi ra như thế nào. Có nghĩa là khi được quan tâm, trọng dụng thì hiền tài sẽ có nhiều. Người có học vấn thường có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn người thường. Thời phong kiến, ở nước ta đã có biết bao bài học khi biết trọng dụng trí thức thì công cuộc bảo vệ tổ quốc, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước phát triển rất hiệu quả nhờ tầng lớp trí thức khơi dậy, hoà đồng với nhân dân xã thân vì nghiệp lớn. “Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn, “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” là một bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt khẳng định chủ quyền của đất nước, Nguyễn Trãi với bảng hùng văn lịch sử “Bình Ngô đại cáo” là minh chứng cho sự sáng suốt của các bậc tiền nhân biết quý trọng, coi trọng và sử dụng tri thức trong các cuộc chiến tranh trên mật trận trí tuệ.

Thời kỳ cách mạng còn trong “trứng nước” Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với tư duy, tầm nhìn sáng suốt và uy tín to lớn đã cảm hóa, thuyết phục được nhiều nhân sĩ, trí thức tiêu biểu tham gia khối đại đoàn kết dân tộc bất chấp hiểm nguy đi theo cách mạng, hy sinh cho nghiệp lớn. 

Cổ nhân đã dạy: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” có nghĩa là ngay cả người tầm thường cũng phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của đất nước. Trí thức lại càng phải có trách nhiệm hơn thế!. Ngày nay, tiếp tục truyền thống của cha ông, trí thức cần được rèn luyện để trở thành hiền tài có vai trò và trách nhiệm cống hiến tài năng vào tiến trình phát triển đất nước. Tri thức thời nay là tầng lớp tinh hoa của xã hội, sáng tạo ra các giá trị tinh thần, tôn trọng chân lý nhưng được nâng lên tầm cao mới theo tư duy của xã hội dân chủ và phù hợp với thời đại toàn cầu hóa của nền kinh tế tri thức. 

Với những công lao đóng góp cho đất nước, thế nên, nhà nước đã làm hết sức để khuyến khích, tìm kiếm nhân tài. Ban mũ áo, tước vị, cho vinh quy bái tổ và khắc lên đá để lưu danh ngàn đời. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một minh chứng sống động cho điều ấy.

Chúng ta tin vào sức năng động tự thân của dân tộc, sự sáng tạo và bền bỉ của giới trí thức như ngọn lửa bùng lên để những người có trọng trách biết suy nghĩ, trọng dụng, quy tụ, sử dụng đội ngũ trí thức, nhất là các bậc trí thức lão thành, tâm huyết có kinh nghiệm, bản lãnh hiến kế cho tiến trình xây dựng đất nước. Các bậc trí thức hàng đầu của đất nước, theo quy luật của tạo hóa sẽ có lúc phải ngừng nghỉ, đó là khoảng trống mênh mông để lại.

Ở các nước tiên tiến, người ta bỏ tiền mua bảo hiểm xe hơi, y tế, nhà cửa, kể cả đôi chân cầu thủ hay vòng một của người đẹp nếu cần. Còn đối với quốc gia thì càng có nhiều người tài thì đất nước ấy có bảo hiểm với trị giá rất cao. Nước Việt ta tuy là một nước nhỏ nhưng cũng không ít nhân tài. Người Việt có mặt ở các lĩnh vực khoa học và đứng đầu trong những nơi tầm cỡ thế giới. Suy ngẫm về tình hình hiện tại của đất nước, dễ dàng nhận thấy những người giỏi hay nhận đc ưu đãi là “du học”, nhưng liệu bao nhiêu trong số đó sẽ trở về nước, hay sẽ ở lại cống hiến cho nước sở tại? Nếu nhà nước có một chính sách đãi ngộ nhân tài thì Việt Nam sẽ thành một Nhật Bản hoặc một Singapore thứ hai là một điều không xa vời

