DÀN Ý
* Bối cảnh lịch sử và thời đại.
Than ôi! Khi tiếng súng giặc Pháp vang rền trên quê hương thì tấm lòng ua nhân dân sáng tỏ đến tận trời. Công lao 10 năm vỡ đất, làm ruộng dù to lớn, nhưng cũng chẳng bằng một trận đánh tây vì nghĩa lớn. Tuy thất bại nhưng danh tiếng vang dội.
– Súng giặc đất rền: khung cảnh bão táp, tàn bạo >< lòng dân trời tỏ: lòng mong muốn hòa bình, quyết tâm chống giặc, bảo vệ tổ quốc.
=> Phác hoạ lại khung cảnh bão táp của thời đại.
– Ý nghĩa của cái chết bất tử: Công lao vỡ ruộng dù lớn nhưng không bằng một trận đánh Tây.
=> Con đường đánh giặc là hành động cao cả, đáng biểu dương.
* Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ.
– Lai lịch và hoàn cảnh sinh sống:
+ Là nông dân hiền lành, quanh năm lo làm ăn vất vả trên đồng ruộng của mình.
+ Nhấn mạnh: họ chỉ quen việc ruộng đồng chứ không quen việc binh đao..
– Nhưng khi đất nước lâm nguy:
+ Thái độ đối với giặc:
Căm ghét, căm thù.
=> Thái độ đó được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu mạnh mẽ mà chân thực (như nhà nông ghét cỏ muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ)
– Nhận thức về tổ quốc:
+ Không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm.
+ Do vậy, họ chiến đấu một cách tự nguyện( mến nghĩa… nào đợi ai đòi ai bắt….)
=> Đây là sự chuyển hoá phi thường.
– Điều kiện và khí thế chiến đấu:
+ Điều kiện: thiếu thốn:
Ngoài cật = Một manh áo vải;
Trong tay = Một ngọn tầm vông, một luỡi dao phay, nồi rơm con cúi
+ Khí thế: mạnh mẽ như vũ bão làm giặc kinh hoàng: đốt, đâm chém., đạp, lướt..
=> Hàng loạt các động từ mạnh được sử dụng: gợi ra khí thế tấn công như thác đổ.
– Hiệu quả: đốt nhà thờ, chém rớt đầu quan hai.
=>Nghệ thuật tả thực kết hợp với trữ tình, phép tượng phản, giàu nhịp điệu, tác giả đã dựng nên tượng đài nghệ thuật về người nông dân – nghĩa sĩ: bình dị mà phi thường.
* Tiếng khóc cho người nghĩa sĩ, cho thời đại đau thương.
Tiếng khóc cho người nghĩa sĩ:
– Tiếng khóc xót thương ở đây là của tác giả, của gia đình thân quyến, của nhân dân Nam bộ, và của cả nước.
=>Do vậy , đó là tiếng khóc có tầm sử thi.
– Cộng hưởng với tình yêu thiên nhiên và con người : cỏ cây, sông, chợ, ngọn đèn, vợ, mẹ…
– Lòng căm hờn quân giặc và triều đình gây nghịch cảnh éo le.
=> Tiếng khóc đau thương mà không bi lụy vì nó tràn đầy niềm tự hào, kính phục và ngợi ca những người đã chiến đấu và hi sinh cho Tổ quốc. Họ chết, nhưng tinh thần và việc làm của họ sống mãi trong lòng người.
Tiếng khóc cho thời đại đau thương:
– Trở lại hiện thực, khóc thương, chia sẻ với gia đình nỗi mất mát: mẹ mất con, vợ mất chồng.
– Ngợi ca tấm lòng vì dân của nghĩa sĩ theo hướng vĩnh viễn hóa: danh thơm đồn sáu tỉnh..
– Đông viên, tin tưởng, quyết tâm đánh giặc.
– Cảm thương nhân dân đang phải khổ đau; thắp nén nhang tưởng nhớ người đã khuất lại chạnh lòng nghĩ đế nước non.
=> Tiếng khóc bi tráng của một thời khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc; bức tượng đài bất tử về những người nghĩa sĩ nông dận Cần Giuộc đã anh dũng hi sinh vì tổ quốc.