Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Phân tích nhân vật viên Quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

DÀN Ý

– Chọn nhầm nghề. Giữa bọn người tàn nhẫn, lừa lọc thì ngục quan lại có “tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay” chẳng khác nào “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bàn đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

– Lần đầu gặp Huấn Cao trong cảnh nhận tù, ngục quan có “lòng kiêng nể”, lại còn có “biệt nhỡn” đối riêng với Huấn Cao. Suốt nửa tháng trời, ngục quan bí mật sai viên thơ lại dâng rượu và đồ nhắm cho tử tù – Huấn Cao và các đồng chí của ông.

– Lần thứ hai, y gặp mặt Huấn Cao, nhẹ nhàng và khiêm tốn bày tỏ “muốn châm chước ít nhiều” đối với tử tù, nhưng đã bị ông Huấn miệt thị nặng lời, gần như xua đuổi, nhưng ngục quan vẫn ôn tồn, nhã nhặn “xin lĩnh ý” rồi lui ra.

– Ngục quan là một nhà nho “biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền” suốt đời chỉ ao ước một điều là “có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Ngục quan đang sống trong bi kịch: y tâm phục Huấn Cao là một người chọc trời khuấy nước nhưng lại tự ti “cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”. Viên quản ngục khổ tâm nhất là “có một ông Huấn Cao trong tay mình, không biết làm thế nào mà xin được chữ”. Là quản ngục nhưng lại không can đảm giáp mặt tử tù vì y cảm thấy Huấn Cao “cách xa y nhiều quá?”. Tử tù thì ung dung, trái lại, ngục quan lại lo “mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà chưa xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời”. Bi kịch ấy cho thấy tính cách quản ngục là một con người biết phục khí tiết, biết quý trọng người tài và rất yêu cái đẹp. Y yêu chữ Huấn Cao, chứng tỏ y có một sở thích cao quý. Vì thế khi nghe viên thơ lại nói lên ước nguyện của ngục quan, Huấn Cao cảm động nói: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Như vậy, trong vị thế xã hội, ngục quan và tử tù là đối địch, còn trên lĩnh vực nghệ thuật, họ là tri âm. Huấn Cao đã tri ngộ một kẻ biệt nhỡn liên tài là ngục quan.

– Trong cảnh cho chữ có một hình ảnh kỳ diệu: “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba đầu người đang chăm chú trên một tấm lục bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Ánh sáng bó đuốc ấy chính là ánh sáng của thiên lương mà tử tù đang chiếu lên và lay tỉnh ngục quan. Chi tiết ngục quan “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu cô chữ đặt trên phiến lục óng”, chi tiết ngục quan vái tử tù một vái, nước mắt rỉ vào kẽ miệng nghẹn ngào nói: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” là những chi tiết thú vị. Lúc sở thích nghệ thuật đã mãn nguyện cũng là lúc ánh sáng thiên lương soi tỏ, chiếu rọi tâm hồn. Một cái vái lạy đầy nhân cách, hiếm có.

– Có thể, sau khi Huấn Cao bị giải vào Kinh thụ hình thì cũng là lúc ngục quan trả áo mũ, “tìm về nhà quê mà ở” để giữ lấy thiên lương cho lành vững và thực hiện cái sở thích chơi chữ bấy nay? Nguyễn Tuân đã xây dựng ngục quan bằng nhiều nét vẽ có thần. Ngoại hình thì “đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu”. Một con người ưa sống bằng nội tâm; cái đêm hôm trước đón nhận tử tù, ông sống trong trạng thái thanh thản, gương mặt ông ta “là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. Trong một xã hội phong kiến suy tàn, chốn quan trường đầy rẫy kẻ bất lương vô đạo, nhân vật ngục quan đúng là một con người vang bóng. Nhân vật này đã thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm

DÀN Ý

– Chọn nhầm nghề. Giữa bọn người tàn nhẫn, lừa lọc thì ngục quan lại có “tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay” chẳng khác nào “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bàn đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

– Lần đầu gặp Huấn Cao trong cảnh nhận tù, ngục quan có “lòng kiêng nể”, lại còn có “biệt nhỡn” đối riêng với Huấn Cao. Suốt nửa tháng trời, ngục quan bí mật sai viên thơ lại dâng rượu và đồ nhắm cho tử tù – Huấn Cao và các đồng chí của ông.

– Lần thứ hai, y gặp mặt Huấn Cao, nhẹ nhàng và khiêm tốn bày tỏ “muốn châm chước ít nhiều” đối với tử tù, nhưng đã bị ông Huấn miệt thị nặng lời, gần như xua đuổi, nhưng ngục quan vẫn ôn tồn, nhã nhặn “xin lĩnh ý” rồi lui ra.

– Ngục quan là một nhà nho “biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền” suốt đời chỉ ao ước một điều là “có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Ngục quan đang sống trong bi kịch: y tâm phục Huấn Cao là một người chọc trời khuấy nước nhưng lại tự ti “cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”. Viên quản ngục khổ tâm nhất là “có một ông Huấn Cao trong tay mình, không biết làm thế nào mà xin được chữ”. Là quản ngục nhưng lại không can đảm giáp mặt tử tù vì y cảm thấy Huấn Cao “cách xa y nhiều quá?”. Tử tù thì ung dung, trái lại, ngục quan lại lo “mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà chưa xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời”. Bi kịch ấy cho thấy tính cách quản ngục là một con người biết phục khí tiết, biết quý trọng người tài và rất yêu cái đẹp. Y yêu chữ Huấn Cao, chứng tỏ y có một sở thích cao quý. Vì thế khi nghe viên thơ lại nói lên ước nguyện của ngục quan, Huấn Cao cảm động nói: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Như vậy, trong vị thế xã hội, ngục quan và tử tù là đối địch, còn trên lĩnh vực nghệ thuật, họ là tri âm. Huấn Cao đã tri ngộ một kẻ biệt nhỡn liên tài là ngục quan.

– Trong cảnh cho chữ có một hình ảnh kỳ diệu: “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba đầu người đang chăm chú trên một tấm lục bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Ánh sáng bó đuốc ấy chính là ánh sáng của thiên lương mà tử tù đang chiếu lên và lay tỉnh ngục quan. Chi tiết ngục quan “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu cô chữ đặt trên phiến lục óng”, chi tiết ngục quan vái tử tù một vái, nước mắt rỉ vào kẽ miệng nghẹn ngào nói: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” là những chi tiết thú vị. Lúc sở thích nghệ thuật đã mãn nguyện cũng là lúc ánh sáng thiên lương soi tỏ, chiếu rọi tâm hồn. Một cái vái lạy đầy nhân cách, hiếm có.

– Có thể, sau khi Huấn Cao bị giải vào Kinh thụ hình thì cũng là lúc ngục quan trả áo mũ, “tìm về nhà quê mà ở” để giữ lấy thiên lương cho lành vững và thực hiện cái sở thích chơi chữ bấy nay? Nguyễn Tuân đã xây dựng ngục quan bằng nhiều nét vẽ có thần. Ngoại hình thì “đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu”. Một con người ưa sống bằng nội tâm; cái đêm hôm trước đón nhận tử tù, ông sống trong trạng thái thanh thản, gương mặt ông ta “là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. Trong một xã hội phong kiến suy tàn, chốn quan trường đầy rẫy kẻ bất lương vô đạo, nhân vật ngục quan đúng là một con người vang bóng. Nhân vật này đã thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm

Chọn tập
Bình luận