Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 11

Nghị luận văn học: Phân tích những nét mới được thể hiện trong 13 câu đầu của bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Cái điệu sống vội vàng, cuống quýt của Xuân Diệu bắt nguồn sâu xa từ ý thức về thời gian, về sự ngắn ngủi của kiếp người, về cái chết như là một kết cục không tránh khỏi mai hậu. Sống là cả một hạnh phúc lớn lao diệu kỳ. Mà sống là phải tận hiến và tận hưởng! Đời người là ngắn ngủi, cần tranh thủ sống. Sống hết mình, sống đã đầy. Thế nên phải chớp lấy từng khoảnh khắc, phải chạy đua với thời gian. Ý thức ấy luôn giục giã, gấp gáp. Bài thơ này được viết ra từ cảm niệm triết học ấy.

Thông thường, yếu tố chính luận đi cùng thơ rất khó nhuần nhuyễn. Nhất là lối thơ nghiêng về cảm xúc rất “ngại” đi cùng chính luận. Ấy thế nhưng nhu cầu phô bày tư tưởng, nhu cầu lập thuyết lại không thể không dùng đến chính luận. Thơ Xuân Diệu hiển nhiên là loại thơ xúc cảm. Nhưng đọc kỹ sẽ thấy rằng thơ Xuân Diệu cũng rất giàu chính luận. Nếu như cảm xúc làm nên cái nội dung hình ảnh, hình tượng sống động như mây trôi, nước chảy trên bề mặt của văn bản thơ, thì dường như yếu tố chính luận lại ẩn mình, lặn xuống bề sâu, làm nên cái tứ của thi phẩm. Cho nên mạch thơ luôn có được vẻ tự nhiên, nhuần nhị. Vội vàng cũng thế. Nó là một dòng cảm xúc dào dạt, bồng bột cuốn theo bao hình ảnh thi ca như gấm như thêu của cảnh sắc trần gian. Nhưng nó cũng là một bản tuyên ngôn bằng thơ, trình bày cả một quan niệm nhân sinh về lẽ sống vội vàng. Có lẽ không phải thơ đang minh họa cho triết học. Mà đó chính là minh triết của một hồn thơ.

Mục đích lập thuyết, dạng thức tuyên ngôn đã quyết định đến bố cục của Vội vàng. Thi phẩm khá dài nhưng tự nó hình thành hai phần khá rõ rệt. Cái cột mốc ranh giới giữa hai phần đặt vào ba chữ “Ta muốn ôm”. Phần trên nghiêng về luận giải cái lí do vì sao cần sống vội vàng. Phần dưới là bộc lộ cái hành động vội vàng ấy. Nói một cách vui vẻ: trên là lý thuyết, dưới là thực hành! Điều rất dễ thấy là thi sĩ chọn cách xưng hô cho từng phần. Ở trên, xưng “tôi”, lập thuyết đối thoại với đồng loại. Ở dưới, xưng “ta”, đối diện với sự sống. Phần luận lí có xu hướng cắt xẻ bài thơ. Nhưng hơi thơ bồng bột, giọng thơ dào dạt, sôi nổi đã xóa mọi cách ngăn, khiến thi phẩm vẫn luôn là một chỉnh thể sống động, tươi tắn và truyền cảm.

Mở đầu bài thơ là một khổ ngũ ngôn thể hiện một ước muốn kì lạ của thi sĩ. Ấy là cái ước muốn quay ngược quy luật tự nhiên – một ước muốn không thể:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió”, thật là những ham muốn kỳ dị, chỉ có ở thi sĩ. Nhưng làm sao cưỡng được quy luật, làm sao có thể vĩnh viễn hóa được những thứ vốn ngắn ngủi mong manh ấy? Cái ham muốn lạ lùng kia đã hé mở cho chúng ta một lòng yêu bồng bột vô bờ đối với cái thế giới thắm sắc đượm hương này.

Thế giới này được Xuân Diệu cảm nhận theo một cách riêng. Nó bày ra như một thiên đường trên mặt đất, như một bữa tiệc lớn của trần gian. Được cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình. Cái thiên đường sắc hương đó hiện ra trong Vội vàng vừa như một mảnh vườn tình ái, vạn vật đương lúc lên hương, vừa như một mâm tiệc với một thực đơn quyến rũ, lại vừa như một người tình đầy đắm say. Xuân Diệu cũng hưởng thụ theo một cách riêng. Ấy là hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình. Yêu thiên nhiên mà thực chất là tình tự với thiên nhiên.

Có ai đó đã nói rằng: “Xuân Diệu say đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim, chất đầy trong tim mây trời thanh sắc”:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si.”

Đó là niềm vui sướng của trái tim thi sĩ trẻ lần đầu tiên phát hiện ra 1 thiên dường trên mặt đất.Nếu thơ xưa, các nhà thơ chỉ sử dung thính giác và thị giác để cảm nhận vẻ đẹp của ngoại giới thì các thi sĩ thời Thơ mới lại huy động tất cả các giác quan từ nhiều góc độ để cảm nhân vẻ đẹp và sự quyến rũ đắm say hồn người của cảnh vật và đất trời lúc xuân sang. Trong đoạn thơ, điệp ngữ “này đây” được sử dụng 5 lần kết hợp với lối kiệt kê khiến nhịp thơ trở nên dồn dập, là một sự chỉ trỏ ngơ ngác, ngạc nhiên, lạ lẫm, như một tiếng reo vui sướng tột cùng để rồi chìm ngập đắm say trước trùng trùng điệp: Của ong bướm tuần tháng “mật” ngọt ngào, nào là hoa của đồng nội xanh “rì”, nào là lá của cành tơ “phơ phất”, của yến anh là khúc tình “si”; thể hiện sự phong phú bất tận của thiên nhiên. Tất cả mọi giác quan của thi sĩ như rung lên, căng ra mà đón nhận tất cả, cảm nhận tất cả. Sự sống ngồn ngột đang phơi bày, thiên nhiên hữu tình xinh đẹp thật đáng yêu như một sự gợi mở hấp dẫn đến lạ kì, một sự mời mọc mà thiên nhiên là những “món ăn” có sẵn. Những vẻ đẹp được liệt kê bằng những tính từ đậm nhạt khác nhau để thể hiện tài năng sử dụng từ ngữ của Xuân Diệu – cảnh vật trong thơ ông đã trở nên cuộn trào sắc màu, cuộn trào sức sống. Sự vật bình thường ở ngoài đời cũng được đặt cho một dáng vẻ rất kiêu, rất hãnh diện, được trực tiếp nhận ánh sáng rực rỡ của lòng yêu cuộc sống từ hồn thơ Xuân Diệu đã trở nên lung linh, đẹp đẽ, là biểu tượng của mùa xuân và tuổi trẻ ở giữa cuộc đời! Thi pháp hiện đại đã chắp cánh cho những cảm giác mới mẻ của Xuân Diệu, giúp nhà thơ diễn tả trạng thái hồn nhiên, bồng bột trước cái sắc xuân trong cảnh vật, trong đất trời và của muôn loài. Cách ngắt nhịp trong đoạn thơ đầy linh hoạt, biến hoá (3/2/3 và 3/5). Đặc biệt là những hình ảnh, những khung cảnh được miêu tả thật cụ thể, in đậm phong cách Xuân Diệu: tuần tháng mật, đồng nội xanh rì … tất cả tràn trề sự sống và thật đắm say!

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hòai xuân.”

Chưa bao giờ trong thơ Việt Nam hình ảnh mặt trời – vầng thái dương lại hiện ra dịu dàng, tình tứ và lãng mạn đến thế. Với Xuân Diệu, mỗi ngày được sống, được nhìn thấy mặt trời, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày vui. Hình ảnh “thần vui hằng gõ cửa” gợi những liên tưởng gần gũi với hình tượng mặt trời trong thần thoại hy lạp xưa. Niềm vui sướng trong tâm hồn nhà thơ dâng tràn khiến ngòi bút của Xuân Diệu thật sự xuất thần và thi sĩ đã sáng tạo nên 1 câu thơ tuyệt bút:”Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Một chữ “ngon” chuyển đổi cảm giác thần tình, một cách so sánh vừa lạ vừa táo bạo. Đây là câu thơ hay nhất, mới nhất cho thấy màu sắc cảm giác và tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt của thi sĩ Xuân Diệu. Nhà thơ đem lại một khái niệm vốn trừu tượng thuộc về thời gian “tháng giêng” so sánh với một hình ảnh vốn cụ thể, mang tính nhục cảm. Nhưng sao câu thơ Xuân Diệu vẫn tinh khôi, vẹn nguyên, trong sáng, lại gần gũi và trẻ trung đến thế. Cái mới trong thơ tình Xuân Diệu là thế! Đó là sư kết hợp hài hoà giữa tâm hồn và thể xác khiến tình yêu thăng hoa. Đang ở đỉnh điểm của hạnh phúc, tâm hồn nhà thơ trỗi lên nỗi âu lo trước cái mong manh của xuân sắc sẽ phai tàn, sự đan xen hai luồng cảm xúc trái ngược là điều thường gặp trong thơ tình Xuân Diệu. Nó dẫn nhà thơ đến những suy tư và quan niệm nhân sinh mang tính triết lý. Thi nhân nhận ra cái quy luật khắc nghiệt của dòng chảy thời gian: “tất cả sẽ qua đi, tất cả sẽ lụi tàn …” Hai tâm trạng trái ngược nhưng dồn nén trong dòng thơ “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”. Về hình thức, đây là một cấu trúc độc đáo bởi nó ngắt thành 2 câu chứa đựng 2 tâm trạng, 2 cảm xúc trái ngược nhau: sung sướng-vội vàng. Nhưng điều mà Xuân Diệu muốn diễn tả là “vội vàng một nửa”. Thường thì con người ở tuổi trung niên mới tiếc tuổi xuân. Ở đây Xuân Diệu đang xuân, đang quá đỗi trẻ trung mà đã nuối tiếc, đã vội càng “Tôi không chờ nắng hạ mới hòai xuân.” Vì sao vậy? Bởi với Xuân Diệu: “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua. Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất”.

Với bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu đã phả vào nền thi ca Việt Nam một trào lưu “Thơ mới”. Mới lạ nhưng táo bạo, độc dáo ở giọng điệu và cách dùng từ, ngắt nhịp, nhất là cách cảm nhận cuọc sống bằng tất cả các giác quan, với một trái tim chan chứa tình yêu. “Vội vàng” đã thể hiện một cảm quan nghệ thuật rất đẹp, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó là lòng yêu con người, yêu cuộc đời. Đó là tình yêu cảnh vật, yêu mùa xuân và tuổi trẻ… Và là ham muốn mãnh liệt muốn nĩu giữ thời gian, muốn tận hưởng vị ngọt ngào của cảnh sắc đất trời “tươi non mơn mởn”. Phải chăng trời đất sinh ra thi sĩ Xuân Diệu trên xứ sở hữu tình này, là để ca hát về tình yêu, để nhảy múa trong những điệu nhạc tình si?! Thơ Xuân Diệu – vội vã với nhịp đập của thời gian.

