I. Tìm hiểu đề
– Kiểu bài: nghị luận về một tư tưởng đạo lí
– Nội dung nghị luận: sự học là vô biên, không chỉ học trong một khoảnh khắc mà cần học cả đời.
– Phạm vi dẫn chứng: thực tế cuộc sống, trong văn học
II. Dàn ý
1. Mở bài:
– Dẫn dắt vấn đề: thực tế, phản chứng
– Nêu vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài:
a) Giải thích:
– Đời sống có hạn: con người đều phải trải qua quá trình bất biến của tự nhiên sinh- lão- bệnh- tử. Không biết cuộc sống đâu là giới hạn nhưng nó hữu hạn
– Sự học thì vô hạn: Kiến thức mỗi người như hạt cát trên sa mạc. Không phải ngày một ngày hai mà ngay cả học cả đời cũng không thu nạp hết tri thức thế gian.
– Ý nghĩa: Cuộc sống con người vốn ngắn ngủi nên chúng ta phải biết trân trọng nó, không ngừng học hỏi để sống sao cho có ý nghĩa, có giá trị.
b) Bình luận:
– Khẳng định tính đúng đắn:
+ Trong khoảng ngắn ngủi của đời người, ta phải luôn tìm cách khiến cuộc sống trở nên có ý nghĩa, có giá trị, không nên để lỡ dù chỉ là một khoảnh khắc.
+ Không chỉ đơn giản là học từ sách vở mà quan trọng hơn là học từ thực tế cuộc sống, làm dày vốn hiểu biết, kinh nghiệm, đồng thời làm phong phú đời sống tâm hồn.
– Bàn luận mở rộng:
+ Không nên hiểu là phải chuyên tâm vào thu nạp kiến thức mà quên mất cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống, phải sống sao cho có ý nghĩa
+ Phê phán những kẻ sống không có ý thức, sống qua ngày, không biết học hỏi tiến bộ
c) Bài học nhận thức và hành động:
– Có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa việc sống và việc học
– Không nên tuyệt đối hóa một trong hai
– Luôn biết học hỏi từ cuộc sống và vận dụng kiến thức học được vào cuộc sống
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề