Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Huấn Cao là nhân vật lí tưởng của Nguyễn Tuân, một con người tài hoa, khí phách mà ông từng ôm ấp trong cuộc đời mình và dành nhiều tâm huyết và bút lực để xây dựng thành một hình tượng đẹp đẽ có sức tỏa sáng và truyền cảm mạnh mẽ đến người đọc.

Huấn Cao được xây dựng từ một nguyên mẫu có thực trong cuộc đời đó là:nhà thơ Cao Bá Quát nổi tiếng viết chữ đẹp một thời lại là con người khí phách kiên cường không chịu khuất phục trước cường quyền, bạo lực. Từ một nguyên mẫu vốn đã đẹp trong cuộc đời, bằng phương pháp điển hình hóa nghệ thuật, Nguyễn Tuân đã sáng tạo thành một hình tượng nhận vật Huấn Cao tuyệt đẹp có sức tỏa sáng.

Trước hết đó là vẻ đẹp của cái tài. Huấn Cao là con người rất tài hoa và cái tài ở đây chính là tài viết chữ đẹp của một nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp thời bấy giờ, khi con người có những thú vui tao nhã:thưởng thức chũ đẹp, trang trí chữ đẹp trong nhà( nghệ thuật thư pháp ngày nay cũng được phục hồi và nhiều người đã biết đến nó). Tài viết chữ đẹp của Huấn Cao đã được nguyễn Tuân miêu tả rất tài tình. Ở giai đoạn đầu miêu tả gián tiếp, đến đoạn cuối miêu tả trực tiếp bằng cách tả. Miêu tả gián tiếp qua lời trầm trồ, ca ngợi của viên quản ngục và thầy thơ lại về tài”viết chữ rất nhanh và rất đẹp ”của Huấn Cao, và nhất là bằng ước muốn tha thiết, cháy bỏng của viên quản ngục ”chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm.. có được chữ ông Huấn Cao mà treo, là một báu vật trên đời ”bởi vậy ”sở nguyện của viên quan ngục này là một ngày kia được treo ở nhà riêng mình mộ tcâu đố do tay ông Huấn Cao viết ” và bằng mọi cách viên quản ngục quyết xin cho được chữ ông Huấn Cao cho dù có phải nguy hiểm đến tính mạng mình. Như vậy Nguyễn tuân đã dùng nhân vật viên quản ngục (và thầy thơ lại) để gián tiếp gợi ca cái đẹp, của Huấn cao. Để rồi, cuối cùng bằng cách tả trực tiếp, người đọc càng ngạc nhiên thú vị trước cảnh ông Huấn Cao cho chữ viết quán ngục. Ông đã biểu diễn “tài viết chữ đẹp ”của mình trong môt hoàn cảnh không bình thường, không có án thư, ghế ngồi, không có đèn nến mà trong ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu khói bốc tỏa cay mắt thì ”một người tù đeo gông, chân vướng xiềng” vẫn ung dung, đĩnh đạc ”đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván” vẫn viết ra những nét chữ ”vuông vắn tươi tắn nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Trong những điều kiện bó buộc như vậy mà vẫn viết thành những con chữ đẹp đến thế thì mời thấy hết cái tài của Huấn Cao nhờ thủ pháp đặc tả của tác giả.

Một điều có ý nghĩa là cái tài lại gắn với cái tâm của nhân vật, và đây mới chính là vẻ đẹp rực rỡ, tỏa sáng nhất của Huấn Cao. Ở đây cái phục vụ cho cái tâm, là điều kiện để phục vụ cái tâm của Huấn Cao, chữ tâm kia mới bằng 3 chữ tài. Chúng ta đều biết Huấn Cao viết chữ đẹp nhưng không phải ai cũng cho chữ ”tính ông vốn khoảnh ”ông không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế ”Huấn Cao chỉ trân trọng những ai biết cái đẹp, cái tài. Kiêu sa là thế, nhưng chỉ hiểu rõ tấm lòng vàng ngọc của quản ngục, ông không chỉ vui vẻ nhận lời cho chữ mà con thốt lên những những câu thật chân thành ”ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn của các ngươi. Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiều chút nữa ta phụ mất tấm lòng trong thiên hạ”. Nhưng Huấn Cao không chỉ cho chữ để lại ”tấm lòng biệt nhỡn liên tài ”và “sở thích cao quý” của thầy quản ngục mà cái chính điều chủ yếu ông cho chữ để cứu người cứu mộ tngười lầm đường quay về với cuộc sống lương thiện.