Cái điệu sống vội vàng, cuống quýt của Xuân Diệu bắt nguồn sâu xa từ ý thức về thời gian, về sự ngắn ngủi của kiếp người, về cái chết như là một kết cục không tránh khỏi mai hậu. Sống là cả một hạnh phúc lớn lao diệu kỳ. Mà sống là phải tận hiến và tận hưởng! Đời người là ngắn ngủi, cần tranh thủ sống. Sống hết mình, sống đã đầy. Thế nên phải chớp lấy từng khoảnh khắc, phải chạy đua với thời gian. Ý thức ấy luôn giục giã, gấp gáp. Bài thơ này được viết ra từ cảm niệm triết học ấy.

Thông thường, yếu tố chính luận đi cùng thơ rất khó nhuần nhuyễn. Nhất là lối thơ nghiêng về cảm xúc rất “ngại” đi cùng chính luận. Ấy thế nhưng nhu cầu phô bày tư tưởng, nhu cầu lập thuyết lại không thể không dùng đến chính luận. Thơ Xuân Diệu hiển nhiên là loại thơ xúc cảm. Nhưng đọc kỹ sẽ thấy rằng thơ Xuân Diệu cũng rất giàu chính luận. Nếu như cảm xúc làm nên cái nội dung hình ảnh, hình tượng sống động như mây trôi, nước chảy trên bề mặt của văn bản thơ, thì dường như yếu tố chính luận lại ẩn mình, lặn xuống bề sâu, làm nên cái tứ của thi phẩm. Cho nên mạch thơ luôn có được vẻ tự nhiên, nhuần nhị. Vội vàng cũng thế. Nó là một dòng cảm xúc dào dạt, bồng bột cuốn theo bao hình ảnh thi ca như gấm như thêu của cảnh sắc trần gian. Nhưng nó cũng là một bản tuyên ngôn bằng thơ, trình bày cả một quan niệm nhân sinh về lẽ sống vội vàng. Có lẽ không phải thơ đang minh họa cho triết học. Mà đó chính là minh triết của một hồn thơ.

Mục đích lập thuyết, dạng thức tuyên ngôn đã quyết định đến bố cục của Vội vàng. Thi phẩm khá dài nhưng tự nó hình thành hai phần khá rõ rệt. Cái cột mốc ranh giới giữa hai phần đặt vào ba chữ “Ta muốn ôm”. Phần trên nghiêng về luận giải cái lí do vì sao cần sống vội vàng. Phần dưới là bộc lộ cái hành động vội vàng ấy. Nói một cách vui vẻ: trên là lý thuyết, dưới là thực hành! Điều rất dễ thấy là thi sĩ chọn cách xưng hô cho từng phần. Ở trên, xưng “tôi”, lập thuyết đối thoại với đồng loại. Ở dưới, xưng “ta”, đối diện với sự sống. Phần luận lí có xu hướng cắt xẻ bài thơ. Nhưng hơi thơ bồng bột, giọng thơ dào dạt, sôi nổi đã xóa mọi cách ngăn, khiến thi phẩm vẫn luôn là một chỉnh thể sống động, tươi tắn và truyền cảm.

Mở đầu bài thơ là một khổ ngũ ngôn thể hiện một ước muốn kì lạ của thi sĩ. Ấy là cái ước muốn quay ngược quy luật tự nhiên – một ước muốn không thể:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió”, thật là những ham muốn kỳ dị, chỉ có ở thi sĩ. Nhưng làm sao cưỡng được quy luật, làm sao có thể vĩnh viễn hóa được những thứ vốn ngắn ngủi mong manh ấy? Cái ham muốn lạ lùng kia đã hé mở cho chúng ta một lòng yêu bồng bột vô bờ đối với cái thế giới thắm sắc đượm hương này.

Thế giới này được Xuân Diệu cảm nhận theo một cách riêng. Nó bày ra như một thiên đường trên mặt đất, như một bữa tiệc lớn của trần gian. Được cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình. Cái thiên đường sắc hương đó hiện ra trong Vội vàng vừa như một mảnh vườn tình ái, vạn vật đương lúc lên hương, vừa như một mâm tiệc với một thực đơn quyến rũ, lại vừa như một người tình đầy đắm say. Xuân Diệu cũng hưởng thụ theo một cách riêng. Ấy là hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình. Yêu thiên nhiên mà thực chất là tình tự với thiên nhiên.

Có ai đó đã nói rằng: “Xuân Diệu say đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim, chất đầy trong tim mây trời thanh sắc”:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si.”

