a. Tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người sống ở phố huyện nghèo:
– Xót xa trước cảnh đời nghèo đói, tăm tối, không tương lai, không ánh sáng của mẹ con chị Tí, gia đình bác xẩm, bác Siêu…
– Cảm thương cuộc sống đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt nơi phố huyện.
b. Sự phát hiện của Thạch Lam về những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo ở phố huyện:
– Cần cù, chịu thương chịu khó (chị Tí ngày mò cua bắt ốc, tối đến dọn một hàng nước; hai chị em Liên thay mẹ trông coi gian hàng tạp hoá…).
– Giàu lòng thương yêu (Liên cảm thương trước cảnh những đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ…).
c. Sự cảm thông trân trọng của nhà văn trước những ước mơ của người dân nghèo về một cuộc sống tốt đẹp hơn:
– Nhà văn trân trọng những mơ ước, hoài niệm của hai chị em Liên và An: mong được thấy ánh sáng, nhớ về quá khứ tươi đẹp, đoàn tàu như đem đến cho hai chị em “một chút thế giới khác”…
– Nhà văn cũng còn muốn lay động, thức tỉnh những người nghèo ở phố huyện, hướng họ tới một cuộc sống khác phong phú và có ý nghĩa hơn.
Tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo vì đã gợi lên hình ảnh xã hội Việt Nam những năm trước cách mạng tháng 8 – xã hội đang chìm đắm trong cảnh đời nô lệ tối tăm.