Cho chữ để cứu người là cái tâm cao đẹp của Huấn Cao. Cái tâm đó không chỉ là lòng nhân ái mà nó còn có sức mạnh để cảm hóa lòng người. Ở đây cái tâmcuar Huấn cao đã cảm hóa được một con người lầm đường quay về với cuộc sống lương thiện khi ngục quan cảm động vái người tù một vái ”kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. tất cả đã tôn hình ảnh cao đẹp uy nghi lẫm liệt cùng cái tâm cao đẹp và trong sáng của Huấn Cao.

Cái tài hoa và cái tâm trong sáng, cao đẹp là những yếu tố làm nên khí phách anh hùngcủa nhân vật. Huấn Cao là một trang anh hùng dũng liệt hiếm có trên đời, đặc biệt trong xã hội phong kiến trước đây. Viết chữ đẹp, mà bẻ khóa cũng tài.

Cái khí phách anh hùng đó được bộc lộ sáng ngời trong cảnh cho chữ quản ngục ở cuối truyện, khi người tù bỗng trở thành từ nhân, ung dung cho chữ và đĩnh đạc khuyên bảo, còn người quản lí nhà ngục thì lúm khúm vâng dạ theo lời dạy của chủ nhân, Đây là sự chiến thắng của cái đẹp, cái tài và nhân cách cao thượng đối với cái xấu xa thấp hèn của tình thần bất khuất trước thái độ camchiuj nô lệ.

Tóm lại Huấn Cao là nhận vật siêu phàm thường thấy trong văn học lãng mạng, mang nét tài hoa như nhiều nhân vật. Song những nhân vật đó tiêu dao ngày tháng bên chén trà, li rượu để giải sầu, thì huấn Cao lại có trách nhiệm với thời cuộc, dám đứng lên chống lại triều đình thối nát. Vì vậy chữ nguời tử tùmang khuynh hướng rõ nét bằng việc gợi ca kẻ tử tù cẩ xã hội đương thời. Nguyễn Tuấn bộc lỗ thái độ căm ghét đối với xã hội đó khao khát vươn tới xã hội tươi đẹp hơn. Điều đấy cũng có ý nghĩa là ông đã gửi gắmqua tác phẩm tấm lòng yêu nước thầmkins nhưng không kém phần cảm động thiết tha. Nhân vật Huấn Cao vốn đã đẹp lại còn thêm nét đẹp mang ý nghĩa xã hội sâu sắc

Huấn Cao là nhân vật lí tưởng của Nguyễn Tuân, một con người tài hoa, khí phách mà ông từng ôm ấp trong cuộc đời mình và dành nhiều tâm huyết và bút lực để xây dựng thành một hình tượng đẹp đẽ có sức tỏa sáng và truyền cảm mạnh mẽ đến người đọc.

Huấn Cao được xây dựng từ một nguyên mẫu có thực trong cuộc đời đó là:nhà thơ Cao Bá Quát nổi tiếng viết chữ đẹp một thời lại là con người khí phách kiên cường không chịu khuất phục trước cường quyền, bạo lực. Từ một nguyên mẫu vốn đã đẹp trong cuộc đời, bằng phương pháp điển hình hóa nghệ thuật, Nguyễn Tuân đã sáng tạo thành một hình tượng nhận vật Huấn Cao tuyệt đẹp có sức tỏa sáng.

Trước hết đó là vẻ đẹp của cái tài. Huấn Cao là con người rất tài hoa và cái tài ở đây chính là tài viết chữ đẹp của một nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp thời bấy giờ, khi con người có những thú vui tao nhã:thưởng thức chũ đẹp, trang trí chữ đẹp trong nhà( nghệ thuật thư pháp ngày nay cũng được phục hồi và nhiều người đã biết đến nó). Tài viết chữ đẹp của Huấn Cao đã được nguyễn Tuân miêu tả rất tài tình. Ở giai đoạn đầu miêu tả gián tiếp, đến đoạn cuối miêu tả trực tiếp bằng cách tả. Miêu tả gián tiếp qua lời trầm trồ, ca ngợi của viên quản ngục và thầy thơ lại về tài”viết chữ rất nhanh và rất đẹp ”của Huấn Cao, và nhất là bằng ước muốn tha thiết, cháy bỏng của viên quản ngục ”chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm.. có được chữ ông Huấn Cao mà treo, là một báu vật trên đời ”bởi vậy ”sở nguyện của viên quan ngục này là một ngày kia được treo ở nhà riêng mình mộ tcâu đố do tay ông Huấn Cao viết ” và bằng mọi cách viên quản ngục quyết xin cho được chữ ông Huấn Cao cho dù có phải nguy hiểm đến tính mạng mình. Như vậy Nguyễn tuân đã dùng nhân vật viên quản ngục (và thầy thơ lại) để gián tiếp gợi ca cái đẹp, của Huấn cao. Để rồi, cuối cùng bằng cách tả trực tiếp, người đọc càng ngạc nhiên thú vị trước cảnh ông Huấn Cao cho chữ viết quán ngục. Ông đã biểu diễn “tài viết chữ đẹp ”của mình trong môt hoàn cảnh không bình thường, không có án thư, ghế ngồi, không có đèn nến mà trong ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu khói bốc tỏa cay mắt thì ”một người tù đeo gông, chân vướng xiềng” vẫn ung dung, đĩnh đạc ”đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván” vẫn viết ra những nét chữ ”vuông vắn tươi tắn nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Trong những điều kiện bó buộc như vậy mà vẫn viết thành những con chữ đẹp đến thế thì mời thấy hết cái tài của Huấn Cao nhờ thủ pháp đặc tả của tác giả.