Đó là niềm vui sướng của trái tim thi sĩ trẻ lần đầu tiên phát hiện ra 1 thiên dường trên mặt đất.Nếu thơ xưa, các nhà thơ chỉ sử dung thính giác và thị giác để cảm nhận vẻ đẹp của ngoại giới thì các thi sĩ thời Thơ mới lại huy động tất cả các giác quan từ nhiều góc độ để cảm nhân vẻ đẹp và sự quyến rũ đắm say hồn người của cảnh vật và đất trời lúc xuân sang. Trong đoạn thơ, điệp ngữ “này đây” được sử dụng 5 lần kết hợp với lối kiệt kê khiến nhịp thơ trở nên dồn dập, là một sự chỉ trỏ ngơ ngác, ngạc nhiên, lạ lẫm, như một tiếng reo vui sướng tột cùng để rồi chìm ngập đắm say trước trùng trùng điệp: Của ong bướm tuần tháng “mật” ngọt ngào, nào là hoa của đồng nội xanh “rì”, nào là lá của cành tơ “phơ phất”, của yến anh là khúc tình “si”; thể hiện sự phong phú bất tận của thiên nhiên. Tất cả mọi giác quan của thi sĩ như rung lên, căng ra mà đón nhận tất cả, cảm nhận tất cả. Sự sống ngồn ngột đang phơi bày, thiên nhiên hữu tình xinh đẹp thật đáng yêu như một sự gợi mở hấp dẫn đến lạ kì, một sự mời mọc mà thiên nhiên là những “món ăn” có sẵn. Những vẻ đẹp được liệt kê bằng những tính từ đậm nhạt khác nhau để thể hiện tài năng sử dụng từ ngữ của Xuân Diệu – cảnh vật trong thơ ông đã trở nên cuộn trào sắc màu, cuộn trào sức sống. Sự vật bình thường ở ngoài đời cũng được đặt cho một dáng vẻ rất kiêu, rất hãnh diện, được trực tiếp nhận ánh sáng rực rỡ của lòng yêu cuộc sống từ hồn thơ Xuân Diệu đã trở nên lung linh, đẹp đẽ, là biểu tượng của mùa xuân và tuổi trẻ ở giữa cuộc đời! Thi pháp hiện đại đã chắp cánh cho những cảm giác mới mẻ của Xuân Diệu, giúp nhà thơ diễn tả trạng thái hồn nhiên, bồng bột trước cái sắc xuân trong cảnh vật, trong đất trời và của muôn loài. Cách ngắt nhịp trong đoạn thơ đầy linh hoạt, biến hoá (3/2/3 và 3/5). Đặc biệt là những hình ảnh, những khung cảnh được miêu tả thật cụ thể, in đậm phong cách Xuân Diệu: tuần tháng mật, đồng nội xanh rì … tất cả tràn trề sự sống và thật đắm say!

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hòai xuân.”

Chưa bao giờ trong thơ Việt Nam hình ảnh mặt trời – vầng thái dương lại hiện ra dịu dàng, tình tứ và lãng mạn đến thế. Với Xuân Diệu, mỗi ngày được sống, được nhìn thấy mặt trời, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày vui. Hình ảnh “thần vui hằng gõ cửa” gợi những liên tưởng gần gũi với hình tượng mặt trời trong thần thoại hy lạp xưa. Niềm vui sướng trong tâm hồn nhà thơ dâng tràn khiến ngòi bút của Xuân Diệu thật sự xuất thần và thi sĩ đã sáng tạo nên 1 câu thơ tuyệt bút:”Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Một chữ “ngon” chuyển đổi cảm giác thần tình, một cách so sánh vừa lạ vừa táo bạo. Đây là câu thơ hay nhất, mới nhất cho thấy màu sắc cảm giác và tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt của thi sĩ Xuân Diệu. Nhà thơ đem lại một khái niệm vốn trừu tượng thuộc về thời gian “tháng giêng” so sánh với một hình ảnh vốn cụ thể, mang tính nhục cảm. Nhưng sao câu thơ Xuân Diệu vẫn tinh khôi, vẹn nguyên, trong sáng, lại gần gũi và trẻ trung đến thế. Cái mới trong thơ tình Xuân Diệu là thế! Đó là sư kết hợp hài hoà giữa tâm hồn và thể xác khiến tình yêu thăng hoa. Đang ở đỉnh điểm của hạnh phúc, tâm hồn nhà thơ trỗi lên nỗi âu lo trước cái mong manh của xuân sắc sẽ phai tàn, sự đan xen hai luồng cảm xúc trái ngược là điều thường gặp trong thơ tình Xuân Diệu. Nó dẫn nhà thơ đến những suy tư và quan niệm nhân sinh mang tính triết lý. Thi nhân nhận ra cái quy luật khắc nghiệt của dòng chảy thời gian: “tất cả sẽ qua đi, tất cả sẽ lụi tàn …” Hai tâm trạng trái ngược nhưng dồn nén trong dòng thơ “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”. Về hình thức, đây là một cấu trúc độc đáo bởi nó ngắt thành 2 câu chứa đựng 2 tâm trạng, 2 cảm xúc trái ngược nhau: sung sướng-vội vàng. Nhưng điều mà Xuân Diệu muốn diễn tả là “vội vàng một nửa”. Thường thì con người ở tuổi trung niên mới tiếc tuổi xuân. Ở đây Xuân Diệu đang xuân, đang quá đỗi trẻ trung mà đã nuối tiếc, đã vội càng “Tôi không chờ nắng hạ mới hòai xuân.” Vì sao vậy? Bởi với Xuân Diệu: “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua. Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất”.

Với bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu đã phả vào nền thi ca Việt Nam một trào lưu “Thơ mới”. Mới lạ nhưng táo bạo, độc dáo ở giọng điệu và cách dùng từ, ngắt nhịp, nhất là cách cảm nhận cuọc sống bằng tất cả các giác quan, với một trái tim chan chứa tình yêu. “Vội vàng” đã thể hiện một cảm quan nghệ thuật rất đẹp, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó là lòng yêu con người, yêu cuộc đời. Đó là tình yêu cảnh vật, yêu mùa xuân và tuổi trẻ… Và là ham muốn mãnh liệt muốn nĩu giữ thời gian, muốn tận hưởng vị ngọt ngào của cảnh sắc đất trời “tươi non mơn mởn”. Phải chăng trời đất sinh ra thi sĩ Xuân Diệu trên xứ sở hữu tình này, là để ca hát về tình yêu, để nhảy múa trong những điệu nhạc tình si?! Thơ Xuân Diệu – vội vã với nhịp đập của thời gian.

Cái điệu sống vội vàng, cuống quýt của Xuân Diệu bắt nguồn sâu xa từ ý thức về thời gian, về sự ngắn ngủi của kiếp người, về cái chết như là một kết cục không tránh khỏi mai hậu. Sống là cả một hạnh phúc lớn lao diệu kỳ. Mà sống là phải tận hiến và tận hưởng! Đời người là ngắn ngủi, cần tranh thủ sống. Sống hết mình, sống đã đầy. Thế nên phải chớp lấy từng khoảnh khắc, phải chạy đua với thời gian. Ý thức ấy luôn giục giã, gấp gáp. Bài thơ này được viết ra từ cảm niệm triết học ấy.

Thông thường, yếu tố chính luận đi cùng thơ rất khó nhuần nhuyễn. Nhất là lối thơ nghiêng về cảm xúc rất “ngại” đi cùng chính luận. Ấy thế nhưng nhu cầu phô bày tư tưởng, nhu cầu lập thuyết lại không thể không dùng đến chính luận. Thơ Xuân Diệu hiển nhiên là loại thơ xúc cảm. Nhưng đọc kỹ sẽ thấy rằng thơ Xuân Diệu cũng rất giàu chính luận. Nếu như cảm xúc làm nên cái nội dung hình ảnh, hình tượng sống động như mây trôi, nước chảy trên bề mặt của văn bản thơ, thì dường như yếu tố chính luận lại ẩn mình, lặn xuống bề sâu, làm nên cái tứ của thi phẩm. Cho nên mạch thơ luôn có được vẻ tự nhiên, nhuần nhị. Vội vàng cũng thế. Nó là một dòng cảm xúc dào dạt, bồng bột cuốn theo bao hình ảnh thi ca như gấm như thêu của cảnh sắc trần gian. Nhưng nó cũng là một bản tuyên ngôn bằng thơ, trình bày cả một quan niệm nhân sinh về lẽ sống vội vàng. Có lẽ không phải thơ đang minh họa cho triết học. Mà đó chính là minh triết của một hồn thơ.

Mục đích lập thuyết, dạng thức tuyên ngôn đã quyết định đến bố cục của Vội vàng. Thi phẩm khá dài nhưng tự nó hình thành hai phần khá rõ rệt. Cái cột mốc ranh giới giữa hai phần đặt vào ba chữ “Ta muốn ôm”. Phần trên nghiêng về luận giải cái lí do vì sao cần sống vội vàng. Phần dưới là bộc lộ cái hành động vội vàng ấy. Nói một cách vui vẻ: trên là lý thuyết, dưới là thực hành! Điều rất dễ thấy là thi sĩ chọn cách xưng hô cho từng phần. Ở trên, xưng “tôi”, lập thuyết đối thoại với đồng loại. Ở dưới, xưng “ta”, đối diện với sự sống. Phần luận lí có xu hướng cắt xẻ bài thơ. Nhưng hơi thơ bồng bột, giọng thơ dào dạt, sôi nổi đã xóa mọi cách ngăn, khiến thi phẩm vẫn luôn là một chỉnh thể sống động, tươi tắn và truyền cảm.

Mở đầu bài thơ là một khổ ngũ ngôn thể hiện một ước muốn kì lạ của thi sĩ. Ấy là cái ước muốn quay ngược quy luật tự nhiên – một ước muốn không thể:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió”, thật là những ham muốn kỳ dị, chỉ có ở thi sĩ. Nhưng làm sao cưỡng được quy luật, làm sao có thể vĩnh viễn hóa được những thứ vốn ngắn ngủi mong manh ấy? Cái ham muốn lạ lùng kia đã hé mở cho chúng ta một lòng yêu bồng bột vô bờ đối với cái thế giới thắm sắc đượm hương này.

Thế giới này được Xuân Diệu cảm nhận theo một cách riêng. Nó bày ra như một thiên đường trên mặt đất, như một bữa tiệc lớn của trần gian. Được cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình. Cái thiên đường sắc hương đó hiện ra trong Vội vàng vừa như một mảnh vườn tình ái, vạn vật đương lúc lên hương, vừa như một mâm tiệc với một thực đơn quyến rũ, lại vừa như một người tình đầy đắm say. Xuân Diệu cũng hưởng thụ theo một cách riêng. Ấy là hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình. Yêu thiên nhiên mà thực chất là tình tự với thiên nhiên.

Có ai đó đã nói rằng: “Xuân Diệu say đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim, chất đầy trong tim mây trời thanh sắc”:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si.”

