Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Nghị luận xã hội: Bạo lực học đường

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Tình hình bạo lực học đường ngày nay vẫn thường xuyên xảy ra và đó là một trong những vấn đề đáng quan tâm không phải chỉ của những người công tác trong ngành giáo dục, của cha mẹ học sinh mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Bạo lực học đường có thể hiểu là tình trạng học sinh đánh nhau, cư xử với nhau một cách thiếu văn hóa, thiếu sự cảm thông…

Hiện tượng nghiện games, phim ảnh có nội dung xấu tác động trực tiếp đến nhận thức và hành động của một bộ phận học sinh. Bạo lực học đường xảy ra do ý thức của một số học sinh còn yếu, suy nghĩ lệch lạc sai lầm.Nhiều học sinh có suy nghĩ muốn khẳng định mình, muốn mọi người phải chú ý, muốn làm “đàn anh đàn chị” để người khác nể phục nhưng không phải bằng con đường học tập, bằng trí tuệ mà thích thể hiện bằng những hành động tầm thường, vô bổ.

Hành động sai lầm ấy ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân và gián tiếp ảnh hưởng đến người khác. Hành động ấy nếu nghiêm trọng có thể gây những thương tật đến người khác thậm chí là bản thân: tương lai bị đánh đổ, sa chân vào các tệ nạn xã hội. Gia đình sẽ chịu sự tủi nhục, bẽ bàng thậm chí đánh mất niềm tin vào cuộc sống. Con nếu xét ở một góc độ khác tình trạng bạo lực học đường nói riêng và hiện tượng ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội nói chung sẽ làm cho xã hội chậm phát triển.

Gần đây những vụ việc học sinh có xu hướng bạo lực gia tăng: một nữ sinh ở Hà Nội bị đánh rồi bị quay phim gửi lên Internet hay một học sinh ở Đồng Nai bị hành hung đến tử vong chỉ vì lời nói qua lại trong học tập và gần đây nhất là học sinh Võ Thanh Thảo ở thành phố Hồ Chí Minh bị bạn đánh đến ngất xỉu vì bị cho là học giỏi mà “chảnh”!?.

Những sự việc đó như đánh một hồi chuông cảnh báo với những học sinh còn mù quáng, sai lầm trong ứng xử và cũng là hồi chuông nhắc nhở về sự quan tâm của gia đình, xã hội.

Hiện tượng đánh nhau là một hành vi xấu cần lên án và phê phán, ngăn chặn. Cuộc sống là cả một quá trình học tập và khẳng định mình. Khẳng định mình bằng tri thức và trí tuệ.

Chỉ có lối sống chan hòa yêu thương mới trổ những bông hoa của tình người. Điều đó rất cần trong cuộc sống chúng ta hôm nay.

Tình hình bạo lực học đường ngày nay vẫn thường xuyên xảy ra và đó là một trong những vấn đề đáng quan tâm không phải chỉ của những người công tác trong ngành giáo dục, của cha mẹ học sinh mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Bạo lực học đường có thể hiểu là tình trạng học sinh đánh nhau, cư xử với nhau một cách thiếu văn hóa, thiếu sự cảm thông…

Hiện tượng nghiện games, phim ảnh có nội dung xấu tác động trực tiếp đến nhận thức và hành động của một bộ phận học sinh. Bạo lực học đường xảy ra do ý thức của một số học sinh còn yếu, suy nghĩ lệch lạc sai lầm.Nhiều học sinh có suy nghĩ muốn khẳng định mình, muốn mọi người phải chú ý, muốn làm “đàn anh đàn chị” để người khác nể phục nhưng không phải bằng con đường học tập, bằng trí tuệ mà thích thể hiện bằng những hành động tầm thường, vô bổ.

Hành động sai lầm ấy ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân và gián tiếp ảnh hưởng đến người khác. Hành động ấy nếu nghiêm trọng có thể gây những thương tật đến người khác thậm chí là bản thân: tương lai bị đánh đổ, sa chân vào các tệ nạn xã hội. Gia đình sẽ chịu sự tủi nhục, bẽ bàng thậm chí đánh mất niềm tin vào cuộc sống. Con nếu xét ở một góc độ khác tình trạng bạo lực học đường nói riêng và hiện tượng ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội nói chung sẽ làm cho xã hội chậm phát triển.

Gần đây những vụ việc học sinh có xu hướng bạo lực gia tăng: một nữ sinh ở Hà Nội bị đánh rồi bị quay phim gửi lên Internet hay một học sinh ở Đồng Nai bị hành hung đến tử vong chỉ vì lời nói qua lại trong học tập và gần đây nhất là học sinh Võ Thanh Thảo ở thành phố Hồ Chí Minh bị bạn đánh đến ngất xỉu vì bị cho là học giỏi mà “chảnh”!?.

Những sự việc đó như đánh một hồi chuông cảnh báo với những học sinh còn mù quáng, sai lầm trong ứng xử và cũng là hồi chuông nhắc nhở về sự quan tâm của gia đình, xã hội.

Hiện tượng đánh nhau là một hành vi xấu cần lên án và phê phán, ngăn chặn. Cuộc sống là cả một quá trình học tập và khẳng định mình. Khẳng định mình bằng tri thức và trí tuệ.

Chỉ có lối sống chan hòa yêu thương mới trổ những bông hoa của tình người. Điều đó rất cần trong cuộc sống chúng ta hôm nay.

Chọn tập
Bình luận