Nhìn xa hơn, hiền tài phải được hướng tới lớp người trẻ tuổi bởi vì họ mới là lớp người có khả năng tiếp thu cái mới, sáng tạo, phụng sự đất nước khi còn sung sức. Khơi nguồn hiền tài từ lớp trẻ, đặc biệt là tuổi trẻ trí thức là con đường lâu dài và đúng đắn nhất. Cần tạo môi trường cho trí thức làm việc, phát huy năng lực, đãi ngộ xứng đáng công sức, thành quả họ mang lại. Tuy nhiên, vẫn có luồng ý kiến, trí thức chân chính không cần đãi ngộ, họ sẽ tự biết tìm cách để sáng tạo và tự sử dụng mình vào những công việc hữu ích cho tổ quốc. 

Hiểu xưa để biết nay, như lời người xưa “biết rõ dĩ vãng, rộng nhìn tương lai”, thiết nghĩ chúng ta nên phải tổ chức lại việc cầu hiền tài trong thời đại mới. Hiện nay, mặc dù đã có nhiều tỉnh thành quyết tâm thực hiện việc chiêu hiền đãi sĩ, nhưng việc này chưa thực sự có hiệu quả. Chưa có ai thống kê được các tỉnh thành đó đã đón được bao nhiêu nhân tài về làm việc. Quan niệm về nhân tài hiện nay cũng chưa được đưa ra một cách thống nhất. Người ta vẫn coi các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở các Đại học là những nhân tài, cần được trải thảm đỏ đón về, mà không hiểu rằng việc có kết quả xuất sắc ấy, nhiều khi chỉ là “học gạo”. Lại cũng có những bạn trẻ tài năng than rằng, thảm đỏ có trải ra thật, nhưng bước lên đó lại đầy chông gai.

Để chiêu dụ nhân tài, các tỉnh thường đưa ra các tiêu chí về học hàm học vị, nhưng thực chất của các học hàm học vị đó ra sao thì không ai kiểm chứng được. Để chiêu dụ nhân tài, các tỉnh thường đưa ra các ưu đãi như: cấp cho các căn hộ, trả lương ở mức cao, bổ nhiệm cho chức vụ… Nhưng những người tài cao vẫn chỉ về rồi lại đi. Họ vấp phải một môi trường làm việc cũ kỹ, không phát huy được trí lực của bản thân họ. Họ không muốn bị biến thành một công chức “sáng vác ô đi, tối vác về”. Họ lại ra đi! Vì nhà cửa, tiền lương, chức vụ không phải là cái mà người tài bận tâm trước nhất!

Sao người tài khó biết và khó dùng vậy?

Nếu chúng ta hiểu một cách sâu xa chân lý “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” không cần phải đốt đuốc lên mới thấy được người có thực tài mà chỉ cần có kế sách cụ thể, thực sự trân trọng tài năng, khiêm nhường mời gọi người tâm huyết để khơi nguồn hiền tài còn rất nhiều tiềm năng của đất nước để làm cho đất nước hưng thịnh và hiền tài ngày một nhiều thêm. 

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.” đó không chỉ là một triết lí đúng của người xưa mà còn chính xác đối với thời nay. Vì vậy mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường cần có biện pháp giáo dục để thế hệ trẻ sẽ phát huy hết tiềm năng phục vụ cho đất nước.

Tư tưởng Thân Nhân Trung từ hơn năm thế kỉ trước vẫn còn đúng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trước kia, bây giờ và mãi mãi sau này “hiền tài” luôn là “nguyên khí” của quốc gia, là nguồn tài nguyên và động lực to lớn để đất nước đi lên. Ngày nay có thể hiểu hiền tài không chỉ là trí thức, mà là tất cả những ai có năng lực, có tâm huyết và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho dân tộc. Quốc gia nào muốn trường tồn thì phải làm theo đúng tư tưởng ấy mà thôi.

Chọn tập
Bình luận