Một điều có ý nghĩa là cái tài lại gắn với cái tâm của nhân vật, và đây mới chính là vẻ đẹp rực rỡ, tỏa sáng nhất của Huấn Cao. Ở đây cái phục vụ cho cái tâm, là điều kiện để phục vụ cái tâm của Huấn Cao, chữ tâm kia mới bằng 3 chữ tài. Chúng ta đều biết Huấn Cao viết chữ đẹp nhưng không phải ai cũng cho chữ ”tính ông vốn khoảnh ”ông không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế ”Huấn Cao chỉ trân trọng những ai biết cái đẹp, cái tài. Kiêu sa là thế, nhưng chỉ hiểu rõ tấm lòng vàng ngọc của quản ngục, ông không chỉ vui vẻ nhận lời cho chữ mà con thốt lên những những câu thật chân thành ”ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn của các ngươi. Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiều chút nữa ta phụ mất tấm lòng trong thiên hạ”. Nhưng Huấn Cao không chỉ cho chữ để lại ”tấm lòng biệt nhỡn liên tài ”và “sở thích cao quý” của thầy quản ngục mà cái chính điều chủ yếu ông cho chữ để cứu người cứu mộ tngười lầm đường quay về với cuộc sống lương thiện.

Cho chữ để cứu người là cái tâm cao đẹp của Huấn Cao. Cái tâm đó không chỉ là lòng nhân ái mà nó còn có sức mạnh để cảm hóa lòng người. Ở đây cái tâmcuar Huấn cao đã cảm hóa được một con người lầm đường quay về với cuộc sống lương thiện khi ngục quan cảm động vái người tù một vái ”kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. tất cả đã tôn hình ảnh cao đẹp uy nghi lẫm liệt cùng cái tâm cao đẹp và trong sáng của Huấn Cao.

Cái tài hoa và cái tâm trong sáng, cao đẹp là những yếu tố làm nên khí phách anh hùngcủa nhân vật. Huấn Cao là một trang anh hùng dũng liệt hiếm có trên đời, đặc biệt trong xã hội phong kiến trước đây. Viết chữ đẹp, mà bẻ khóa cũng tài.

Cái khí phách anh hùng đó được bộc lộ sáng ngời trong cảnh cho chữ quản ngục ở cuối truyện, khi người tù bỗng trở thành từ nhân, ung dung cho chữ và đĩnh đạc khuyên bảo, còn người quản lí nhà ngục thì lúm khúm vâng dạ theo lời dạy của chủ nhân, Đây là sự chiến thắng của cái đẹp, cái tài và nhân cách cao thượng đối với cái xấu xa thấp hèn của tình thần bất khuất trước thái độ camchiuj nô lệ.

Tóm lại Huấn Cao là nhận vật siêu phàm thường thấy trong văn học lãng mạng, mang nét tài hoa như nhiều nhân vật. Song những nhân vật đó tiêu dao ngày tháng bên chén trà, li rượu để giải sầu, thì huấn Cao lại có trách nhiệm với thời cuộc, dám đứng lên chống lại triều đình thối nát. Vì vậy chữ nguời tử tùmang khuynh hướng rõ nét bằng việc gợi ca kẻ tử tù cẩ xã hội đương thời. Nguyễn Tuấn bộc lỗ thái độ căm ghét đối với xã hội đó khao khát vươn tới xã hội tươi đẹp hơn. Điều đấy cũng có ý nghĩa là ông đã gửi gắmqua tác phẩm tấm lòng yêu nước thầmkins nhưng không kém phần cảm động thiết tha. Nhân vật Huấn Cao vốn đã đẹp lại còn thêm nét đẹp mang ý nghĩa xã hội sâu sắc

Chọn tập
Bình luận