Đó là niềm vui sướng của trái tim thi sĩ trẻ lần đầu tiên phát hiện ra 1 thiên dường trên mặt đất.Nếu thơ xưa, các nhà thơ chỉ sử dung thính giác và thị giác để cảm nhận vẻ đẹp của ngoại giới thì các thi sĩ thời Thơ mới lại huy động tất cả các giác quan từ nhiều góc độ để cảm nhân vẻ đẹp và sự quyến rũ đắm say hồn người của cảnh vật và đất trời lúc xuân sang. Trong đoạn thơ, điệp ngữ “này đây” được sử dụng 5 lần kết hợp với lối kiệt kê khiến nhịp thơ trở nên dồn dập, là một sự chỉ trỏ ngơ ngác, ngạc nhiên, lạ lẫm, như một tiếng reo vui sướng tột cùng để rồi chìm ngập đắm say trước trùng trùng điệp: Của ong bướm tuần tháng “mật” ngọt ngào, nào là hoa của đồng nội xanh “rì”, nào là lá của cành tơ “phơ phất”, của yến anh là khúc tình “si”; thể hiện sự phong phú bất tận của thiên nhiên. Tất cả mọi giác quan của thi sĩ như rung lên, căng ra mà đón nhận tất cả, cảm nhận tất cả. Sự sống ngồn ngột đang phơi bày, thiên nhiên hữu tình xinh đẹp thật đáng yêu như một sự gợi mở hấp dẫn đến lạ kì, một sự mời mọc mà thiên nhiên là những “món ăn” có sẵn. Những vẻ đẹp được liệt kê bằng những tính từ đậm nhạt khác nhau để thể hiện tài năng sử dụng từ ngữ của Xuân Diệu – cảnh vật trong thơ ông đã trở nên cuộn trào sắc màu, cuộn trào sức sống. Sự vật bình thường ở ngoài đời cũng được đặt cho một dáng vẻ rất kiêu, rất hãnh diện, được trực tiếp nhận ánh sáng rực rỡ của lòng yêu cuộc sống từ hồn thơ Xuân Diệu đã trở nên lung linh, đẹp đẽ, là biểu tượng của mùa xuân và tuổi trẻ ở giữa cuộc đời! Thi pháp hiện đại đã chắp cánh cho những cảm giác mới mẻ của Xuân Diệu, giúp nhà thơ diễn tả trạng thái hồn nhiên, bồng bột trước cái sắc xuân trong cảnh vật, trong đất trời và của muôn loài. Cách ngắt nhịp trong đoạn thơ đầy linh hoạt, biến hoá (3/2/3 và 3/5). Đặc biệt là những hình ảnh, những khung cảnh được miêu tả thật cụ thể, in đậm phong cách Xuân Diệu: tuần tháng mật, đồng nội xanh rì … tất cả tràn trề sự sống và thật đắm say!

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hòai xuân.”

Chưa bao giờ trong thơ Việt Nam hình ảnh mặt trời – vầng thái dương lại hiện ra dịu dàng, tình tứ và lãng mạn đến thế. Với Xuân Diệu, mỗi ngày được sống, được nhìn thấy mặt trời, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày vui. Hình ảnh “thần vui hằng gõ cửa” gợi những liên tưởng gần gũi với hình tượng mặt trời trong thần thoại hy lạp xưa. Niềm vui sướng trong tâm hồn nhà thơ dâng tràn khiến ngòi bút của Xuân Diệu thật sự xuất thần và thi sĩ đã sáng tạo nên 1 câu thơ tuyệt bút:”Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Một chữ “ngon” chuyển đổi cảm giác thần tình, một cách so sánh vừa lạ vừa táo bạo. Đây là câu thơ hay nhất, mới nhất cho thấy màu sắc cảm giác và tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt của thi sĩ Xuân Diệu. Nhà thơ đem lại một khái niệm vốn trừu tượng thuộc về thời gian “tháng giêng” so sánh với một hình ảnh vốn cụ thể, mang tính nhục cảm. Nhưng sao câu thơ Xuân Diệu vẫn tinh khôi, vẹn nguyên, trong sáng, lại gần gũi và trẻ trung đến thế. Cái mới trong thơ tình Xuân Diệu là thế! Đó là sư kết hợp hài hoà giữa tâm hồn và thể xác khiến tình yêu thăng hoa. Đang ở đỉnh điểm của hạnh phúc, tâm hồn nhà thơ trỗi lên nỗi âu lo trước cái mong manh của xuân sắc sẽ phai tàn, sự đan xen hai luồng cảm xúc trái ngược là điều thường gặp trong thơ tình Xuân Diệu. Nó dẫn nhà thơ đến những suy tư và quan niệm nhân sinh mang tính triết lý. Thi nhân nhận ra cái quy luật khắc nghiệt của dòng chảy thời gian: “tất cả sẽ qua đi, tất cả sẽ lụi tàn …” Hai tâm trạng trái ngược nhưng dồn nén trong dòng thơ “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”. Về hình thức, đây là một cấu trúc độc đáo bởi nó ngắt thành 2 câu chứa đựng 2 tâm trạng, 2 cảm xúc trái ngược nhau: sung sướng-vội vàng. Nhưng điều mà Xuân Diệu muốn diễn tả là “vội vàng một nửa”. Thường thì con người ở tuổi trung niên mới tiếc tuổi xuân. Ở đây Xuân Diệu đang xuân, đang quá đỗi trẻ trung mà đã nuối tiếc, đã vội càng “Tôi không chờ nắng hạ mới hòai xuân.” Vì sao vậy? Bởi với Xuân Diệu: “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua. Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất”.

Với bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu đã phả vào nền thi ca Việt Nam một trào lưu “Thơ mới”. Mới lạ nhưng táo bạo, độc dáo ở giọng điệu và cách dùng từ, ngắt nhịp, nhất là cách cảm nhận cuọc sống bằng tất cả các giác quan, với một trái tim chan chứa tình yêu. “Vội vàng” đã thể hiện một cảm quan nghệ thuật rất đẹp, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó là lòng yêu con người, yêu cuộc đời. Đó là tình yêu cảnh vật, yêu mùa xuân và tuổi trẻ… Và là ham muốn mãnh liệt muốn nĩu giữ thời gian, muốn tận hưởng vị ngọt ngào của cảnh sắc đất trời “tươi non mơn mởn”. Phải chăng trời đất sinh ra thi sĩ Xuân Diệu trên xứ sở hữu tình này, là để ca hát về tình yêu, để nhảy múa trong những điệu nhạc tình si?! Thơ Xuân Diệu – vội vã với nhịp đập của thời gian.

