– Xuất xứ của tác phẩm.
+ Bối cảnh của tác phẩm có thực hay không? Hai nhân vật Liên và An trong tác phẩm có phải chỉ là hư cấu?
+ Tác phẩm thuộc trào lưu văn học nào? Lãng mạn hay hiện thực phê phán?
+ Nhan đề của tác phẩm gợi cho ta suy nghĩ gì? Tại sao lại là “hai đứa trẻ”? Việc chọn hai đứa trẻ làm nhan đề cũng như là 2 nhân vật trung tâm có tác dụng như thế nào?
+ …
– Đối với việc học – hiểu – vận dụng 1 tác phẩm văn học, không cần phải học thuộc lòng mà chỉ cần nắm được những ý chính, từ đó triển khai theo diễn đạt của mình dựa trên những luận cứ có sẵn. Đối với tác phẩm “Hai đứa trẻ”, cần nắm được 2 luận điểm, đó là CẢNH phố huyện và CON NGƯỜI phố huyện.
– Cảnh phố huyện:
+ Lúc chiều buông.
+ Lúc đêm về.
+ 2 bức tranh ấy được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào? Đó cũng chính là sức hấp dẫn toát ra từ nghệ thuật tả cảnh của Thạch Lam.
– Con người phố huyện:
+ Những cư dân nơi phố huyện lúc chiều buông gồm những ai? (Phân tích), lúc đêm về gồm những ai? (Phân tích).
+ Liên và An – hai nhân vật trung tâm: Diễn biến tâm trạng của Liên (chủ yếu) và An.
+ Bức tranh con người được Thạch Lam thể hiện qua hình thức nghệ thuật nào?
– Có thể nói, sức hấp dẫn của “Hai đứa trẻ” chính là ở đoạn cuối – Cảnh đợi tàu – đoàn tàu qua phố huyện.
+ Dấu hiệu cho biết đoàn tàu sắp đến (Trước khi tàu đến)
+ (Trong khi tàu đến): Thạch Lam đã chú ý đến những chi tiết nào? Ý nghĩa.
+ (Sau khi đoàn tàu đến): Những dư âm còn sót lại sau khi đoàn tàu đi qua.
+ Ý nghĩa của cảnh đợi tàu.
– Cuối cùng, không thể không kể đến Nghệ thuật của truyện.
-> Đó là những điều cơ bản cần phải nắm khi học xong “Hai đứa trẻ”. Ngoài ra, nếu cần nắm sâu hơn kiến thức thì có thể tìm hiểu một số vấn đề như: Nghệ thuật chọn góc nhìn trần thuật của Thạch Lam, nghệ thuật xây dựng những yếu tố tương phản ; vì sao nói “Hai đứa trẻ” như một bài thơ? ; nhân vật An trong tác phẩm được Thạch Lam xây dựng như thế nào, có phải là ông không chú ý nhiều về nhân vật này? ….