Cái điệu sống vội vàng, cuống quýt của Xuân Diệu bắt nguồn sâu xa từ ý thức về thời gian, về sự ngắn ngủi của kiếp người, về cái chết như là một kết cục không tránh khỏi mai hậu. Sống là cả một hạnh phúc lớn lao diệu kỳ. Mà sống là phải tận hiến và tận hưởng! Đời người là ngắn ngủi, cần tranh thủ sống. Sống hết mình, sống đã đầy. Thế nên phải chớp lấy từng khoảnh khắc, phải chạy đua với thời gian. Ý thức ấy luôn giục giã, gấp gáp. Bài thơ này được viết ra từ cảm niệm triết học ấy.

Thông thường, yếu tố chính luận đi cùng thơ rất khó nhuần nhuyễn. Nhất là lối thơ nghiêng về cảm xúc rất “ngại” đi cùng chính luận. Ấy thế nhưng nhu cầu phô bày tư tưởng, nhu cầu lập thuyết lại không thể không dùng đến chính luận. Thơ Xuân Diệu hiển nhiên là loại thơ xúc cảm. Nhưng đọc kỹ sẽ thấy rằng thơ Xuân Diệu cũng rất giàu chính luận. Nếu như cảm xúc làm nên cái nội dung hình ảnh, hình tượng sống động như mây trôi, nước chảy trên bề mặt của văn bản thơ, thì dường như yếu tố chính luận lại ẩn mình, lặn xuống bề sâu, làm nên cái tứ của thi phẩm. Cho nên mạch thơ luôn có được vẻ tự nhiên, nhuần nhị. Vội vàng cũng thế. Nó là một dòng cảm xúc dào dạt, bồng bột cuốn theo bao hình ảnh thi ca như gấm như thêu của cảnh sắc trần gian. Nhưng nó cũng là một bản tuyên ngôn bằng thơ, trình bày cả một quan niệm nhân sinh về lẽ sống vội vàng. Có lẽ không phải thơ đang minh họa cho triết học. Mà đó chính là minh triết của một hồn thơ.

Mục đích lập thuyết, dạng thức tuyên ngôn đã quyết định đến bố cục của Vội vàng. Thi phẩm khá dài nhưng tự nó hình thành hai phần khá rõ rệt. Cái cột mốc ranh giới giữa hai phần đặt vào ba chữ “Ta muốn ôm”. Phần trên nghiêng về luận giải cái lí do vì sao cần sống vội vàng. Phần dưới là bộc lộ cái hành động vội vàng ấy. Nói một cách vui vẻ: trên là lý thuyết, dưới là thực hành! Điều rất dễ thấy là thi sĩ chọn cách xưng hô cho từng phần. Ở trên, xưng “tôi”, lập thuyết đối thoại với đồng loại. Ở dưới, xưng “ta”, đối diện với sự sống. Phần luận lí có xu hướng cắt xẻ bài thơ. Nhưng hơi thơ bồng bột, giọng thơ dào dạt, sôi nổi đã xóa mọi cách ngăn, khiến thi phẩm vẫn luôn là một chỉnh thể sống động, tươi tắn và truyền cảm.

Mở đầu bài thơ là một khổ ngũ ngôn thể hiện một ước muốn kì lạ của thi sĩ. Ấy là cái ước muốn quay ngược quy luật tự nhiên – một ước muốn không thể:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió”, thật là những ham muốn kỳ dị, chỉ có ở thi sĩ. Nhưng làm sao cưỡng được quy luật, làm sao có thể vĩnh viễn hóa được những thứ vốn ngắn ngủi mong manh ấy? Cái ham muốn lạ lùng kia đã hé mở cho chúng ta một lòng yêu bồng bột vô bờ đối với cái thế giới thắm sắc đượm hương này.

Thế giới này được Xuân Diệu cảm nhận theo một cách riêng. Nó bày ra như một thiên đường trên mặt đất, như một bữa tiệc lớn của trần gian. Được cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình. Cái thiên đường sắc hương đó hiện ra trong Vội vàng vừa như một mảnh vườn tình ái, vạn vật đương lúc lên hương, vừa như một mâm tiệc với một thực đơn quyến rũ, lại vừa như một người tình đầy đắm say. Xuân Diệu cũng hưởng thụ theo một cách riêng. Ấy là hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình. Yêu thiên nhiên mà thực chất là tình tự với thiên nhiên.

Có ai đó đã nói rằng: “Xuân Diệu say đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim, chất đầy trong tim mây trời thanh sắc”:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si.”

Đó là niềm vui sướng của trái tim thi sĩ trẻ lần đầu tiên phát hiện ra 1 thiên dường trên mặt đất.Nếu thơ xưa, các nhà thơ chỉ sử dung thính giác và thị giác để cảm nhận vẻ đẹp của ngoại giới thì các thi sĩ thời Thơ mới lại huy động tất cả các giác quan từ nhiều góc độ để cảm nhân vẻ đẹp và sự quyến rũ đắm say hồn người của cảnh vật và đất trời lúc xuân sang. Trong đoạn thơ, điệp ngữ “này đây” được sử dụng 5 lần kết hợp với lối kiệt kê khiến nhịp thơ trở nên dồn dập, là một sự chỉ trỏ ngơ ngác, ngạc nhiên, lạ lẫm, như một tiếng reo vui sướng tột cùng để rồi chìm ngập đắm say trước trùng trùng điệp: Của ong bướm tuần tháng “mật” ngọt ngào, nào là hoa của đồng nội xanh “rì”, nào là lá của cành tơ “phơ phất”, của yến anh là khúc tình “si”; thể hiện sự phong phú bất tận của thiên nhiên. Tất cả mọi giác quan của thi sĩ như rung lên, căng ra mà đón nhận tất cả, cảm nhận tất cả. Sự sống ngồn ngột đang phơi bày, thiên nhiên hữu tình xinh đẹp thật đáng yêu như một sự gợi mở hấp dẫn đến lạ kì, một sự mời mọc mà thiên nhiên là những “món ăn” có sẵn. Những vẻ đẹp được liệt kê bằng những tính từ đậm nhạt khác nhau để thể hiện tài năng sử dụng từ ngữ của Xuân Diệu – cảnh vật trong thơ ông đã trở nên cuộn trào sắc màu, cuộn trào sức sống. Sự vật bình thường ở ngoài đời cũng được đặt cho một dáng vẻ rất kiêu, rất hãnh diện, được trực tiếp nhận ánh sáng rực rỡ của lòng yêu cuộc sống từ hồn thơ Xuân Diệu đã trở nên lung linh, đẹp đẽ, là biểu tượng của mùa xuân và tuổi trẻ ở giữa cuộc đời! Thi pháp hiện đại đã chắp cánh cho những cảm giác mới mẻ của Xuân Diệu, giúp nhà thơ diễn tả trạng thái hồn nhiên, bồng bột trước cái sắc xuân trong cảnh vật, trong đất trời và của muôn loài. Cách ngắt nhịp trong đoạn thơ đầy linh hoạt, biến hoá (3/2/3 và 3/5). Đặc biệt là những hình ảnh, những khung cảnh được miêu tả thật cụ thể, in đậm phong cách Xuân Diệu: tuần tháng mật, đồng nội xanh rì … tất cả tràn trề sự sống và thật đắm say!

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hòai xuân.”

Chưa bao giờ trong thơ Việt Nam hình ảnh mặt trời – vầng thái dương lại hiện ra dịu dàng, tình tứ và lãng mạn đến thế. Với Xuân Diệu, mỗi ngày được sống, được nhìn thấy mặt trời, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày vui. Hình ảnh “thần vui hằng gõ cửa” gợi những liên tưởng gần gũi với hình tượng mặt trời trong thần thoại hy lạp xưa. Niềm vui sướng trong tâm hồn nhà thơ dâng tràn khiến ngòi bút của Xuân Diệu thật sự xuất thần và thi sĩ đã sáng tạo nên 1 câu thơ tuyệt bút:”Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Một chữ “ngon” chuyển đổi cảm giác thần tình, một cách so sánh vừa lạ vừa táo bạo. Đây là câu thơ hay nhất, mới nhất cho thấy màu sắc cảm giác và tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt của thi sĩ Xuân Diệu. Nhà thơ đem lại một khái niệm vốn trừu tượng thuộc về thời gian “tháng giêng” so sánh với một hình ảnh vốn cụ thể, mang tính nhục cảm. Nhưng sao câu thơ Xuân Diệu vẫn tinh khôi, vẹn nguyên, trong sáng, lại gần gũi và trẻ trung đến thế. Cái mới trong thơ tình Xuân Diệu là thế! Đó là sư kết hợp hài hoà giữa tâm hồn và thể xác khiến tình yêu thăng hoa. Đang ở đỉnh điểm của hạnh phúc, tâm hồn nhà thơ trỗi lên nỗi âu lo trước cái mong manh của xuân sắc sẽ phai tàn, sự đan xen hai luồng cảm xúc trái ngược là điều thường gặp trong thơ tình Xuân Diệu. Nó dẫn nhà thơ đến những suy tư và quan niệm nhân sinh mang tính triết lý. Thi nhân nhận ra cái quy luật khắc nghiệt của dòng chảy thời gian: “tất cả sẽ qua đi, tất cả sẽ lụi tàn …” Hai tâm trạng trái ngược nhưng dồn nén trong dòng thơ “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”. Về hình thức, đây là một cấu trúc độc đáo bởi nó ngắt thành 2 câu chứa đựng 2 tâm trạng, 2 cảm xúc trái ngược nhau: sung sướng-vội vàng. Nhưng điều mà Xuân Diệu muốn diễn tả là “vội vàng một nửa”. Thường thì con người ở tuổi trung niên mới tiếc tuổi xuân. Ở đây Xuân Diệu đang xuân, đang quá đỗi trẻ trung mà đã nuối tiếc, đã vội càng “Tôi không chờ nắng hạ mới hòai xuân.” Vì sao vậy? Bởi với Xuân Diệu: “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua. Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất”.

Với bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu đã phả vào nền thi ca Việt Nam một trào lưu “Thơ mới”. Mới lạ nhưng táo bạo, độc dáo ở giọng điệu và cách dùng từ, ngắt nhịp, nhất là cách cảm nhận cuọc sống bằng tất cả các giác quan, với một trái tim chan chứa tình yêu. “Vội vàng” đã thể hiện một cảm quan nghệ thuật rất đẹp, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó là lòng yêu con người, yêu cuộc đời. Đó là tình yêu cảnh vật, yêu mùa xuân và tuổi trẻ… Và là ham muốn mãnh liệt muốn nĩu giữ thời gian, muốn tận hưởng vị ngọt ngào của cảnh sắc đất trời “tươi non mơn mởn”. Phải chăng trời đất sinh ra thi sĩ Xuân Diệu trên xứ sở hữu tình này, là để ca hát về tình yêu, để nhảy múa trong những điệu nhạc tình si?! Thơ Xuân Diệu – vội vã với nhịp đập của thời gian.

Chọn tập
Bình luận